Chế độ ăn cho người bị tăng acid uric máu

Bạn đang xem: Chế độ ăn cho người bị tăng acid uric máu tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Bình thường lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7,0mg/dl (420 micromol/l) và được giữ ở mức độ hằng định do sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải chất này.

Bất kỳ nguyên nhân nào làm mất cân bằng hai quá trình tổng hợp và đào thải này, chẳng hạn tăng tổng hợp acid uric hoặc giảm thải trừ acid uric đều làm tăng acid uric trong máu. Được coi là tăng acid uric máu khi lượng acid uric trong máu ở nam là trên 7,0mg/dl (hay trên 420 micromol/l), ở nữ trên 6,0mg/dl (360 micromol/l).

Chế độ ăn cho người bị tăng acid uric máu- Ảnh 1.

Sự gia tăng dần dần nồng độ acid uric trong máu trong cơ thể có liên quan đến chế độ ăn không khoa học.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bị tăng acid uric máu

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với người bị tăng acid uric máu. Việc tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý giúp kiểm soát nồng độ acid uric trong máu, giảm nguy cơ các đợt tấn công gout cấp tính và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Hạn chế lượng purin nạp vào cơ thể: Purin là hợp chất khi được chuyển hóa sẽ tạo thành acid uric. Một số loại thực phẩm có hàm lượng purin cao như: nội tạng động vật, thịt đỏ , hải sản, các loại đậu, măng tây,… Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này có thể giúp giảm lượng purin trong cơ thể, từ đó góp phần kiểm soát nồng độ acid uric máu.

Giảm cân : Thừa cân béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tăng acid uric máu. Việc giảm cân hợp lý góp phần giúp hạ thấp nồng độ acid uric trong máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout .

Giảm lượng fructose : Fructose là loại đường có nhiều trong trái cây, nước ngọt, nước ép trái cây đóng hộp,… Fructose có thể làm tăng sản xuất acid uric trong cơ thể. Do đó, người bị tăng acid uric máu nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu fructose.

Uống nhiều nước: Nước giúp đào thải acid uric ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít) cũng giúp kiểm soát nồng độ acid uric máu.

Bổ sung chất xơ : Chất xơ có khả năng giúp giảm nồng độ acid uric trong máu. Các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người bị tăng acid uric máu bao gồm: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…

2. Vitamin bổ sung cho người bị tăng acid uric máu

Một số chất bổ sung nhất định cho người bị tăng acid uric máu có thể giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh gout, ngăn ngừa các đợt bùng phát, những người mắc bệnh gout có nhiều khả năng bị thiếu cả vitamin D và vitamin B12 . Mức độ thấp của những chất này và các chất dinh dưỡng khác có thể là do lựa chọn chế độ ăn uống hoặc do tình trạng sức khỏe thường liên quan đến bệnh gout.

Dầu cá: Là nguồn cung cấp acid béo omega-3 , là chất béo không bão hòa đa thiết yếu, rất quan trọng đối với nhiều khía cạnh khác nhau của sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ bổ sung dầu cá không cho thấy làm giảm các đợt bùng phát bệnh gout nhưng có lợi khi tiêu thụ thực phẩm có chứa acid béo omega-3, chẳng hạn như cá béo, hạt lanh, quả óc chó, một số loại dầu thực vật.

Acid folic : Một chế độ ăn giàu acid folic (vitamin B) có thể làm giảm nồng độ acid uric và ngăn ngừa bệnh gout. Tuy nhiên, nghiên cứu về tác dụng trực tiếp của acid folic đối với bệnh gút còn hạn chế. Folate và acid folic có trong hầu hết các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau bina, các loại đậu, ngũ cốc, bơ.

Vitamin C: Do đặc tính chống oxy hóa, vitamin C (có trong ớt chuông, cam quýt, bông cải xanh, dâu tây và nhiều thực phẩm khác) đã được nghiên cứu như một lựa chọn điều trị tiềm năng cho bệnh gout.

Vitamin D: Vitamin D từ thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung có lợi cho việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh gout. Vitamin D được tìm thấy trong các thực phẩm như sữa, một số loại cá, nấm và thực phẩm tăng cường.

Vitamin B12: Vitamin B12 thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Vitamin B12 được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực phẩm tăng cường.

3. Vitamin cần tránh khi bị tăng acid uric máu

Một số vitamin và chất dinh dưỡng khác có thể làm bệnh gout nặng hơn.

Niacin: Niacin còn được gọi là vitamin B3, được tìm thấy trong thực phẩm và chất bổ sung. Vitamin này có thể làm tăng nồng độ acid uric và làm bệnh gout nặng hơn.

Acid nicotinic: Acid nicotinic, một dẫn xuất của niacin, cũng được cho là có thể làm tăng nồng độ acid uric và thậm chí gây ra bệnh gout.

Vitamin A : Mặc dù bằng chứng không chắc chắn nhưng người ta cho rằng vitamin A cũng ảnh hưởng tới việc tăng nồng độ acid uric hoặc làm cho các triệu chứng bệnh gout trở nên tồi tệ hơn.

4. Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị tăng acid uric máu

Thực phẩm nên ăn

Chế độ ăn cho người bị tăng acid uric máu- Ảnh 3.

Các thực phẩm giúp kiểm soát tình trạng tăng acid uric máu.

Rau: Việc tiêu thụ các loại rau giàu purine như ớt chuông xanh, măng tây, rau bina, súp lơ không ảnh hưởng đến nồng độ acid uric hoặc làm tăng nguy cơ bị bệnh gout tấn công. Ngoài ra, ăn rau giúp đạt được và duy trì cân nặng hợp lý, khỏe mạnh. cung cấp cho cơ thể những vitamin, khoáng chất quan trọng.

Tỏi và hành tây: Là thành viên của họ allium, có chứa chất quercetin chống oxy hóa. Theo Tổ chức Viêm khớp, allium cũng chứa diallyl disulfide, có thể làm giảm các enzym gây tổn thương sụn. Chúng cũng tạo thêm hương vị cho các món ăn, khiến chúng dễ dàng đưa vào chế độ ăn kiêng.

Các sản phẩm từ sữa: Protein trong các sản phẩm từ sữa giúp giảm nồng độ acid uric một cách tự nhiên. Chọn các sản phẩm ít béo như sữa tách béo hoặc sữa chua ít béo cũng sẽ giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và đậu lăng: Protein từ thực vật sẽ giúp duy trì chế độ ăn uống cân bằng trong khi kiểm soát tình trạng.

Trái cây họ cam quýt: Chọn các loại trái cây có hàm lượng fructose thấp hơn như bưởi, cam hoặc dứa vì loại đường tự nhiên này có thể làm tăng nồng độ acid uric.

Quả anh đào (Cherry): Quả anh đào, nước ép anh đào chua 100% làm giảm nồng độ acid uric trong huyết thanh và góp phần làm giảm nguy cơ bùng phát ở bệnh nhân gout.

Cà phê: Uống một lượng cà phê vừa phải dường như không làm tăng nồng độ acid uric mà còn làm giảm nguy cơ phát triển bệnh gout.

Trà xanh: Một thành phần của trà xanh là epigallocatechin-3-gallate giúp giảm viêm.

Bơ: Bơ có hàm lượng purin thấp tự nhiên, chứa chất béo không bão hòa đơn và vitamin E. Những thành phần này có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa có thể giúp giảm đau, giảm viêm. Chế độ ăn nhiều hợp chất này cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ tổn thương khớp.

Cá có dầu: Các loại cá có dầu hoặc béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích… như một phần trong chế độ ăn uống thông thường, các acid béo có trong những loại cá này cũng giúp giảm viêm tổng thể.

Thực phẩm cần tránh

Chế độ ăn cho người bị tăng acid uric máu- Ảnh 4.

Người bị tăng acid uric máu cần tránh các loại thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng, hải sản, bia, rượu, các loại đồ uống có đường…

Thịt đỏ và nội tạng: Thịt đỏ có hàm lượng purin cao hơn thịt trắng. Tiêu thụ nhiều thịt đỏ (như thịt bò, thịt nai); các loại nội tạng (gan, lưỡi, bầu dục) làm tăng nguy cơ tái phát các cơn gout.

Động vật có vỏ: Một số loại động vật có hàm lượng purin cao hơn và nên hạn chế như tôm, hàu, cua…

Bia rượu: Hầu hết đồ uống có cồn không được khuyên dùng trong chế độ ăn người bị tăng acid uric máu hay bệnh gout. Bia, rượu làm chậm quá trình bài tiết acid uric. Tuy nhiên, uống một chút rượu vang không liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh gout cao hơn.

Thực phẩm và đồ uống có đường: Nên tránh thực phẩm và đồ uống có chứa fructose – đặc biệt là những loại có chứa xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao. Giữ mức acid uric ở mức thấp hơn bằng cách hạn chế hoặc tránh tiêu thụ nước ngọt và đồ uống có đường khác, trái cây đóng hộp hoặc nước ép trái cây, các sản phẩm có lượng đường cao như, bánh rán, bánh ngọt, kẹo và một số loại ngũ cốc ăn sáng.

Carbs tinh chế: Carbs được tiêu hóa và hấp thụ nhanh chóng dễ làm tăng lượng đường trong máu, do đó có thể làm tăng nồng độ acid uric. Tránh xa các loại carbs tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng, bánh quy, bánh ngọt. Mặc dù mật ong là chất làm ngọt tự nhiên nhưng nó lại chứa nhiều đường fructose. Khi cơ thể phân hủy fructose, nó sẽ giải phóng purin.

Ngoài ra, người bị tăng acid uric máu cũng cần lưu ý:

  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
  • Bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý và kết hợp với việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bị  tăng khả năng kiểm soát tốt bệnh gout và nâng cao chất lượng cuộc sống.

BS. Vũ Hoàng

Bạn thấy bài viết Chế độ ăn cho người bị tăng acid uric máu có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Chế độ ăn cho người bị tăng acid uric máu bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Chế độ ăn cho người bị tăng acid uric máu của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Cây ngải cứu chữa bệnh gì? Lưu ý sử dụng ngải cứu chữa bệnh hiệu quả

Viết một bình luận