Phòng đột quỵ hiệu quả trong mùa đông, U50 nhất định phải thực hiện đúng 5 ‘nguyên tắc’ này!

Bạn đang xem: Phòng đột quỵ hiệu quả trong mùa đông, U50 nhất định phải thực hiện đúng 5 ‘nguyên tắc’ này! tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Theo các chuyên gia y tế, trong đời, ai cũng từng trải qua một vài lần xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân, nhất là lúc mệt mỏi hay khi thời tiết thay đổi. 

Trước tuổi 30, bạn đổ cho thức khuya thiếu ngủ, stress đau đầu. Ở tuổi 40, bạn nghĩ cơn choáng nhẹ do ăn kiêng tụt đường huyết, tê chân do đau dây thần kinh tọa mà đến. Song tới một ngày qua tuổi 50, đột quỵ sẽ sớm gõ cửa nếu tiếp tục chủ quan.

Phòng đột quỵ hiệu quả trong mùa đông, U50 nhất định phải thực hiện đúng 5 'nguyên tắc' này! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Thực tế, đột quỵ xuất hiện ở cả người trẻ, nhưng ở người trên 50, sự lão hóa bắt đầu xuất hiện khiến các mạch máu dần trở nên xơ cứng, độ đàn hồi thành mạch giảm khiến mạch máu rất dễ nứt vỡ dưới áp lực cao. Đây là yếu tố thuận lợi để bệnh đột quỵ xuất hiện nhiều hơn.

Bên cạnh đó, hàm lượng nước trong cơ thể ngày càng giảm khiến độ nhớt của máu tăng lên là yếu tố thuận lợi cho cục máu đông hình thành. 

Đặc biệt, khi thời tiết trở lạnh, cơ chế tự điều hòa của tuần hoàn trở nên kém đi, mạch máu co lại đột ngột, huyết áp tăng cao làm đột quỵ rất dễ xảy ra nếu đột nhiên di chuyển ra ngoài trời khi không mặc đủ ấm. Hoặc ngồi dậy đột ngột hay di chuyển qua lại giữa các phòng có sự chênh lệch về nhiệt độ.

Mặt khác, những vấn đề về sức khỏe như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cũng là điều kiện thuận lợi khiến đột quỵ xuất hiện. Ngoài ra, một số thói quen không lành mạnh như: thức khuya, tắm đêm, làm việc căng thẳng, ít vận động, hút thuốc lá… cũng làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trên 50 tuổi khi trời trở lạnh. 

Chính vì vậy, cần có những biện pháp hỗ trợ dự phòng đột quỵ cho những người ngoài 50 khi mùa đông đến. 

5 việc U50 nên làm để phòng ngừa đột quỵ trong mùa lạnh?

Phòng đột quỵ hiệu quả trong mùa đông, U50 nhất định phải thực hiện đúng 5 'nguyên tắc' này! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Giữ ấm cơ thể

Để phòng ngừa đột quỵ vào mùa lạnh, người sau 50 tuổi cần phải giữ ấm cho cơ thể, không nên ra trời lạnh đột ngột. Sau khi tỉnh giấc, nên dành 3-5 phút cho cơ thể quen dần với trạng thái mới và hoàn toàn tỉnh táo trước khi bước ra khỏi giường. Có thể nằm trên giường và thực hiện một vài động tác “khởi động” như duỗi chân, duỗi tay, xoa mặt…

Tập thể dục đúng cách

Thay vì ra ngoài chạy bộ mỗi buổi sáng sớm, tập thể dục trong nhà sẽlà lựa chọn hợp lý. Bạn cũng nên để bản thân tỉnh táo, mặc ấm trước khi rời khỏi giường để tránh bị lạnh đột ngột.

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn giúp cơ thể dẻo dai, kích thích lưu thông khí huyết đều đặn, hỗ trợ giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu. Lưu ý, nên lựa chọn những bài tập phù hợp, không nên tập luyện quá sức.

Uống nhiều nước

Vào mùa đông, thời tiết trở nên hanh khô cũng là nguyên nhân khiến cơ thể dễ mất nước. Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày là biện pháp giúp giảm độ nhớt của máu, hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông. Bên cạnh đó, việc uống nhiều nước cũng đem lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể như tăng cường chuyển hóa, thải độc, giữ ẩm cho da,…

Loại bỏ thói quen xấu

Phòng đột quỵ hiệu quả trong mùa đông, U50 nhất định phải thực hiện đúng 5 'nguyên tắc' này! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Để dự phòng đột quỵ, những thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, ngủ muộn… cần phải được loại bỏ. Bên cạnh đó, thói quen ăn mặn, ăn đồ chiên rán, đồ ngọt cũng cần được giảm bớt, tăng cường rau xanh, hoa quả để hạn chế bớt nguy cơ gặp phải các bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu… qua đó, giảm bớt phần nào nguy cơ đột quỵ.

Kiểm soát tốt bệnh nền

Nhiều người sau 50 tuổi mắc các bệnh nền như mỡ máu cao, tăng huyết áp, sau một thời gian điều trị thấy ổn thì tự ý ngưng dùng thuốc. Điều này không mang lại tác dụng dự phòng các biến chứng có thể xảy ra. Mọi người nên duy trì uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt được mục đích điều trị.

6 dấu hiệu biểu hiện đột quỵ, cần cảnh giác

B (balance): Mất thăng bằng, chóng mặt, choáng váng.

E (eyes): Thị lực kém, mắt mờ.

F (face): Một bên mặt bị rủ xuống, tê cứng, nụ cười lệch một bên, không cân xứng.

A (arms): Yếu, không nâng được một bên tay/chân hoặc nửa người.

S (speech): Nói líu lưỡi, không rõ chữ, khó diễn đạt.

T (time): Nếu có các biểu hiện trên, nên gọi cấp cứu khẩn cấp.

Bạn thấy bài viết Phòng đột quỵ hiệu quả trong mùa đông, U50 nhất định phải thực hiện đúng 5 ‘nguyên tắc’ này! có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Phòng đột quỵ hiệu quả trong mùa đông, U50 nhất định phải thực hiện đúng 5 ‘nguyên tắc’ này! bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Phòng đột quỵ hiệu quả trong mùa đông, U50 nhất định phải thực hiện đúng 5 ‘nguyên tắc’ này! của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Cách ướp sườn nướng ngấm đủ gia vị mà không bị khô

Viết một bình luận