Áp lực học trường chuyên, nữ sinh cấp 3 ở Hà Nội bị rối loạn lo âu

Bạn đang xem: Áp lực học trường chuyên, nữ sinh cấp 3 ở Hà Nội bị rối loạn lo âu tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

“Nữ sinh này thức thâu đêm để học, không có tư tưởng làm gì khác, thậm chí không thiết tha ăn uống”, Tiến sĩ Ngô Anh Vinh, Phó trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương, chia sẻ, ngày 19/9.

Suốt 9 năm qua, M. luôn là học sinh giỏi, là niềm hy vọng của gia đình, thầy cô. Chia sẻ với bác sĩ, M. cho biết từ khi vào lớp 10 trường chuyên, em luôn cảm thấy có quá nhiều sự cạnh tranh vì các bạn đều là học sinh giỏi, trong khi chương trình học ngày càng khó.

Càng ngày, nữ sinh càng thấy lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ và luôn trong tình trạng ngủ không sâu giấc. Để bố mẹ không phát hiện ra bất thường, M. luôn giấu bố mẹ, cố tỏ ra bình thường. Tuy nhiên, gần đây bố mẹ nhận thấy con gái ngày càng gầy, giảm cân không rõ lý do, ánh mắt đờ đẫn mệt mỏi, nên lo lắng đưa trẻ đi khám.

Tại Khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị rối loạn lo âu liên quan đến áp lực học tập .

Áp lực học trường chuyên, nữ sinh cấp 3 ở Hà Nội bị rối loạn lo âu - Ảnh 1.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong các trẻ đến khám và điều trị vì các biểu hiện lo âu, trầm cảm và căng thẳng, nhiều trẻ được đánh giá ngoan, học tập khá giỏi.

Theo bác sĩ Vinh, áp lực học tập có thể xuất phát do nhà trường, gia đình đặt nặng thành tích cho trẻ. Đôi khi chính do bản thân trẻ vì không muốn thua kém bạn bè, đặt ra những yêu cầu cao hơn so với khả năng của mình.

“Điều này khiến trẻ dễ bị căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi thậm chí trầm cảm”, bác sĩ Vinh cho hay.

Dấu hiệu nhận biết trẻ căng thẳng, áp lực học tập

Theo bác sĩ Vinh, trẻ căng thẳng, áp lực do học tập thường có các dấu hiệu thay đổi về tâm lý như: Căng thẳng, lo lắng, giảm hứng thú trong học tập, cô lập bản thân và không muốn giao tiếp với bạn bè và mọi người. Dần dần trẻ đánh mất niềm vui trong học tập, sợ đi học và không muốn đến trường.

Các biểu hiện cần lưu ý như mệt mỏi, mất ngủ, học kém tập trung, ăn uống kém. Nếu vấn đề này kéo dài có thể dẫn đến các rối loạn về tâm lý như lo âu, trầm cảm,… hoặc các bệnh lý về thể chất như suy nhược cơ thể, sụt cân.

Ở mức độ trầm cảm, lo âu, trẻ thường có hành vi và cảm xúc bất thường, như hay cáu gắt hoặc khóc lóc vô cớ, mệt mỏi, buồn chán, không giao tiếp với mọi người,… Trẻ có biểu hiện mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, chán ăn, bỏ ăn.

Ngoài ra, trẻ hay có các triệu chứng cơ thể như đau bụng, đau đầu, đau ngực, tim đập nhanh, lo lắng quá mức, luôn trong trạng thái căng thẳng, hồi hộp.

Bạn thấy bài viết Áp lực học trường chuyên, nữ sinh cấp 3 ở Hà Nội bị rối loạn lo âu có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Áp lực học trường chuyên, nữ sinh cấp 3 ở Hà Nội bị rối loạn lo âu bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Áp lực học trường chuyên, nữ sinh cấp 3 ở Hà Nội bị rối loạn lo âu của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Người đàn ông ở Phú Thọ nhập viện gấp vì mỡ máu cao gấp 50 lần, bác sĩ khuyến cáo từ bỏ ngay thói quen này

Viết một bình luận