Vi khuẩn ‘ăn thịt người’ Whitmore khiến nữ sinh tử vong nguy hiểm thế nào? Cần làm gì để phòng bệnh?

Bạn đang xem: Vi khuẩn ‘ăn thịt người’ Whitmore khiến nữ sinh tử vong nguy hiểm thế nào? Cần làm gì để phòng bệnh? tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Gia tăng các ca mắc bệnh Whitmore, bệnh có lây từ người sang người?Gia tăng các ca mắc bệnh Whitmore, bệnh có lây từ người sang người?

GiadinhNet – Thời gian gần đây, nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt tại một số tỉnh miền Trung xuất hiện các ca bệnh Whitmore (bệnh vi khuẩn ăn thịt người), trong đó đã ghi nhận các ca tử vong. Không ít người lo lắng liệu loại vi khuẩn này có thể lây từ người sang người hay không?.

Vi khuẩn ‘ăn thịt người’ gây bệnh Whitmore xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây. Gần nhất là trường hợp của nữ bệnh nhân (15 tuổi, ở huyện Quảng Xương, Thanh Hóa), đại diện Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết bệnh nhi này đã qua đời sau khoảng một tháng nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” gây bệnh Whitmore.

Bệnh nhi qua đời vì nhiễm vi khuẩn ‘ăn thịt người’ Whitmore

Vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore khiến nữ sinh tử vong nguy hiểm thế nào? cần làm gì để phòng bệnh? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Được biết, bệnh nhân có tiền sử bị tiểu đường và béo phì. Cuối tháng 8, người bệnh bị đau họng, ho, sốt cao, uống nhiều nước, sụt cân. Tự mua thuốc điều trị tại nhà nhưng không khỏi. Em được người thân đưa đến một phòng khám ở xã khám và được kê thuốc theo toa chữa bệnh tại nhà. 

Ba ngày sau, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa trong tình trạng suy tuần hoàn hô hấp, mạch nhanh, tụt huyết áp, tím tái, hôn mê, nguy kịch.

Sau khi khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận bệnh nhi nhiễm vi khuẩn Brukholderia pseudomallei, còn gọi là vi khuẩn “ăn thịt người”, gây bệnh Whitmore. 

Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực, thở máy, lọc máu, dùng kháng sinh, điều chỉnh đường huyết song sức khỏe không cải thiện. Bệnh nhi qua đời sau 2 tuần điều trị tại bệnh viện.

Theo điều tra dịch tễ, trong 30 ngày qua, bệnh nhân không đi khỏi địa phương, ở cùng gia đình, gồm bố mẹ và anh trai tại xã Tiên Trang. Nguồn nước sinh hoạt của gia đình được lấy từ giếng khoan. Gia đình ở khu nhà khép kín, không chăn nuôi, không làm nông nghiệp. Hiện cơ quan y tế chưa rõ bệnh nhân tiếp xúc như thế nào với môi trường gây bệnh liên quan đến vi khuẩn Whitmore, trên cơ thể bệnh nhân cũng không phát hiện các vết trầy xước da.

Bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore nguy hiểm thế nào?

Vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore khiến nữ sinh tử vong nguy hiểm thế nào? cần làm gì để phòng bệnh? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh của Mỹ, người nhiễm vi khuẩn bệnh Whitmore nếu không được điều trị thì cứ 10 người nhiễm sẽ có 9 người tử vong. Tuy nhiên, khi người bệnh được điều trị đúng kháng sinh thì con số tỷ vong vẫn ở mức 4 người trên 10 người. Tỷ lệ tử vong có thể giảm xuống chỉ còn 2/ 10 người khi bệnh nhân được điều trị trong điều kiện y tế tốt, chăm sóc tích cực, điều trị kịp thời và hiệu quả.

