5 cách gói bánh tét thơm ngon, đẹp mắt tại nhà đặc sản Nam Bộ và Trung Bộ

5 cách gói bánh tét thơm ngon, đẹp mắt tại nhà đặc sản Nam Bộ và Trung Bộ
Bạn đang xem: 5 cách gói bánh tét thơm ngon, đẹp mắt tại nhà đặc sản Nam Bộ và Trung Bộ tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Bánh Tét là món ăn truyền thống không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về của người dân Nam Bộ và Trung Bộ. Tuy nhiên, khá nhiều bạn mới học gói chưa biết cách làm. Do đó, Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn hôm nay sẽ hướng dẫn cách gói bánh tét thơm ngon, đẹp mắt bằng lá chuối và lá dong sẽ giúp bạn mang không khí mùa xuân vào bữa ăn.

Thay vì phải đặt mua những đòn bánh tét bên ngoài không đảm bảo vệ sinh, bạn có thể tự tay gói bánh tét tại nhà để có thể tận hưởng trọn vẹn hương vị của món ăn truyền thống. Dưới đây là 5 cách gói bánh tét mà các bạn có thể tham khảo.

Ý nghĩa của bánh Tét trong ngày Tết

Bánh tét (hay còn được gọi là bánh đòn) là món ăn truyền thống không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về của người dân Nam Bộ và Trung Bộ. Theo nhiều tài liệu ghi lại, tên gọi “bánh tét” xuất phát từ cách đọc trại theo tính chất vùng miền của từ “bánh Tết”. Khi thuyết minh về cách làm bánh tét, có không ít người đã cho rằng, “tét” là hành động cắt bánh thành từng khoanh nhỏ trước khi ăn.

Khám phá ý nghĩa của bánh Tét trong ngày Tết
Khám phá ý nghĩa của bánh Tét trong ngày Tết

Bánh tét được bọc bên ngoài bởi các lớp lá chuối (hoặc lá dong) tượng trưng cho hình ảnh người mẹ ôm lấy con thể hiện mong muốn sum vầy của người Việt ta. Theo quan niệm của ông bà, phần nhân thịt, đậu xanh của bánh tét mang ý nghĩa cầu mong sự ấm no, sung túc trong năm tới.

Cách gói bánh tét bằng lá chuối

Cách gói bánh tét bằng lá chuối
Cách gói bánh tét bằng lá chuối

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 400g nếp cái hoa vàng
  • 200g đậu xanh đã cà vỏ
  • 200g thịt ba chỉ
  • 1 bó lạt tre
  • 3 tấm lá chuối dài khoảng 60cm
  • Gia vị: muối, tiêu, hạt nêm

Các bước gói bánh tét bằng lá chuối

Bước 1: Sơ chế nếp

Nếp vo sạch và ngâm với nước trong vòng 8 tiếng. Sau đó, vớt ra để thật ráo, trộn đều cùng với 4g muối.

Bước 2: Sơ chế đậu xanh

Vo sạch đậu xanh, ngâm trong nước khoảng 4 tiếng, vớt ra để ráo, xóc thật đều cùng 4g muối.

Bước 3: Xử lý lạt tre

Ngâm lạt tre trong 8 tiếng, sau đó xé lạt thành từng sợi có chiều ngang khoảng 0.5cm.

Bước 4: Xử lý lá chuối

Lá chuối sau khi mua về rửa sạch, lau khô, tướt bỏ phần sống lá. Bắc nồi nước lên bếp, cho vào một chút  muối, đun sôi rồi cho lá chuối vào chần sơ qua.

Bước 5: Cách ướp mỡ gói bánh tét

Thịt rửa thật sạch, cắt thành từng miếng dài, có chiều ngang khoảng 2cm, để ráo. Sau đó mang thịt ướp với các gia vị: 4g hạt nêm, 1g tiêu trong vòng 30 phút cho thấm gia vị.

Bước 6: Gói bánh tét

Xếp 3 miếng lá chuối so le với nhai.

Tiếp đó đó, đổ 200g nếp lên miếng lá chuối trên cùng, dàn nếp dài ra bằng với chiều ngang của lá. Tiến hành đổ 100g đậu xanh vào giữa, cho thêm 1 miếng thịt, rồi đến 100g đậu xanh và cuối cùng là 200g nếp còn lại.

