Review Đại Hải Chiến Noryang: Biển Chết – 100 phút hải chiến mãn nhãn và bi tráng

Bạn đang xem: Review Đại Hải Chiến Noryang: Biển Chết – 100 phút hải chiến mãn nhãn và bi tráng tại daihocdaivietsaigon.edu.vn

Đại Hải Chiến Noryang: Biển Chết (Noryang: Deadly Sea) là phần cuối trong bộ 3 phim về thời kỳ chiến tranh Nhật – Triều (1592 – 1598) của đạo diễn Kim Han Min. Đây không những là chiến thắng quan trọng trong lịch sử Hàn Quốc mà còn ảnh hưởng lớn với vận mệnh của 3 quốc gia Đông Bắc Á. 

Lý Thuấn Thần với người Hàn địa vị tương tự Đức Thánh Trần trong lòng người dân Việt nên bộ phim này được kỳ vọng rất lớn không chỉ với khán giả mê điện ảnh mà còn đối với người dân Hàn Quốc. Đây vừa là khởi đầu thuận lợi khi có sẵn sự ủng hộ từ đông đảo công chúng nhưng cũng là áp lực đối với đoàn làm phim.

https://www.youtube.com/watch?v=LXhgn2rsĐại Hải Chiến Noryang: Biển Chết trailer – Lịch chiếu, Mua vé, Review phim

Câu chuyện đồ sộ

Sau 7 năm chiến tranh với vương triều Joseon, quân Oa Quốc (Nhật Bản) rơi vào cảnh sa lầy nên trước khi qua đời Toyotomi Hideyoshi ra lệnh rút quân Nhật về nước. Lãnh chúa Konishi Yukinaga (Lee Moo-saeng) đang bị vây khốn gửi thư đến Lãnh chúa Shimazu Yoshihiro (Baek Yoon-Seok) xin chi viện. Shimazu đem hơn 500 thuyền tiến về vịnh Sachon gần eo biển Noryang (Lộ Lương), Lý Thuấn Thần (Kim Yun Seok thủ vai) cùng đô đốc Trần Lân (Jung Jae Young) và phó đô đốc Đặng Tử Long (Heo Jun Ho) nhà Minh, quyết định tập kích quân Shimazu tại Noryang. 

Đại Hải Chiến Noryang: Biển Chết (Noryang: Deadly Sea) là phần cuối trong bộ 3 phim về thời kỳ chiến tranh Nhật – Triều (1592 – 1598)Đại Hải Chiến Noryang: Biển Chết (Noryang: Deadly Sea) là phần cuối trong bộ 3 phim về thời kỳ chiến tranh Nhật – Triều (1592 – 1598)

Triều đình Joseon muốn ngăn Lý Thuấn Thần tiếp tục đánh vì lo sợ ông nắm quân quyền quá lớn, các tướng lãnh của nhà Minh ban đầu cũng phân vân vì không muốn lao vào một trận chiến vô ích nhưng Lý Thuấn Thần kiên quyết tiến hành trận chiến. Đêm rằm tháng chạp năm 1598, tại vịnh Sachon, liên quân Joseon – Minh đã tập kích hạm đội của Shimazu, đích thân Lý Thuấn Thần đánh trống trợ uy cho liên quân đánh thắng kẻ thù đông đảo.

Đại Hải Chiến Noryang: Biển Chết quy tụ dàn diễn viên rất thực lực của làng điện ảnh xứ HànĐại Hải Chiến Noryang: Biển Chết quy tụ dàn diễn viên rất thực lực của làng điện ảnh xứ Hàn

Dàn diễn viên chất lượng

Đại Hải Chiến Noryang: Biển Chết quy tụ dàn diễn viên rất thực lực của làng điện ảnh xứ Hàn. Hai phần đầu, nhân vật Lý Thuấn Thần được Choi Min Sik và Park Hae Il thủ vai, cả 2 đều nhập vai rất tốt nên áp lực với Kim Yun Seok là rất nặng nề. Trong phần 3, Lý Thuấn Thần đã về già nên Kim Yun Seok thể hiện nét phong trần già dặn lẫn yếu đuối trước cái chết của con trai đều vô cùng thích hợp và đem lại nhiều cảm xúc cho khán giả, màn hóa thân này xứng đáng được xem là điểm sáng nhất của bộ phim. 

Đại Hải Chiến Noryang: Biển Chết quy tụ dàn diễn viên rất thực lực của làng điện ảnh xứ HànĐại Hải Chiến Noryang: Biển Chết quy tụ dàn diễn viên rất thực lực của làng điện ảnh xứ Hàn

Nam diễn viên lão làng Baek Yoon Seok tuy xuất hiện không quá nhiều, chủ yếu ở gần cuối phim, vẫn tạo được ấn tượng sâu sắc khi vào vai lãnh chúa Shimazu Yoshihiro, một danh tướng trong thời chiến quốc và là địch thủ khó nhằn của Lý Thuấn Thần.

Các vai khác của Ảnh Đế Jung Jae Young và diễn viên kì cựu đạt giải “Nam diễn viên phụ xuất sắc tại Rồng Xanh 2021” Heo Jun Ho (vai Trần Lân và Đặng Tử Long) và Lee Moo Saeng (vai lãnh chúa Konishi Yukinaga) tuy chưa phải xuất sắc nhưng người viết cũng nhận xét là tròn vai.

Có thể phần cuối quá tập trung vào các cảnh đại chiến nên phần nào đất diễn của dàn diễn viên không quá nhiều vì thế cũng hạn chế phần nào tài năng diễn xuất của họ.

