Thanh niên 29 tuổi nhập viện gấp vì đường huyết tăng cao do ăn hoa quả theo cách này

Bạn đang xem: Thanh niên 29 tuổi nhập viện gấp vì đường huyết tăng cao do ăn hoa quả theo cách này tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Mới 29 tuổi nhưng nặng hơn 100kg, nam thanh niên họ Trương (Trung Quốc) lên mạng tìm cách giảm cân. Do sống một mình, lại lười nấu nướng nên anh đã chọn phương pháp ăn kiêng bằng trái cây phổ biến trên mạng với suy nghĩ “một mũi tên trúng 2 đích”, vừa giảm cân lại vừa không phải vào bếp.

Trong hơn một tháng, món ăn duy nhất của anh Trương là trái cây, tin rằng ăn trái cây như một bữa ăn: “Hai quả chuối có thể bằng một bữa ăn, dưa hấu vừa có thể giải khát, vừa bổ sung năng lượng”. 

Thanh niên 29 tuổi nhập viện gấp vì đường huyết tăng cao do ăn hoa quả theo cách này - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, gần đây anh luôn cảm thấy chóng mặt, khô miệng và buồn nôn. Vào buổi sáng đang ở công ty, anh bất ngờ ngất xỉu nên được đồng nghiệp đưa tới viện cấp cứu.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện lượng đường trong máu của Trương đạt 50,78mol/l, gấp 10 lần người bình thường nên đã nhanh chóng cho thở oxy, theo dõi điện tâm đồ, bơm insulin liều thấp vào tĩnh mạch liên tục để kiểm soát lượng đường trong máu, đồng thời bổ sung bù nước để duy trì cân bằng nước, điện giải và tư vấn tâm lý để đảm bảo cơ thể anh dần ổn định trở lại.

Sau nhiều ngày được điều trị, lượng đường trong máu của anh Trương dần trở lại bình thường, thể lực và trạng thái tinh thần của anh cũng được cải thiện đáng kể.

Bác sĩ cho biết, việc thay thế toàn bộ bữa ăn bằng trái cây là rất nguy hiểm và không thể được duy trì trong thời gian dài. Ngoài ra, việc ăn trái cây khi đói không chỉ làm tăng đường huyết mà còn là nguyên nhân gây kích ứng đường tiêu hóa, thậm chí làm tăng chứng ợ chua, trào ngược axit, dạ dày, đau nhức và các vấn đề khác. 

3 loại trái cây ăn nhiều làm tăng đường huyết

Trái cây chứa nhiều đường

Dưa hấu, nho, xoài, anh đào, chuối… có hàm lượng đường cao. Người bệnh tiểu đường vẫn có thể thưởng thức chúng mà không cần thiết phải loại khỏi chế độ ăn. Bởi một số tuy nhiều đường nhưng cũng là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ quan trọng.

Các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe, trong khi chất xơ hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Điều quan trọng cần nắm là lượng đường trong mỗi quả và ăn lượng phù hợp.

Để an toàn, người bệnh nên ăn một khẩu phần trái cây mỗi ngày và kết hợp thực phẩm giàu protein hoặc chất béo khác có thể có lợi. 

Thanh niên 29 tuổi nhập viện gấp vì đường huyết tăng cao do ăn hoa quả theo cách này - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Trái cây chứa nhiều carbohydrate

Carbohydrate là chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng, cần thiết cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, lượng carbohydrate nạp vào có tác động đáng kể đến chỉ số đường huyết.

Hàm lượng carb trong 100 g nho đỏ, chuối, táo xoài, dứa lần lượt là 20,2 g, 20,1 g, 15,6 g, 15 g, 13,1 g. Mặc dù chúng có hàm lượng carbohydrate cao nhưng lại rất giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. Người muốn hạn chế carbohydrate nên chú ý đến khẩu phần trái cây để đảm bảo không vượt quá lượng tiêu thụ.

Trái cây sấy khô

Các loại trái cây sấy khô phổ biến chứa hàm lượng đường cao gồm mơ, dứa, nho khô, chà là… Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA), ăn trái cây sấy khô với khẩu phần nhỏ, trái cây sấy không đường hoặc dùng cùng với các thực phẩm như các loại hạt có thể giúp ích.

3 cách ăn trái cây tốt nhất cho sức khỏe

Ăn hỗn hợp trái cây

Khi ăn trái cây, không nên ăn riêng lẻ từng loại, nên bao gồm 2 đến 3 loại trái cây theo mùa để đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng của cơ thể, giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Bên cạnh đó, nên ăn ít nhất 2-3 loại trái cây có màu sắc khác nhau hàng ngày để tăng cường miễn dịch và sức khỏe tổng thể.

Ăn trái cây thay vì ép

Nước ép trái cây hoặc sinh tố có mùi vị và màu sắc hấp dẫn. Tuy nhiên, uống nước trái cây và sinh tốt không tốt cho sức khỏe như ăn trái cây. Vì quá trình ép trái cây sẽ làm giảm hàm lượng chất xơ và thêm đường sữa. Điều này làm lượng đường trong máu tăng cao, dễ tăng cân.

Ăn trái cây kèm protein

Một số loại trái cây có lượng đường khá cao, khiến lượng đường trong máu tăng cao sau khi ăn. Vì vậy, có thể ăn trái cây với một số thực phẩm giàu protein, chất béo lành mạnh để làm giảm chỉ số đường huyết. Có thể ăn một ít hạt giàu protein như hạnh nhân, hạt chia, hạt lanh, sữa chua, yến mạch cùng trái cây.

Bạn thấy bài viết Thanh niên 29 tuổi nhập viện gấp vì đường huyết tăng cao do ăn hoa quả theo cách này có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Thanh niên 29 tuổi nhập viện gấp vì đường huyết tăng cao do ăn hoa quả theo cách này bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Thanh niên 29 tuổi nhập viện gấp vì đường huyết tăng cao do ăn hoa quả theo cách này của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Vẽ tranh ước mơ của em làm bác sĩ đề tài hot nhất

Viết một bình luận