Sau đó, túm hai đầu của lá chuối trên cùng lại rồi gấp mép. Tiếp theo, các bạn cầm 2 miếng lá chuối ở dưới cuộn chặt gói nếp trên lại. Cuộn cho đến khi hết lá.

Gấp 1 đầu lại, chống xuống, gấp phần lá còn dư sao cho thật chặt, lật ngược lại và tiếp tục gấp lá chuối dư ở đầu bên kia (như hình).

Bạn dùng 2 sợi dây lạt buộc theo chiều dọc để cố định 2 đầu. Sau đó buộc quanh đòn bánh khoảng 5 sợi lạt nữa.

Bước 7: Luộc bánh tét

Xếp lá chuối còn dư xuống đáy nồi, xếp bánh vào nồi, đổ nước ngập, đậy nắp và đun sôi liên tục trong vòng 8 tiếng. Trong quá trình đun nếu nước cạn, các bạn tiếp tục châm nước.

Cách gói bánh tét bằng lá dong đơn giản

Hướng dẫn cách gói bánh tét bằng lá dong đơn giản
Hướng dẫn cách gói bánh tét bằng lá dong đơn giản

Nguyên liệu chuẩn bị gói bánh

  • 2 ký nếp ngon Lá dong (khổ lớn, lá tốt, không bị rách nhiều)
  • Dây lạt
  • 700 g đậu xanh
  • 800g thịt ba rọi
  • Hành tím, tiêu, muối (Bột ngọt)
  • Nước lá rau ngót giã nhuyễn, hoặc nước lá dứa

Các bước gói bánh tét bằng lá dong

Bước 1: Sơ chế đậu

Vo sạch đậu rồi ngâm với nước ấm trong khoảng 4 tiếng để đậu nở mềm (hoặc cho vào nồi hấp với lửa nhỏ). Sau đó vớt đậu ra, phi thơm cùng với hành tây và một ít dầu hoặc mỡ, nêm nếm lại gia vị: muối, tiêu, đường, bột ngọt, tắt bếp rồi cho ra bát to.

Bước 2: Sơ chế thịt

Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt thành từng khoanh dài từ 3-4 cm cho ngấm gia vị, hành khô thái nhỏ, để 30 phút cho thịt ngấm đều các gia vị.

Bước 3: Ngâm gạo

Gạo nếp vo sạch, ngâm vài giờ cho gạo nở phồng. Sau đó ướp gạo nếp cùng với một ít muối, thêm nước cốt dừa/ nước lá dứa vào rồi khuấy đều để nếp có màu xanh tự nhiên.

Bước 4: Chuẩn bị lá gói bánh

Ngâm lạt vào nước ấm để lạt mềm và dễ gói hơn. Lá được rửa kỹ và lau khô hoàn toàn. Rửa bánh càng sạch càng tốt. Trước khi gói, người gói bánh cẩn thận dùng dao sắc cắt lá dọc theo mặt dưới của lá dong để lá không bị cứng, ráo nước. Nếu giòn quá, các bạn có thể hấp chín.

Bước 5: Gói bánh

Xếp 3 lá dong thành hàng xen nhau. Tùy theo lá lớn hay nhỏ thì xếp theo khổ của nó. Xếp 3 lá dọc nằm xen kẽ vào nhau, xếp cho lớp lá lớn nằm ở giữa. Sau đó xúc gạo nếp đổ vào giữa lá. Dàn đều nếp ra theo chiều dài lá rồi cho đậu xanh, nhân thịt vào giữa ( có thể thêm lòng đỏ trứng muối).

Nắm một mép lá (theo chiều dài) dựng lên, xúc nếp đổ thêm vào đòn bánh. Sau đó nắm hết 2 mép lá gấp lại, cuộn tròn. Cuộn chặt tay, cột sơ bằng sợi lạt ở giữa bánh.

Bẻ 1 đầu lá cụp lại, dựng đòn bánh lên, dựng đòn bánh sao cho nếp dồn lại căng cứng, gấp đầu lá xuống, bẻ lá cho kín.  Đặt đòn bánh xuống, lăn bánh cho tròn, vỗ bánh cho chắc, cột dây cách đều nhau, xiết bánh chặt.

