Ăn xong món khoái khẩu ‘vạn người mê’, 3 người nhập viện, 1 người tử vong nghi do sốc nhiễm khuẩn liên cầu lợn

Bạn đang xem: Ăn xong món khoái khẩu ‘vạn người mê’, 3 người nhập viện, 1 người tử vong nghi do sốc nhiễm khuẩn liên cầu lợn tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Theo thông tin ban đầu, ngày 8/10, ông B.Q.H. (66 tuổi), trú xã Thụy Dân mua tiết lợn của một cơ sở giết mổ trên địa bàn xã Thụy Dân (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) để đánh tiết canh ăn trưa. Sau khi đánh tiết canh xong, ông mời bà B.T.Nh. (69 tuổi – chị gái ông H.) sang nhà ăn tiết canh cùng gia đình.

Đến chiều cùng ngày, 4 người cùng ăn tiết canh có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Sau đó, có 3 người phải nhập viện điều trị, 1 trường hợp theo dõi, điều trị tại nhà.

Ăn xong món khoái khẩu 'vạn người mê', 3 người nhập viện, 1 người tử vong nghi do sốc nhiễm khuẩn liên cầu lợn - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trong 3 người cấp cứu tại viện, có bà Bùi Thị Nh. (sinh năm 1954) tử vong vào ngày 9/10 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình với chẩn đoán ban đầu là do sốc nhiễm khuẩn nghi do liên cầu lợn. Hai trường hợp còn lại đang điều trị tại Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

Trung tâm Y tế huyện Thái Thụy cho biết, hiện tình hình sức khỏe của 2 bệnh nhân còn lại đã dần ổn định. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã lấy mẫu bệnh phẩm của người bệnh để xét nghiệm và đang chờ kết quả.

Sau khi xảy ra vụ việc, Trung tâm Y tế huyện Thái Thụy đã chỉ đạo Trạm Y tế xã Thụy Dân tham mưu địa phương tiến hành phun khử khuẩn khu vực giết mổ lợn và nhà bệnh nhân.

Đồng thời, yêu cầu cơ sở giết mổ tại xã Thụy Dân tạm thời dừng hoạt động; yêu cầu các cơ sở giết mổ khác không bán tiết sống để làm tiết canh, các quán ăn trên địa bàn không bán tiết canh và các món ăn từ thịt tái, sống.

Bệnh liên cầu lợn là bệnh gì?

Ăn xong món khoái khẩu 'vạn người mê', 3 người nhập viện, 1 người tử vong nghi do sốc nhiễm khuẩn liên cầu lợn - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Bệnh liên cầu lợn là một bệnh do vi khuẩn liên cầu lợn (Streptococcus suis) gây ra. Có thể nhiễm liên cầu lợn nếu tiếp xúc với lợn bị bệnh mang vi khuẩn liên cầu lợn hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh: máu, thịt, lòng… 

Đến nay, trên thế giới đã ghi nhận khoảng 490 trường hợp bệnh liên cầu lợn ở người, trong đó tỷ lệ tử vong là 17,5%. Ở Việt Nam, bệnh liên cầu lợn mới được biết đến từ năm 2003.

Vì sao người bị nhiễm liên cầu lợn?

Ở lợn, vi khuẩn liên cầu lợn thường cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là ở mũi, đường tiêu hóa và sinh dục của lợn.

Nhiễm liên cầu lợn ít gặp ở người, tuy nhiên, người có nguy cơ lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với lợn bị bệnh liên cầu lợn hoặc mang vi khuẩn liên cầu lợn hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh liên cầu lợn (máu, thịt, lòng…) hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu lợn bị bệnh liên cầu lợn…

Nguồn truyền nhiễm là lợn nhà, có thể cả lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim, ngoài ra vật trung gian truyền bệnh có thể là ruồi, gián, chuột.

Nguy hiểm nhất là khi lợn bị bệnh liên cầu lợn thì vi khuẩn liên cầu lợn biến đổi và tăng độc tính mới lây nhiễm cho người. Tuy vậy, cho đến nay chưa thấy có sự lây truyền bệnh từ người sang người. Phương thức lây truyền của vi khuẩn liên cầu lợn có thể lây truyền qua người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh nhưng nấu không chín.

Ăn xong món khoái khẩu 'vạn người mê', 3 người nhập viện, 1 người tử vong nghi do sốc nhiễm khuẩn liên cầu lợn - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Dấu hiệu nhận biết người bị nhiễm liên cầu lợn ở người

– Thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ từ vài giờ đến 3 ngày, người bệnh thường có sốt cao, đau đầu, ù tai, xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau như xuất huyết dưới da từng mảng, đôi khi gây hoại tử, xuất huyết tiêu hóa.

– Trong bệnh liên cầu lợn hay gặp là nhiễm khuẩn huyết (vi khuẩn liên cầu lợn vào máu, nhân lên nhanh chóng và đồng thời tiết ra nhiều độc tố). Khi nhiễm khuẩn huyết, ngoài các triệu chứng trên, người bệnh có thể bị nhiễm độc tố rất nặng, biểu hiện như tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, trụy tim mạch, suy hô hấp và có thể tử vong nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

– Một số trường hợp xuất hiện nhiễm độc đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa (đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có máu). Người bệnh cũng có thể bị viêm màng não do vi khuẩn liên cầu lợn như sốt cao, co giật, nôn vọt, sợ ánh sáng… Nếu phát hiện sớm có thể cứu chữa được, nếu không thì có thể gây phù não, hôn mê và tử vong.

Cách phòng tránh bệnh liên cầu 

– Không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín như nem chua, nem chạo… 

– Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh

– Không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

– Cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, người chế biến thịt lợn cần thường xuyên rửa tay với xà phòng.

– Nếu lợn bị bệnh thì không được giết mổ mà cần tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy trình đã quy định.  

Bạn thấy bài viết Ăn xong món khoái khẩu ‘vạn người mê’, 3 người nhập viện, 1 người tử vong nghi do sốc nhiễm khuẩn liên cầu lợn có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Ăn xong món khoái khẩu ‘vạn người mê’, 3 người nhập viện, 1 người tử vong nghi do sốc nhiễm khuẩn liên cầu lợn bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Ăn xong món khoái khẩu ‘vạn người mê’, 3 người nhập viện, 1 người tử vong nghi do sốc nhiễm khuẩn liên cầu lợn của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Bột sắn dây kỵ với gì? Khi ăn bột sắn dây cần tránh ngây nguy hiểm sức khoẻ

Viết một bình luận