5 tác dụng phụ khi dùng quá nhiều nghệ

Bạn đang xem: 5 tác dụng phụ khi dùng quá nhiều nghệ tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Nghệ là một loại gia vị châu Á có nguồn gốc từ cây nghệ Curcuma longa , một phần của họ gừng Zingiberaceae , chứa curcumin, một sắc tố tự nhiên tạo nên màu vàng cho nghệ.

Cả nghệ và curcumin đều được cho là có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều tình trạng viêm, bao gồm viêm xương khớp (OA), dị ứng theo mùa và nhiễm trùng đường hô hấp (phổi). Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nghệ có thể giúp cải thiện các tình trạng sức khỏe như trầm cảm, tăng lipid máu (mỡ trong máu cao) và bệnh Alzheimer.

Có thể dùng nghệ như một loại gia vị hoặc trà và dùng như một chất bổ sung. Tuy nhiên, có một số tác dụng phụ và rủi ro liên quan đến việc bổ sung nghệ, bao gồm rối loạn tiêu hóa (GI), làm loãng máu và bệnh gan.

1.Rối loạn tiêu hóa khi dùng quá nhiều nghệ

Tác dụng phụ phổ biến nhất do nghệ gây ra liên quan đến rối loạn dạ dày hoặc hệ tiêu hóa, đặc biệt phổ biến khi dùng liều nghệ cao hơn. Nguyên nhân do đường tiêu hóa hấp thụ nghệ kém, biểu hiện với các triệu chứng:

  • Chướng bụng.
  • Táo bón.
  • Khó tiêu .
  • Tiêu chảy.
  • Đầy hơi (khí).
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Trào ngược axit (khi axit dạ dày chảy vào cổ họng hoặc ngực) hoặc ợ nóng.
  • Phân vàng.

Dùng nghệ cùng với thức ăn có thể giúp hạn chế số lượng tác dụng phụ liên quan đến đường tiêu hóa.

Nghệ tươi và uống nghệ tươi có tác dụng gì? - Blog Tiệm Phố Núi

Việc bổ sung nghệ có một số tác dụng phụ và rủi ro liên quan đến rối loạn tiêu hóa, làm loãng máu và bệnh gan.

2. Phát ban da

Các sản phẩm bôi ngoài da (bôi trực tiếp lên da) có chứa nghệ hoặc curcumin đã được chứng minh là có thể gây phát ban da trong một số trường hợp, thậm chí bị phát ban sau khi thoa nghệ lên da hoặc da đầu.

Trường hợp bị phát ban sau khi sử dụng sản phẩm nghệ, hãy ngừng sử dụng sản phẩm ngay lập tức và đi khám, hoặc trao đổi với bác sĩ.

3. Tăng nguy cơ chảy máu

Nghệ có đặc tính làm loãng máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông . Những người mắc chứng rối loạn chảy máu (bệnh máu khó đông), nên thận trọng khi sử dụng nghệ và thực phẩm bổ sung nghệ trong chế độ ăn uống hoặc cân nhắc tránh sử dụng chúng.

Những người dùng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung có thể làm loãng máu, chẳng hạn như warfarin (Coumadin), aspirin, clopidogrel (Plavix) và bạch quả … nên tránh dùng nghệ.

Tác dụng phụ chảy máu có thể bao gồm dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường (chảy máu mũi, chảy máu nướu răng) và có máu trong phân hoặc nước tiểu. Đối với người bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc có ảnh hưởng đến máu, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng thực phẩm bổ sung nghệ.

4. Giảm lượng đường trong máu

Nghệ có thể làm giảm lượng đường trong máu, đặc biệt là ở những người có tiền sử đái tháo đường type 2. Tác dụng này của nghệ có thể hữu ích với một số người, nhưng lại nguy hiểm với những người đang phải kiểm soát đường máu hoặc những người đang dùng thuốc có tác dụng hạ đường huyết.

Đối với những người đang dùng thuốc để kiểm soát đường huyết như insulin, thuốc trị đái tháo đường… tác dụng hạ đường huyết của nghệ có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp.

Các dấu hiệu và triệu chứng của lượng đường trong máu thấp bao gồm nhịp tim nhanh, bồn chồn, đau đầu và thay đổi trạng thái tinh thần.

Gan có thể tự tái sinh khi bị tổn thương hay không? | Tin tức Online

Tổn thương gan có thể xảy ra với liều cao curcumin, hoặc từ 250 -1.800 mg mỗi ngày.

5. Tổn thương gan khi dùng quá nhiều nghệ

Tác dụng phụ nghiêm trọng nhất được báo cáo đối với nghệ là tổn thương gan. Trong các nghiên cứu cho thấy, tổn thương gan có thể xảy ra với liều cao curcumin, hoặc từ 250 -1.800 mg mỗi ngày.

Ví dụ về tổn thương gan bao gồm viêm gan, ứ mật và tổn thương tế bào gan. Các triệu chứng phổ biến của tổn thương gan bao gồm vàng da (màu vàng ở lòng trắng mắt và da), đau bụng, buồn nôn và nước tiểu sẫm màu.

Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy ngừng dùng nghệ và đi khám ngay lập tức. Việc ngừng dùng thực phẩm bổ sung nghệ sẽ giúp giải quyết bất kỳ tổn thương gan nào gây ra. Tuy nhiên, nếu tổn thương nghiêm trọng, có thể cần phải điều trị bổ sung.

Dùng bao nhiêu nghệ là quá nhiều?

Nghệ với liều lượng lên đến 3g mỗi ngày đã được nghiên cứu và được coi là an toàn trong tối đa ba tháng. Các sản phẩm có tới 8g curcumin được coi là an toàn để sử dụng hàng ngày trong tối đa hai tháng.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nghệ được coi là an toàn ở liều lượng từ 4.000 – 8.000 mg mỗi ngày. Điều này bao gồm lượng gia vị nghệ được thêm vào thực phẩm cũng như các chất bổ sung nghệ. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định liều lượng nghệ hiệu quả và an toàn nhất.

Người ta vẫn chưa biết liệu nghệ có an toàn cho người đang mang thai hoặc cho con bú hay không. Tốt nhất là tránh dùng dạng thực phẩm bổ sung nghệ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hoặc hãy trao đổi với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn trước.

DS. Phương Thu

Bạn thấy bài viết 5 tác dụng phụ khi dùng quá nhiều nghệ có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về 5 tác dụng phụ khi dùng quá nhiều nghệ bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: 5 tác dụng phụ khi dùng quá nhiều nghệ của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Cách làm lòng bò nhúng mẻ chua ngon tuyệt đỉnh quây quần mùa lạnh

Viết một bình luận