Bước 6: Nấu bánh

Lót lá thừa xuống đáy nồi, cho bánh đã gói vào nồi, đổ nước ngập hết bánh và nấu liên tục với lửa lớn trong khoảng 8 tiếng. Khi nước đã gần cạn, các bạn có thể thêm cho đầy nồi. Nước nhiều hay ít tùy theo số lượng bánh.

Bánh tét là một trong những món ăn không thể thiếu vào ngày Tết. Nguyên liệu để làm bánh tét cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần bạn nắm được cách gói bánh tét là có thể tạo ra một chiếc bánh đẹp và đẹp mắt.

Tham khảo: Cách luộc bánh chưng bằng nồi cơm điện tiện lợi mà đơn giản

Cách gói bánh tét miền Tây

Cách gói bánh tét miền Tây
Cách gói bánh tét miền Tây

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1kg nếp
  • 100g đậu đen
  • 20 trái chuối sứ
  • 1 lon nước cốt dừa 400ml
  • Gia vị: đường, muối
  • 1 bó dây chuối
  • Lá chuối

Các bước gói bánh tét miền Tây

Bước 1: Sơ chế nếp

Nếp vo thật sạch, ngâm qua đêm. Sau thời gian ngâm, các bạn rửa lại 1 lần nữa với nước sạch rồi vớt ra để ráo.

Bước 2: Sơ chế đậu đen

Đậu đen rửa sạch, ngâm trong nước khoảng 3 tiếng rồi vớt ra. Cho đậu xanh vào nồi nước lạnh cùng với 1 muỗng muối, bắc lên bếp đun cho đậu hơi mềm là được, vớt ra, để ráo nước.

Bước 3: Sơ chế chuối

Chuối bóc bỏ vỏ, chẻ đôi, cho vào 1 muỗng muối, 2 muỗng đường, xóc thật đều, ướp 10 phút.

Bước 4: Tiến hành xào nếp gói bánh tét

Đổ nước dừa vào chảo cùng với 150ml nước, bật bếp đun. Khi nước dừa đã nóng, nêm vào khoảng 2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê muối rồi khuấy đều cho đường tan.

Tiếp theo, các bạn cho nếp vào xào cùng với nước cốt dừa. Xào cho đến khi nước cốt dừa rút hết vào nếp, khô và dẻo lại, tắt bếp, để nguội.

Cho đậu đen đã chuẩn bị vào nếp đã xào, trộn đều lên.

Bước 4: Xử lý lá chuối

Lá chuối, rửa sạch, dùng khăn lau khô. Cắt thành miếng có chiều dài khoảng 1,5 gang tay. Cắt thêm những miếng lá nhỏ có chiều ngang khoảng 2 lóng tay. Mỗi chiếc bánh bạn cần 3 miếng lá chuối lớn và 4 miếng nhỏ.

Bước 5: Gói bánh

Xếp chồng 2 miếng lá lớn lên nhau. Chú ý, các bạn nên xếp mặt láng bóng ra ngoài, mặt nhám vào trong. Miếng thứ 3, các bạn xếp lên trên 2 miếng còn lại. Chú ý, miếng thứ 3 xếp mặt láng lên trên.

Bạn múc 1 chén nếp vun vào giữa, dàn nếp đều hết tấm lá thứ 3, xếp khoảng 2 trái chuối chuối vào giữa rồi cuộn tròn chặt lại, cố định bằng dây theo chiều ngang trước.

Sau đó, gấp 2 phần đầu. Bạn cũng có thể cắt bớt lá ở 2 phần đầu. Tiếp theo, các bạn sử dụng 2 miếng lá nhỏ đắp lên mỗi đầu để khi nấu nước không lọt vào bên trong bánh. Cuối cùng, dùng dây lạt để buộc chặt theo chiều dọc và chiều ngang.

Bước 6: Luộc bánh

Bắc nồi nước lên bếp, khi nước vừa nóng thì cho bánh vào luộc trong khoảng 3 tiếng. Chú ý, nước phải ngập bánh, đun bánh với lửa lớn và liên tục. Trong quá trình đun, liên tục cho thêm nước khi nước trong nồi cạn.