Bối cảnh được đầu tư và chăm chút kỹ lưỡngBối cảnh được đầu tư và chăm chút kỹ lưỡng

Khung cảnh bi tráng và mãn nhãn

Người viết phải dành lời khen ngợi cho phần thiết kế bối cảnh và chỉ đạo hành động của đạo diễn Kim Han Min trong Đại Hải Chiến Noryang: Biển Chết đã đem được khí thế của trận đại chiến máu lửa lên màn ảnh rộng, nó thật sự đem đến cho người xem nhiều khung cảnh bi tráng và thực sự mãn nhãn. Tuy đôi chỗ kỹ xảo còn khá lộ nhưng với thời lượng lớn cho các cảnh chiến đấu thì khó tránh được sai sót (phần nào cũng do vấn đề kinh phí quá lớn cho xử lý hậu kỳ). 

Như đã nói ở trên, do định hướng kết thúc cho thiên anh hùng ca về danh tướng Lý Thuấn Thần nên đoàn làm phim quá tập trung vào đại cảnh chiến đấu nhằm khắc họa trận thủy chiến lớn cuối cùng trong lịch sử trung đại Hàn Quốc. Điều đó đã dẫn đến phần nào sự qua loa trong xây dựng tình tiết và nội tâm nhân vật.

Đại Hải Chiến Noryang: Biển Chết chú trọng tái hiện các trận đấuĐại Hải Chiến Noryang: Biển Chết chú trọng tái hiện các trận đấu

Việc các chi tiết quá nhiều và lượng nhân vật đông của Đại Hải Chiến Noryang: Biển Chết khiến người nếu chưa xem 2 phần trước (hoặc không nhớ kỹ) rất bối rối khi theo dõi diễn biến phim. Rất nhiều đoạn nếu được chăm chút hơn có thể khiến phim hay hơn, ví dụ những căng thẳng giữa triều đình và Lý Thuấn Thần, hoặc đoạn ông nghe tin người con trai út đã bị sát hại, gặp lại vợ hay đêm trước trận quyết chiến…

Đại Hải Chiến Noryang: Biển Chết đã có rất nhiều cơ hội để đào sâu tâm lý nhân vật nhưng lại bỏ lỡ để dồn thời lượng cho các cảnh chiến đấu. Cuộc đời bi hùng của vị danh tướng kết thúc trong tiếng trống trận vang trên biển thật sự ấn tượng và là trường đoạn rất hay từ các nhà làm phim.

Chăm chút trang phục đến từng nhân vật dù lớn hay nhỏChăm chút trang phục đến từng nhân vật dù lớn hay nhỏ

Phần phục trang và âm thanh ghi điểm mạnh

Phần phục trang cũng rất đáng khen ngợi, các nhà sản xuất có sự nghiên cứu kỹ lưỡng quân phục của nhà Joseon, nhà Minh và Nhật Bản thời Sengoku Jidai nên các nhân vật như bước ra từ những trang sách sử và đều có tính thẩm mỹ rất cao. Từ các tùy tướng đến binh sĩ các nước đều được chăm chút trang phục kỹ càng đem đến một bộ phim xứng tầm bom tấn. 

Phần âm thanh và âm nhạc cũng là điểm cộng lớn, từng âm thanh của binh khí, hay phần âm nhạc hùng hồn vang lên trước và trong trận đấu như kéo người xem hòa vào một cuộc chiến khốc liệt. Đây là 2 phần vô cùng quan trọng đối với các phim cổ trang và phim Đại Hải Chiến Noryang: Biển Chết đã làm rất tốt. Nếu xét trên mặt lịch sử thì phim có nhiều chi tiết ‘quá lố’ và thêm thắt để đẩy tinh thần dân tộc. 

Poster Đại Hải Chiến Noryang: Biển ChếtPoster Đại Hải Chiến Noryang: Biển Chết

Theo chính sử thi trận này khá đơn giản vì Shimazu Yoshihiro chỉ đem theo chủ yếu thuyền chở quân và nhu yếu phẩm để đến đón Konishi Yukinaga chứ không phải kéo cả một hạm đội đầy đủ vũ khí như trên phim. Liên quân cũng tập kích bất ngờ khiến quân Nhật tan rã nhanh chóng chứ không quá kịch tính như trên phim. Nhưng cuối cùng, đây chỉ là phim ảnh và một chút thêm thắt để nâng cao tinh thần yêu nước thì người viết có thể thông cảm được.

Đại Hải Chiến Noryang: Biển Chết thật sự là một phim cổ trang hoành tráng và đáng xem của điện ảnh Hàn. Nếu là một tín đồ điện ảnh và yêu văn hóa – lịch sử thì bạn khó lòng bỏ qua phim này. Từ 19.01.2024, bộ chính đã chính thức có mặt tại các cụm rạp trên toàn quốc. Xem lịch chiếu nhanh nhất và mua vé xem phim dễ dàng cùng Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Bạn thấy bài viết Review Đại Hải Chiến Noryang: Biển Chết – 100 phút hải chiến mãn nhãn và bi tráng có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Review Đại Hải Chiến Noryang: Biển Chết – 100 phút hải chiến mãn nhãn và bi tráng bên dưới để Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Review Đại Hải Chiến Noryang: Biển Chết – 100 phút hải chiến mãn nhãn và bi tráng của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Giải trí

Xem thêm chi tiết về Review Đại Hải Chiến Noryang: Biển Chết - 100 phút hải chiến mãn nhãn và bi tráng
Xem thêm bài viết hay:  Lê Thị Hồng Hạnh nàng hậu cực phẩm của Thái Bình

Viết một bình luận