Nhịp tim nhanh hay chậm, trường hợp nào nguy hiểm hơn?

Bạn đang xem: Nhịp tim nhanh hay chậm, trường hợp nào nguy hiểm hơn? tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Thời gian gần đây, chị Thu Hoài, 58 tuổi ở Vĩnh Phúc luôn lo lắng khi thấy nhịp tim của mình lúc nhanh, lúc chậm. “Nhịp tim của tôi có lúc đo được 58 lần/phút, lúc lại vọt lên đến 120 lần/phút. Tôi muốn hỏi nhịp tim nhanh hay chậm, trường hợp nào nguy hiểm hơn?”, chị Hoài băn khoăn.

TS.BS Alain Patrice Lebon, Khoa Tim mạch và Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cho biết, ở trạng thái nghỉ ngơi người khoẻ mạnh có nhịp tim bình thường từ 60 – 100 lần/phút. Nếu tim đập dưới 60 lần/phút được xem là nhịp tim chậm, và trên 100 lần/phút là nhịp tim nhanh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm.

Nhịp tim nhanh hay chậm, trường hợp nào nguy hiểm hơn? - Ảnh 1.

Nếu nhịp tim của bạn lúc nhanh, lúc chậm khi đang nghỉ ngơi, đặc biệt là nếu có các triệu chứng hồi hộp, khó thở, tốt nhất bạn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Ảnh minh hoạ

Để chẩn đoán tình trạng nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim chậm, bác sĩ sẽ phân tích từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, nhu trường hợp của chị Hoài, nếu nhịp tim nhanh nhưng không đi kèm các triệu chứng như hồi hộp, đánh trống ngực, mệt khi gắng sức… hoặc không thấy bất thường trên điện tâm đồ thì không cần điều trị. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân vận động các môn thể thao duy trì nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, bơi lội để từ từ giảm nhịp tim.

Ngược lại nhịp tim chậm không phải do bệnh lý có thể gặp ở người trẻ, vận động viên hoặc người cao tuổi trong trạng thái ngủ sâu.

Theo BS Alain Patrice Lebon, để kết luận được nhịp tim nhanh hay chậm có liên quan đến bệnh lý rối loạn nhịp tim hay không thì người đó phải được đo nhịp tim khi đang nghỉ ngơi hay đang vận động, cùng với việc có đi kèm triệu chứng gì khác hay không?

Nếu nhịp tim của bạn lúc nhanh, lúc chậm khi đang nghỉ ngơi, đặc biệt là nếu có các triệu chứng hồi hộp, khó thở, tốt nhất bạn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác. Dựa trên tiền sử bệnh và triệu chứng hiện tại bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định phù hợp.

G:\BỆNH VIỆN VIỆT PHÁP\5. Ảnh\LAC_0450.jpg

TS.BS Alain Patrice Lebon kiểm tra tình trạng tim mạch cho một bệnh nhân

Xét về độ nguy hiểm, nhịp tim nhanh là nhóm bệnh lý rối loạn nhịp tim nguy hiểm hơn so với nhịp tim chậm. TS.BS Alain Lebon cho biết theo thống kê trên các trường hợp đột tử vì bệnh lý tim mạch nguy hiểm, 8/10 ca tử vong là do nhịp tim nhanh.

Khi tim đập nhanh, tim không đủ thời gian để lấy đủ máu về. Nếu tình trạng tim đập nhanh không được can thiệp sớm và điều trị, bệnh nhân có thể gặp biến chứng như: ngất, suy tim, ngừng tim đột ngột. Trong các trường hợp rối loạn nhịp nhanh như rung thất, ngoại tâm thu thất, bệnh nhân có thể không qua khỏi nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tim đập chậm không dẫn đến nguy cơ đột tử cao nhưng sẽ dần dần đe dọa sức khỏe người bệnh. Bệnh nhân nhịp tim chậm hay bị chóng mặt và ngất xỉu do tim không đẩy được máu và oxy tới não và các cơ quan. Theo thời gian, tình trạng tim đập chậm sẽ dẫn tới suy tim, một số ít trường hợp có thể tử vong.

Nhịp tim nhanh hay chậm, trường hợp nào nguy hiểm hơn? - Ảnh 3.

Theo thời gian, tình trạng tim đập chậm sẽ dẫn tới suy tim, một số ít trường hợp có thể tử vong. Ảnh minh hoạ

Dù là tim đập nhanh hay tim đập chậm, rối loạn nhịp tim là nhóm bệnh lý tim mạch phổ biến và nguy hiểm. Đặc biệt, ở nhiều trường hợp, triệu chứng biểu hiện không rõ ràng, bệnh tiến triển âm thầm. Do đó, khi có các dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám và theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Bạn thấy bài viết Nhịp tim nhanh hay chậm, trường hợp nào nguy hiểm hơn? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Nhịp tim nhanh hay chậm, trường hợp nào nguy hiểm hơn? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Nhịp tim nhanh hay chậm, trường hợp nào nguy hiểm hơn? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Cách làm thạch rau câu ngon giòn bằng nha đam và bắp ngô tuyệt đỉnh

Viết một bình luận