Sau 3 tiếng luộc, bạn lấy bánh ra rồi rửa qua nước lạnh và treo lên là đã hoàn thành món ăn.

Cách gói bánh tét ngũ sắc tại nhà


Tự gói bánh tét ngũ sắc tại nhà

Nguyên liệu cần có

  • 3kg nếp
  • 1/2 trái gấc
  • 500g lá cẩm
  • 100g lá dứa
  • 1kg thịt ba rọi
  • 1 muỗng canh hành lá cắt nhỏ
  • 1200ml nước cốt dừa
  • 1kg đậu xanh đã cà vỏ
  • Lá chuối
  • Dây chuối
  • Gia vị: đường, muối

Các bước gói bánh tét ngũ sắc

Bước 1: Sơ chế nếp và tạo màu

Nếp vo sạch, chia thành 4 phần bằng nhau (mỗi phần 750g). Bạn ngâm qua đêm 3 phần, 1 phần còn lại sẽ ngâm cùng với nước lá cẩm để tạo màu tím.

Lá cẩm rửa thật sạch, cho vào nồi đổ nước xâm xấp, bắc lên bếp đun sôi cho sắc lại còn lại khoảng 1 chén. Lấy nước lá cẩm vừa nấu ngâm cùng với 750g nếp qua đêm. Sau thời gian ngâm, vớt ra để ráo.

Ngâm gấc cùng với 1 muỗng cà phê rượu trắng. Sau đó cho vào 1 phần nếp, trộn đều các nguyên liệu lên, để ướp trong khoảng 30 phút cho nếp thấm màu.

Lá dứa mang đi xay cùng nước, lọc bỏ xác, lấy ½ chén, trộn với 1 phần nếp, ướp trong 30 phút cho thật đều màu.

Như vậy là các bạn đã có 4 phần nếp với 4 màu sắc khác nhau gồm: tím, đỏ, xanh, trắng.

Bước 2: Ướp thịt

Thịt rửa sạch, cắt thành từng miếng dài với chiều ngang khoảng 2cm. Chần qua với nước sôi để loại bỏ chất bẩn. Sau đó ướp cùng với gia vị: 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh bột nêm, 1 muỗng cà phê muối, hành lá. Trộn đều lên cho thịt thấm gia vị. Sau khi ướp, các bạn treo lên và mang đi phơi nắng trong khoảng 20 phút.

Bước 3: Chế biến nước cốt dừa

Cho 900ml nước cốt dừa vào nồi, nêm nếm thêm 5 muỗng canh đường và 1 muỗng cà phê muối. Bắc nồi lên bếp rồi đun sôi để các gia vị tan ra rồi tắt bếp.

Bước 4: Hấp nếp

Cho 4 phần nếp đã chuẩn bị vào xửng, đậy nắp, hấp. Lưu ý, nên để riêng từng phần màu. Khi hấp được 10 phút, các bạn mở nắp xới đều lên.

Sau đó, đậy nắp, hấp thêm khoảng 10 phút nữa khi thấy hạt nếp đã mềm, mở nắp, rưới ½ phần nước cốt dừa vào, đậy nắp và hấp thêm khoảng 10 phút nữa. Sau đó, rưới nước cốt dừa lần 2, hấp thêm 10 phút nữa là được.

Bước 5: Sơ chế đậu xanh

Đậu xanh vo sạch, ngâm qua đêm, vớt ra, để ráo. Cho đậu vào nồi, đổ vào nồi 300ml nước cốt dừa, nấu xôi cho đến khi đậu mềm. Khi đậu mềm, các bạn nêm vào 200g đường và một ít muối. Sau đó, bạn tán hoặc xay nhuyễn là được.

Bước 6: Làm phần nhân

1kg đậu xanh có thể chia thành khoảng 6 phần nhân. Bạn dàn đậu xanh ra hết lá chuối, đặt 1 miếng thịt ở giữa rồi cuộn tròn đều lại thành hình trụ dài khoảng 1 gang tay.

Ngoài ra, các bạn có cho thêm trứng vịt muối vào nhân nếu thích.

Bước 7: Gói bánh

Lá chuối rửa sạch, dùng khăn lau khô. Bạn sử dụng lá chuối có chiều dài khoảng 2 gang tay người lớn.

Chia phần nếp của mỗi màu thành 6 phần. Mỗi đòn bánh tét sẽ bao gồm 1 phần nếp của 1 màu và 1 phần nhân.

Xếp chồng 2 miếng lá lớn lên nhau. Chú ý, xếp mặt láng bóng của lá ra ngoài, mặt nhám vào trong.

Miếng thứ 3, bạn xếp lên trên 2 miếng lá còn lại. Chú ý, miếng thứ 3 xếp mặt láng lên trên.

Bạn lần lượt dàn phần nếp lên miếng lá chuối thứ 3. Đầu tiên là màu trắng, đến màu tím, xanh và đỏ. Tiếp theo, đặt nhân lên giữa các phần nếp rồi cuộn tròn lại, cố định bằng một sợi dây theo chiều ngang trước.

Sau đó, gấp 2 phần đầu. Bạn có thể cắt bớt phần lá thừa ở 2 phần đầu. Tiếp theo, các bạn sử dụng 2 miếng lá nhỏ đắp lên mỗi đầu để khi nấu nước không lọt vào bên trong bánh. Cuối cùng, dùng dây để cột chặt theo chiều dọc và chiều ngang.

Cứ thế, các bạn lần lượt gói cho đến khi hết nếp và nhân.

Bước 8: Hấp bánh

Xếp bánh vào xửng, hấp bánh trong khoảng 4 tiếng (đối với đòn bánh lớn, nếu gói nhỏ hơn thời gian hấp khoảng 2 tiếng). Cứ mỗi 1 tiếng, các bạn đảo ngược đầu bánh tét lại. Sau khi hấp xong, các bạn rửa lại bánh, để ráo nước là đã hoàn thành.

Cách làm bánh tét lá dứa truyền

Cách làm bánh tét lá dứa truyền
Cách làm bánh tét lá dứa truyền

Nguyên liệu làm

  • Nếp 1 ký
  • Đậu xanh 300gr
  • Thịt ba chỉ 500 gr
  • Lá dứa 100g
  • Hành tím 3 củ
  • Gia vị thông dụng 1 ít(muối/ đường/ tiêu)
  • Dụng cụ thực hiện: Nồi, dao, lá chuối, dây dù (để buộc), dây thun,…

Các gói bánh tét lá dứa truyền

Bước 1: Ngâm gạo nếp

Xay 100gr lá dứa cùng với 1 lít nước. Sau khi vo gạo nếp thật sạch, bạn cho vào ngâm trong thau nước lá dứa. Khi ngâm bạn cho thêm 1 muỗng canh muối. Sau khi ngâm được 4 tiếng sau, bạn cho ra rổ để gạo ráo.

Bước 2: Chuẩn bị đậu xanh

Rửa sạch đậu xanh rồi cho vào nồi nấu trên lửa vừa. Khi nước sôi, bạn hạ lửa nhỏ, đậy nắp và nấu thêm 20 phút nữa.

Khi đậu đã chín mềm, bạn tắt bếp. Cho đậu ra tô, cho thêm 1 muỗng canh đường vào rồi dùng muỗng tán đậu nhuyễn.

Bước 3: Chuẩn bị thịt ba rọi

Thịt ba chỉ sau khi mua về bạn cạo sạch da. Tiếp đó bóp thịt cùng với ít muối và nước cốt chanh cho thịt không bị hôi và rửa lại sạch với nước. Tiếp đến cắt thịt thành các miếng dày 1 lóng tay.

Ướp thịt với gia vị: ⅔ muỗng cà phê muối, ½ muỗng canh đường, ½ muỗng cà phê tiêu hạt, 3 củ hành tím cắt lát. Ướp trong khoảng 20 phút để thịt thấm gia vị.

Bước 4: Gói nhân đậu và thịt

Trải 1 lớp màng bọc thực phẩm ra mặt bàn.

Chia đậu xanh thành 6 phần bằng nhau. Dàn đều 1 phần đậu xanh lên mặt bàn, rồi cho 1 miếng thịt vào. Dùng tay cuộn lại sao cho thịt nằm giữa khối đậu xanh. Túm gọn 2 đầu rồi lăn vài vòng để tạo thành khối hình trụ mềm mịn dài khoảng 12cm.

