Viêm họng hạt là tình trạng niêm mạc họng bị viêm mạn tính, khiến các mô lympho thành sau họng sưng lên, tạo thành các hạt màu đỏ hoặc hồng ở niêm mạc họng. Kích thước của những hạt này có thể to nhỏ khác nhau, từ bằng đầu đinh ghim đến hạt đậu. Viêm họng hạt xuất hiện ở mọi đối tượng, lứa tuổi, phổ biến ở những người có sức đề kháng yếu, cơ thể suy nhược. Viêm họng hạt được chia thành hai thể là cấp tính và mạn tính.
Viêm họng hạt cấp tính: Thời gian đầu, viêm họng hạt ít gây phiền toái cho người bệnh, dẫn tới chủ quan, bỏ qua hoặc tự mua thuốc điều trị.
Viêm họng hạt mạn tính: Người bệnh bị viêm họng hạt cấp tính không được điều trị đúng cách dẫn tới bệnh kéo dài, khiến việc điều trị khó khăn, dễ tái phát.
Ảnh minh họa
3 nguyên nhân chính gây viêm họng hạt
Theo SKĐS, viêm họng hạt có nhiều nguyên nhân gây ra, muốn điều trị triệt để viêm họng hạt phải tìm đúng nguyên nhân gây bệnh để giải quyết.
Viêm họng hạt do viêm xoang mũi mãn tính
Viêm họng hạt thường là hậu quả bắt nguồn do viêm mũi xoang mạn tính, đặc biệt là viêm xoang sau. Dịch xuất tiết chảy từ các xoang xuống thành sau họng làm cho niêm mạc thành sau họng bị lớp chất nhầy bao phủ, khó hoạt động để thực hiện các chức năng sinh lý là làm sạch, vì vậy vi khuẩn dễ phát triển làm họng viêm thường xuyên – đây là điều kiện để viêm họng tái diễn và từ đó các hạt ở thành sau họng xuất hiện.
Viêm họng hạt do viêm amiđan mạn tính
Viêm amidan cũng thường đi đôi với viêm họng hạt vì viêm amidan thực chất cũng là một dạng viêm họng khu trú ở amidan khẩu cái – cũng là tổ chức lymho ở thành sau họng. Khi bệnh nhân có chỉ định cắt amidan thì đôi khi viêm họng hạt cũng xuất hiện, thậm chí nặng hơn do các tổ chức lympho thành sau họng phát triển để bù đắp lại phần đã bị cắt bỏ.
Viêm họng hạt do hội chứng trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày – thực quản cũng là một trong những nguyên nhân được nghiên cứu để điều trị viêm họng hạt. Sự xuất hiện thường xuyên của dịch dạ dày làm pH của vùng họng giảm, niêm mạc họng trước đây hoạt động trong môi trường kiềm nhẹ nay lại phải hoạt động trong môi trường acid – là môi trường thích hợp cho các loại vi khuẩn gây bệnh hoạt động.
Tỷ lệ viêm họng hạt ở những người suy gan, rối loạn dạ dày ruột, rối loạn nội tiết cao gấp 3 – 4 lần những người khác. Điều này đặc biệt rõ nét ở bệnh tiểu đường (họng đỏ và khô), tạng khớp (niêm mạc họng đỏ quá phát), trĩ mũi: niêm mạc họng teo, nhẵn khô và có vảy thối.
6 việc nên làm để phòng bệnh viêm họng hạt
– Điều trị dứt điểm viêm họng và các bệnh lý vùng mũi – xoang, hô hấp, đường tiêu hóa trên, tránh để bệnh kéo dài dai dẳng dẫn đến viêm họng hạt. Những người có hệ miễn dịch kém nên tiêm vaccine để phòng nguy cơ lây nhiễm bệnh đường hô hấp.
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách, thường xuyên súc miệng với nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn.
– Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý; luyện tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe.
– Bỏ thuốc lá, tránh rượu bia, chất kích thích và các loại đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
– Giữ ấm cổ và cơ thể, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh.
– Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với hóa chất và khói bụi. Nếu thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, cần sử dụng đồ bảo hộ lao động đúng cách để bảo vệ sức khỏe.
4 bài thuốc chữa viêm họng hạt bằng mật ong
Ảnh minh họa
Sử dụng mật ong nguyên chất
Cách chữa viêm họng hạt bằng mật ong nguyên chất đó là sử dụng 2 – 3 thìa mật ong pha cùng với ly nước ấm, uống vào mỗi buổi sáng giúp làm dịu cổ họng.
Chanh đào và mật ong
Chanh đào là loại quả chứa nhiều vitamin C, khi kết hợp với mật ong sẽ cho tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt cho bệnh nhân bị viêm họng hạt. Cách thực hiện mật ong – chanh đào như sau: Rửa sạch chanh đào rồi thái lát mỏng, cho vào một lọ thủy tinh sạch và khô sau đó đổ mật ong vào ngập phần chanh đào, đậy kín nắp, để yên 20 ngày rồi sử dụng mỗi ngày 2 – 3 lần.
Gừng và mật ong
Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, tính ấm, có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt vì vậy thường được kết hợp với mật ong để chữa viêm họng hạt: rửa sạch gừng, thái từng lát mỏng, cho vào 1 lọ thủy tinh sạch, đổ mật ong vào lọ rồi ngâm trong vài giờ, dùng uống mỗi ngày 2 – 3 lần.
Trứng gà và mật ong
Vị mặn và tính lạnh của trứng gà rất tốt cho các bệnh lý cổ họng, để chữa viêm họng hạt hãy đập 1 quả trứng gà vào bát, sau đó thêm 4 – 5 thìa mật ong, 2 thìa ăn cơm nước cốt chanh vào khuấy đều, ủ 2 ngày rồi sử dụng nhanh trong 3 – 4 ngày. Uống bài thuốc này có thể giúp cho các triệu chứng viêm họng hạt thuyên giảm.
Lưu ý: nếu đã áp dụng các bài thuốc chữa viêm họng hạt bằng mật ong trong 5 – 7 ngày mà bệnh không thuyên giảm, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị tích cực hơn.
Bạn thấy bài viết Người bị viêm họng hạt cần làm gì để nhanh khỏi? Đây là 4 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả bằng mật ong có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Người bị viêm họng hạt cần làm gì để nhanh khỏi? Đây là 4 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả bằng mật ong bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Người bị viêm họng hạt cần làm gì để nhanh khỏi? Đây là 4 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả bằng mật ong của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay