Biện pháp điều trị triệu chứng tiền mãn kinh

Bạn đang xem: Biện pháp điều trị triệu chứng tiền mãn kinh tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Khi nào cần điều trị triệu chứng tiền mãn kinh ?

Nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng ở thời kỳ tiền mãn kinh là do nồng độ estrogen và progesterone không ổn định. Buồng trứng bắt đầu suy giảm chức năng, dần dần ngưng tiết hai loại hormone này. Từ đó gây ra sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ khiến quá trình rụng trứng diễn ra không đều và gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Tất cả phụ nữ đều phải trải qua giai đoạn này. Với các trường hợp có triệu chứng nhẹ nhàng, thì sau vài tháng các triệu chứng sẽ qua đi mà không cần điều trị. Chỉ những trường hợp có triệu trứng bốc hỏa, khô âm đạo, đổ mồ hôi nhiều, mất ngủ, tăng cân, nám sạm da, thay đổi tâm trạng nặng nề, giảm ham muốn tình dục, loãng xương… một cách trầm trọng và kéo dài vài năm trở lên làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày thì cần điều trị các triệu chứng…

Biện pháp điều trị triệu chứng tiền mãn kinh- Ảnh 1.

Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh do bị thiếu hụt các hormone.

Cách dùng thuốc điều trị triệu chứng tiền mãn kinh

Các liệu pháp có thể sử dụng điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh bao gồm: Thuốc giúp bổ sung canxi , vitamin D để dự phòng loãng xương; thực phẩm bổ sung thành phần phytoestrogen; thuốc chống trầm cảm (trường hợp bệnh nhân bị trầm cảm); các thuốc có chứa hormone.

Thuốc bổ sung canxi, vitamin D

Phần lớn phụ nữ tiền mãn kinh phải đối mặt với nguy cơ cao bị loãng xương do thiếu hụt estrogen hoặc do quá trình hủy xương của cơ thể xảy ra nhanh hơn so với quá trình tái tạo. Do đó phụ nữ tuổi tiền mãn kinh cần bổ sung canxi, vitamin D.

Lượng canxi khuyến nghị giai đoạn tiền mãn kinh là 1.000mg canxi, sau mãn kinh là 1.200mg canxi mỗi ngày. Hàm lượng này bao gồm tổng cộng lượng canxi từ chế độ ăn uống và các loại thuốc/thực phẩm bổ sung.

Lưu ý: Không nên tiêu thụ quá 2.000mg canxi mỗi ngày.

Lượng vitamin D hằng ngày được khuyến nghị là 15mcg đối với phụ nữ tiền mãn kinh; phụ nữ sau khi mãn kinh là 20mcg.

Nếu bổ sung hàm lượng vitamin D thấp hơn sẽ không cho hiệu quả, trong khi liều cao vitamin D là tiềm ẩn khả năng gây độc, đặc biệt là nếu sử dụng vitamin D trong thời gian dài.

Thực phẩm bổ sung phytoestrogen

Phytoestrogen có cấu trúc tương tự hormone estrogen, có trong nhiều loại thực vật, bao gồm đậu hũ, đậu nành và hạt lanh. Do đó mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe, đặc biệt đối với nữ giới tuổi tiền mãn kinh.

Phytoestrogen có thể hỗ trợ khắc phục tình trạng ngực chảy xệ, âm đạo giãn rộng, trao đổi chất kém… Đối với phụ nữ tiền mãn kinh, phytoestrogen giúp giảm cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, mất ngủ kéo dài, ngăn ngừa loãng xương, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, có lợi cho sức khỏe tim mạch…

Thuốc có chứa hormone

Liệu pháp thay thế hormone (gồm 2 loại hormone là estrogen và progesterone) được dùng để làm giảm các triệu chứng mãn kinh, tiền mãn kinh. Estrogen là phương pháp điều trị hiệu quả giúp làm giảm các cơn bốc hỏa và các triệu chứng mãn kinh, tiền mãn kinh khác. Tuy nhiên một số trường hợp phụ nữ sau không thể bổ sung estrogen:

  • Người có tiền sử ung thư vú, bệnh mạch vành.
  • Phụ nữ có một biến cố về huyết khối tĩnh mạch trước đó hoặc đột quỵ.
  • Người có bệnh gan đang hoạt động.
  • Có tình trạng chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân.
  • Nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung hoặc thiếu máu cục bộ thoáng qua.

Thuốc chống trầm cảm

Các thuốc paroxetine, venlafaxine, desvenlafaxine, citalopram… là những thuốc được dùng để điều trị trầm cảm. Tuy nhiên các thuốc này cũng được sử dụng trong điều trị cơn bốc hỏa tiền mãn kinh, mặc dù không hiệu quả như estrogen.

Trường hợp không dùng được liệu pháp hormone, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống trầm cảm để điều trị.

Biện pháp điều trị triệu chứng tiền mãn kinh- Ảnh 3.

Bổ sung canxi và vitamin D để ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị triệu chứng tiền mãn kinh

Các thuốc điều trị triệu chứng tiền mãn kinh có thể mang lại hiệu quả nhưng cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Trước khi uống thuốc, chị em cần được khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa. Bởi việc uống thuốc phải phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như bệnh mắc kèm theo và các nguy cơ khác…

Tùy trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ có hướng dẫn riêng nhằm cải thiện các triệu chứng khó chịu giai đoạn tiền mãn kinh một cách hiệu quả và an toàn.

Đặc biệt với việc bổ sung estrogen cần hết sức chú ý. Nếu tự ý dùng estrogen, đặc biệt là đường uống, chị em có thể đối mặt với các yếu tố: Tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim; đột quỵ; xuất hiện huyết khối tĩnh mạch; quá sản niêm mạc tử cung; nguy cơ mắc ung thư vú… Do đó chị em chỉ dùng thuốc khi có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài dùng thuốc, thực phẩm bổ sung, phụ nữ giai đoạn này cần tích cực hơn trong luyện tập thể lực. Hoạt động thể chất giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, ngăn tăng cân, cải thiện giấc ngủ, giúp xương chắc khỏe và cải thiện tình trạng tâm lý uể oải. Nên tập thể dục từ 30 phút trở lên mỗi ngày. Trường hợp không tập thể dục có thể lựa chọn phương pháp yoga, thiền… cũng hữu ích trong thời kỳ tiền mãn kinh.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ăn giảm chất béo, giàu chất xơ từ trái cây, rau và ngũ cốc. Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu hoặc cà phê.

BS. Hoàng Thị Cúc

Bạn thấy bài viết Biện pháp điều trị triệu chứng tiền mãn kinh có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Biện pháp điều trị triệu chứng tiền mãn kinh bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Biện pháp điều trị triệu chứng tiền mãn kinh của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  3 Cách cắt mái bay đơn giản, đẹp nhất 2023 tại nhà

Viết một bình luận