Thực hiện tương tự như vậy với các phần còn lại.

Bước 5: Gói bánh

Dùng khăn lau lá chuối thật sạch, cắt lá chuối thành từng miếng có độ dài 30cm.

Trải 2 tấm lá chuối có mặt lá đậm xuống phía dưới mặt bàn và 1 tấm lá chuối có mặt lá đậm hướng lên trên.

Xúc nếp vào, dàn đều nếp, xếp khối đậu xanh – thịt ba chỉ vào giữa. Xúc thêm nếp và rải lên trên khối đậu.

Dùng tay gói 2 đầu mép lá chuối lại, miết thật chặt để nếp và nhân dính chắc vào nhau. Bạn nhẹ nhàng bẻ gập phần góc chiếc bánh rồi dựng đứng lên, dùng dây thun để buộc tạm vào thân bánh.

Gấp 2 đầu bánh lại và buộc lại bằng lá chuối, lấy kéo cắt bỏ phần lá dư. Cuối cùng, bạn lấy dây dù buộc các đường ngang và dọc quanh bánh, dùng kéo cắt bỏ dây thun.

Bước 6: Luộc bánh

Xếp bánh vào nồi, phủ bên dưới và bên trên bằng các lá chuối rồi luộc bánh với lửa nhỏ trong 4 tiếng là bánh đạt.

Bạn vớt bánh ra nhúng bánh vào nước lạnh 3 – 5 phút rồi để thật nguội là có thể dùng được nhé.

Bước 7: Thành phẩm

Vậy là chúng ta vừa làm xong những đòn bánh tét truyền thống cho ngày Tết cổ truyền rồi. Thành phẩm có phần nếp dẻo thơm, đậu xanh bùi béo, thịt đậm đà kết hợp lại tạo nên đòn bánh tét thơm ngon hấp dẫn.

Tham khảo: Cách gói bánh chưng bằng khuôn và không cần khuôn cho ngày Tết cổ truyền

Mẹo làm bánh tét mềm, dẻo và đẹp mắt

Mẹo nấu ăn để làm cho bánh tét mềm, dẻo và đẹp mắt
Mẹo nấu ăn để làm cho bánh tét mềm, dẻo và đẹp mắt

Dưới đây là một số mẹo đơn giản để có thể áp dụng để giữ cho bánh tét của bạn luôn mềm, dẻo và có màu xanh đẹp mắt sau khi luộc.

  • Khi luộc bánh từ 1,5 đến 2 giờ, bạn lấy bánh ra, lật mặt bánh và tiếp tục luộc đến khi bánh chín đều.
  • Khi nướng được nửa tiếng, bạn lấy bánh ra, rửa lại bằng nước lạnh, thay nước nguội vào chảo, sau đó cho bánh vào và tiếp tục luộc tiếp.
  • Thêm nước thường xuyên để nồi không bị khô trong khi nấu.tránh bị bánh bị vàng ôi
  • Khi bánh sôi, vớt ra, tráng qua nước lạnh và cuộn bằng tay để bánh có màu đẹp mắt.

Lời kết

Mong rằng, những cách làm bánh tét mà chúng tôi chia sẻ hôm nay sẽ thổi lửa cho nồi bánh nhà bạn vào những ngày cuối năm nhé. Chúc các bạn thành công!

Bạn thấy bài viết 5 cách gói bánh tét thơm ngon, đẹp mắt tại nhà đặc sản Nam Bộ và Trung Bộ có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về 5 cách gói bánh tét thơm ngon, đẹp mắt tại nhà đặc sản Nam Bộ và Trung Bộ bên dưới để Trường TH Đông Phương Yên có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường TH Đông Phương Yên

Nhớ để nguồn bài viết này: 5 cách gói bánh tét thơm ngon, đẹp mắt tại nhà đặc sản Nam Bộ và Trung Bộ của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm chi tiết về 5 cách gói bánh tét thơm ngon, đẹp mắt tại nhà đặc sản Nam Bộ và Trung Bộ
Xem thêm bài viết hay:  Viêm là "thủ phạm chính" gây ung thư: Cơ thể có 5 bộ phận này bị viêm, bạn cần điều trị càng sớm càng tốt

Viết một bình luận