Đầu tháng 11, ông V.A (52 tuổi, quê Yên Bái) sốt cao, ho, nôn ói, kiệt sức, đau nhức khắp người và phát ban lấm tấm trên cơ thể. Lúc đó, anh chỉ nghĩ do đi rừng bị dị ứng, nhưng càng lúc lại càng mệt, sốt không thuyên giảm.
Anh được gia đình đưa đến bệnh viện tỉnh điều trị 2 ngày nhưng không đỡ, phải chuyển xuống tuyến trung ương.
Người đàn ông nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, xuất huyết toàn bộ phần cánh tay, lan xuống thắt lưng hai bên, tím tái toàn thân, tiểu cầu thấp. Các bác sĩ nhanh chóng cho truyền máu, truyền tiểu cầu để cấp cứu.
Bác sĩ Bằng kiểm tra sức khoẻ cho người bệnh sốt xuất huyết. (Ảnh: Như Loan)
Theo bác sĩ Phạm Thanh Bằng, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, người bệnh có tiền sử u đại tràng, điều trị tại bệnh viện đến ngày thứ 9 tiểu cầu vẫn rất thấp. Bệnh viện đã truyền dịch, bù các chế phẩm máu song hồng cầu vẫn tụt.
“Bệnh nhân gặp tình trạng xuất huyết trong cơ, gần như không thể can thiệp ngoại khoa. Chưa kể, người bệnh còn bị bội nhiễm”, bác sĩ Bằng nói và thông tin thêm, sau hơn 2 tuần điều trị, sức khoẻ người bệnh không cải thiện, tiên lượng nặng, suy hô hấp, gia đình xin đưa về nhà.
Theo bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, số ca sốt xuất huyết nhập viện bắt đầu từ tháng 4 và đạt đỉnh vào tháng 10, 11. Khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh thì số ca sốt xuất huyết ít dần.
Thông thường, diễn biến của bệnh nhân sốt xuất huyết xảy ra trong vòng 10 ngày. Từ ngày 1 đến ngày 3, nếu bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán sốt xuất huyết, bác sĩ sẽ hướng dẫn theo dõi tại nhà bằng việc đo nhiệt độ, bù nước điện giải, chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Trong trường hợp bệnh nhân sốt li bì, đau đầu, nôn, không ăn uống được, ý thức giảm cần đưa đến cơ sở y tế ngay để kịp thời điều trị.
Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 thường là thời gian bệnh diễn biến nặng, tiểu cầu giảm, mất nước, sốc. Những ngày này, bác sĩ sẽ theo dõi sát bệnh nhân. Nếu tình trạng bệnh nhân ổn định có thể được cho ra viện.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến giữa tháng 10/2023 cả nước ghi nhận 99.639 trường hợp sốt xuất huyết, 27 người tử vong. So với cùng kỳ năm 2022 (240.419/121) số mắc giảm 58,6%, tử vong giảm 94 trường hợp.
Theo các chuyên gia, sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Virus Dengue có 4 typ huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.
Bạn thấy bài viết Tím đen toàn thân, gia đình phải xin đưa về sau 2 tuần điều trị sốt xuất huyết có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Tím đen toàn thân, gia đình phải xin đưa về sau 2 tuần điều trị sốt xuất huyết bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Tím đen toàn thân, gia đình phải xin đưa về sau 2 tuần điều trị sốt xuất huyết của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay