Tại thị trường game di động nhập vai ở châu Âu và Hoa Kỳ, tình hình phức tạp hơn mặc dù một số nhà sản xuất địa đã đạt được kết quả nhất định.
So với các nhà sản xuất Trung Quốc, các team phát triển game ở châu Âu và Mỹ đang chiếm lĩnh ở thị trường phương Tây. Trong đó, nổi lên là hãng game Kabam, chú trọng làm game theo hướng TeamRPG. Trò chơi King Arthur: Legends Rise được tạo bởi Kabam, cụ thể là từ một đội làm game SLG kỳ cựu. Hãng sử dụng engine UE5 để thiết kế trò chơi này, bắt đầu thử nghiệm quy mô nhỏ trong tháng 9.
Kabam thực sự rất mạnh trong các game hard-core, đặc biệt là SLG và TeamRPG. Nhiều người chơi biết đến tựa game Kingdom of Kamite bên cạnh sản phẩm sử dụng UE5 nói trên. Vào năm 2014, Kabam đã ra mắt trò chơi di động về Marvel thuộc thể loại RPG có tên là Marvel Contest of Champions. Theo dữ liệu của bên thứ ba, doanh thu tích lũy của trò chơi này cho đến nay đã vượt 15 tỷ nhân dân tệ. Tháng trước, trò chơi vẫn kiếm về trên 100 triệu nhân dân tệ.
Nhờ sự thành công của trò chơi này, Netmarble của Hàn Quốc đã mua lại Kabam Vancouver Studio, nhóm phát triển của Marvel Contest of Champions, sau đó tuyển dụng một số nhân viên từ trụ sở chính của Kabam ở San Francisco và nhóm dịch vụ khách hàng của studio Austin. Có thể nói, việc Kabam tham gia sâu vào lĩnh vực game RPG trước đây đã tích lũy được kinh nghiệm đáng kể trong thể loại TeamRPG. Là một hãng sản xuất game đến từ khu vực Âu Mỹ nên việc lựa chọn chủ đề, phát triển thể loại để cho ra đời King Arthur: Legends Rise mới nhất cho thấy nhãn quan về làm game RPG của hãng này.
Bên cạnh thể loại, điều đáng chú ý là công cụ đồ hoạ game góp phần thúc đẩy trò chơi RPG phương Tây đi lên mạnh mẽ. Nền tảng engine UE5 mang đến hiệu suất nghệ thuật tốt, dễ dàng tạo ra các mô hình nhân vật 3D theo các khung cảnh của trò chơi theo phong cách hiện thực. Ở mức độ chi tiết, chuyển động của nhân vật và hiệu ứng tương tác được xử lý khá tự nhiên không chỉ trên nền tảng di động mà còn trên PC và thậm chí cả các nền tảng khác.
Về cốt truyện, bối cảnh câu chuyện của trò chơi RPG tại Âu Mỹ về cơ bản dựa trên các huyền thoại, truyền thuyết nổi tiếng bởi khu vực này được biết đến với nền tảng triết học, tôn giáo từ cái nôi của văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại. Trò chơi di động SLG của FunPlus King of Avalon là ví dụ điển hình. Game đã đạt được thành công lớn ở nhiều thị trường.
Nhiều chuyên gia chỉ ra, game TeamRPG có một số lượng lớn nhân vật thuộc các chức ngiệp khác nhau và mỗi class có hệ thống kỹ năng và hệ thống trang bị tương ứng riêng. Về mặt chiến đấu, trò chơi được giới hạn ở 4 người và mỗi nhân vật đó có một thanh năng lượng ở một mức độ nhất định. Nhánh mới của RPG còn bổ sung thêm nội dung khám phá thế giới rộng lớn, người chơi có thể tương tác với nhiều thứ trên bản đồ, chẳng hạn như sử dụng hoả lực để làm nổ tung những ngọn núi khổng lồ trong bối cảnh.
Nói đến game RPG trong giai đoạn này, người ta nhắc nhiều đến Kabam với nhiều sản phẩm đình đám về TeamRPG. Trong hai năm qua, công ty game này đã cố gắng tích hợp lối chơi hoặc xây dựng thêm nhiều hoạt động trong game nhằm đổi mới nội dung, làm cho sản phẩm hấp dẫn game thủ hơn cũng là góp phần đổi mới dòng RPG vốn chiếm ưu thế hiện nay.
Bạn thấy bài viết Game RPG hiện phát triển ra sao ở thị trường Âu Mỹ? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Game RPG hiện phát triển ra sao ở thị trường Âu Mỹ? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Game RPG hiện phát triển ra sao ở thị trường Âu Mỹ? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Game