Theo nghiên cứu, thực chất vi khuẩn Whitmore có đến 30 vi khuẩn khác nhau gây bệnh viêm mô hoại tử. Tuy nhiên loại vi khuẩn thường gặp là Vibiro vulnificus trong nước mặn, Aeromonas hydrophila trong nước ngọt, liên cầu nhóm A trên da. Các loại này khiến hoại tử mô mềm trên cơ thể cực nhanh, nếu không được ngăn chặn kịp thời thì tốc độ lan bệnh rất nhanh gây hệ quả phải cắt bỏ hoàn toàn bộ phận bị vi khuẩn xâm nhập để bảo vệ các phần cơ thể khác của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, thủ phạm gây bệnh Whitmore là vi khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei gây viêm nhiễm trùng da, gây áp xe, viêm loét da. Đồng thời gây viêm phổi, nhiễm trùng xương khớp, hệ thần kinh, gan, lách, tuyến tiền liệt, nhiễm trùng huyết cho người bệnh đã nhiễm vi khuẩn. Bệnh nhân có thể được chữa khỏi nhưng tỷ lệ không cao, bệnh dễ tái phát và có thể tử vong nhanh chóng trong vòng 48 tiếng kể từ khi phát hiện bệnh.

Con đường gây bệnh của vi khuẩn Whitmore 

Vi khuẩn Whitmore tấn công vào cơ thể gây viêm, áp xe ở các cơ quan trên cơ thể giống với các căn nguyên gây bệnh truyền nhiễm khác. Loại vi khuẩn này được tìm thấy và xâm nhập vào cơ thể người qua việc chúng ta tiếp xúc trực tiếp với nguồn môi trường như nước, đất, không khí có tồn tại vi khuẩn, đặc biệt là các vùng nước, đất bẩn.

Chúng ta hoàn toàn có thể lây nhiễm bệnh Whitmore thông qua hít thở, uống phải nước nhiễm khuẩn, tiếp xúc với đất nhiễm khuẩn. Đặc biệt là khi có vết trầy xước trên da thì nguy cơ lây nhiễm bệnh càng cao và nhanh tiến triển bệnh hơn.

Bệnh hiếm khi lây nhiễm giữa người và người, chủ yếu truyền từ môi trường vào gây bệnh cho người. Tuy nhiên, khi sử dụng chung kim tiêm hoặc quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh thì bệnh Whitmore có thể lây từ người sang người một cách dễ dàng.

Ngoài ra một số động vật như cừu, dê, ngựa, chó, mèo… cũng là nguồn gây bệnh mà chúng ta cần chú ý.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh Whitmore

Bệnh có các triệu chứng, dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lao phổi, viêm phổi. Đó là lý do người bệnh thường được can thiệp điều trị muộn vì chủ quan và không biết chính xác triệu chứng. Khi nhận thấy các dấu hiệu sau đây, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay để khám và kết luận tình trạng.

Nhiễm trùng tại chỗ, có hiện tượng sưng, đau, sốt, loét, áp xe, ho, đau ngực, sốt cao, đau đầu, chán ăn, biểu hiện gần giống viêm phổi nhiễm trùng huyết với triệu chứng đau đầu, suy hô hấp, chướng bụng, đau khớp, rối loạn ý thức. Sốt, sụt cân nhanh, đau bụng, đau ngực, đau cơ khớp, co giật, đau đầu

Các triệu chứng ngày thường xuất hiện kéo dài từ 2-4 tuần sau khi tiếp xúc với nguồn vi khuẩn gây bệnh, Thời gian ủ bệnh thông thường từ 1- 21 ngày, trung bình là 9 ngày. Tuy nhiên có trường hợp ủ bệnh cả năm với các dấu hiệu lặp đi lặp lại.

Cách phòng bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore

Vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore khiến nữ sinh tử vong nguy hiểm thế nào? cần làm gì để phòng bệnh? - Ảnh 5.

“Vi khuẩn ăn thịt người” Whitmore sống rất lâu trong đất. Ảnh minh họa

– Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.

– Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm, chết.

– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.

– Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.

– Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

– Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch … cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

– Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

Bạn thấy bài viết Vi khuẩn ‘ăn thịt người’ Whitmore khiến nữ sinh tử vong nguy hiểm thế nào? Cần làm gì để phòng bệnh? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Vi khuẩn ‘ăn thịt người’ Whitmore khiến nữ sinh tử vong nguy hiểm thế nào? Cần làm gì để phòng bệnh? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Vi khuẩn ‘ăn thịt người’ Whitmore khiến nữ sinh tử vong nguy hiểm thế nào? Cần làm gì để phòng bệnh? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  12 điều bạn nên làm để giảm nguy cơ ung thư

Viết một bình luận