9 cách chữa ho khi thời tiết thay đổi đơn giản mà hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian

Bạn đang xem: 9 cách chữa ho khi thời tiết thay đổi đơn giản mà hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Thơi tiết thay đổi thất thường cùng với tình trạng ô nhiễm môi trường dẫn đến số người mắc bệnh về đường hô hấp gia tăng. Trong đó, biểu hiện phổ biến nhất là ho.

Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi tiếp xúc với một chất kích thích, đây cũng là cơ chế tự bảo vệ của phổi chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, dị vật đường hô hấp. 

9 cách chữa ho khi thời tiết thay đổi đơn giản mà hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Để điều trị những cơn ho thông thường, chúng ta có thể tìm đến những bài thuốc dân gian với nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm… nhưng mang lại hiệu quả cao và quan trọng là giảm số lần phải dùng thuốc.

Theo các chuyên gia y tế, những bài thuốc dân gian chữa ho sẽ hiệu quả hơn khi bệnh vừa mới phát, vi khuẩn còn “thường trú” vùng hầu họng. Còn những trường hợp ho, cảm lâu ngày, vi khuẩn đã “di cư” xuống phế quản, phổi (nghe tiếng ho có âm vang, sau cơn ho đau rát, có hoặc không kèm sốt) nên đi khám bệnh để dùng thuốc phù hợp.

9 cách chữa ho đơn giản bằng món ăn bài thuốc dân gian

Lá húng chanh trị ho đờm

Cách làm lá húng chanh chữa ho rất đơn giản. Các mẹ chỉ cần hái một nắm lá húng chanh, rửa sạch, mang thái nhỏ. Sau đó, cho vào chén, thêm một ít đường phèn hoặc mật ong mang đi hấp cách thủy hoặc cho vào nồi cơm điện hấp. Để nguội rồi cho trẻ uống, mỗi ngày 2 lần.

Lá húng chanh có vị hơi chua, the cay, dễ trồng. Lá húng chanh có tác dụng trị đờm, lợi phế, thông cổ.

Cây xương sông giúp tiêu đờm, khản tiếng

Dùng lá xương sông non kết hợp với lá hẹ, rửa sạch, thái nhỏ, cho thêm ít đường, hấp cách thủy và trẻ uống nhiều lần trong ngày. Cây xương sông ngoài tác dụng trị cảm sốt thì còn có công dụng tiêu đờm, trị khản tiếng, viêm thanh quản.

Quất xanh chữa ho nhiễm lạnh

9 cách chữa ho khi thời tiết thay đổi đơn giản mà hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Lấy 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Đối với hạt của quất xanh các mẹ không nên bỏ đi vì nó có tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên khi cho trẻ uống có thể cho thêm ít đường.

Gừng trị ho khan

Bài thuốc trị ho từ gừng tốt cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Để trị những cơn ho khan, ho có đờm, ho do thời tiết… các mẹ nên rửa sạch gừng, nướng nguyên vỏ cho gừng cháy xém. Sau đó lột sạch vỏ, giã nhuyễn và ép cho ra nước, cho thêm một ít mật ong, nước gừng để uống, còn bã gừng dùng để ngậm sẽ dịu bớt cơn ho.

Mật ong và tỏi

Cách làm: Giã dập một vài nhánh tỏi, cho vào chiếc bát thêm chút mật ong hấp cách thủy. Đến khi hỗn hợp hấp được khoảng 20 phút thì lấy ra, để ấm và mỗi ngày cho người bệnh uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa mật ong.

Lá hẹ và đường phèn 

Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn. Tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa. Cách này được các mẹ hay dùng vì khá đơn giản và hiệu quả.

Tía tô 

Lấy 1 nắm lá tía tô, hoa khế, hoa đu đủ đực, đường phèn. Cho tất cả nguyên liệu đã rửa sạch vào bát sứ có ít nước lọc, đun cách thủy bằng lửa than, để sôi nhỏ lửa càng lâu càng tốt. Để nguội hoặc cho vào chai thủy tinh dùng dần. Tía tô tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, không độc, trị ho rất tốt.

Quả phật thủ

Quả Phật thủ ngâm với nước muối, rửa sạch vỏ bên ngoài, gọt thành từng miếng mỏng từ vỏ vào đến hết ruột rồi trộn với mạch nha, cho vào hấp cách thủy (hoặc hấp nồi cơm) từ 30 đến 45 phút. Lấy ra để nguội cho vào tủ lạnh dùng dần. 

Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy ra 10ml vào chén con rồi ngâm vào bát nước nóng cho ấm lên rồi uống. Có thể pha thêm vào một chút nước lọc để làm thành thuốc chữa ho sẽ dễ uống hơn.

Quả la hán

Quả la hán có công năng nhuận phế, lợi hầu, hóa đàm chỉ khát, nhuận tràng thông tiện. Do đó được sử dụng để trị ho phế nhiệt và đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết (trị đàm hỏa ho, ho gà, huyết táo)… Cụ thể được sử dụng trong viêm long đường hô hấp trên như hầu họng, viêm amidan… Ngoài ra, nước uống quả la hán còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào của cơ thể.

6 lưu ý cần thiết khi dùng thuốc nam để trị ho

9 cách chữa ho khi thời tiết thay đổi đơn giản mà hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

– Cần chọn những rau quả trị họ còn tươi mới, không dập nát, héo úa và đặc biệt là không bị  phun hóa chất.

– Các bài thuốc dân gian đa phần là có tác dụng chậm. Vì vậy cẩn duy trì sử dụng đều đặn trong một thời gian nhất định để thấy được tác dụng.

– Cần kết hợp sử dụng thuốc nam trị ho với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để hết ho nhanh chóng và dứt điểm.

– Không dùng các bài thuốc trên để trị ho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa.

– Phần lớn các cây thuốc nam đều lành tính nhưng có thể gây dị ứng ở một số người. Vì vậy, bạn cần thử dị ứng trước khi sử dụng thường xuyên và ngừng dùng thuốc ngay nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường.

– Trị ho bằng thuốc nam thường có tác dụng đối với những cơn ho mới phát. Các trường hợp nặng hơn cần được thăm khám tại các cơ sở y tế để có phương pháp điều trị thích hợp.

Bạn thấy bài viết 9 cách chữa ho khi thời tiết thay đổi đơn giản mà hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về 9 cách chữa ho khi thời tiết thay đổi đơn giản mà hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: 9 cách chữa ho khi thời tiết thay đổi đơn giản mà hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Đậu nành kỵ gì nhất? Ai không nên sử dụng đậu nành? (ngonaz)

Viết một bình luận