YOLO Economy là gì? Đã qua rồi, thời hết mình vì công việc

Bạn đang xem: YOLO Economy là gì? Đã qua rồi, thời hết mình vì công việc tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

YOLO Economy là gì? Vào năm 2011 – 2012, từ YOLO bỗng nhiên phổ biến tràn lan trên khắp các trang MXH. Trở thành khẩu hiệu đầy nhiệt huyết, thể hiện tinh thần sống hết mình ở hiện tại của người trẻ. 

Theo sau đó, thuật ngữ “YOLO Economy” ra đời như một làn sóng theo đuổi những công việc tự do, độc lập. Thay vì phụ thuộc vào những công việc hành chính ràng buộc về mặt thời gian lẫn trách nhiệm. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu YOLO là gì. Cũng như vì sao YOLO Economy thu hút giới trẻ.

YOLO là gì?

Từ “YOLO” đã trở thành một văn hóa mạng hết sức phổ biến trong giới trẻ. Đến nỗi, nó có thể xuất hiện trong hầu hết các cuộc “chat chit” của người trẻ với nhau. Nhưng không phải cũng hiểu rõ YOLO là gì hay YOLO nghĩa là gì trong tiếng Việt. 

Từ YOLO bắt đầu xuất hiện vào năm 2011 trong ca khúc “The Motto” của hai nam rapper đình đám Drake và Lil’ Wayne. Bài hát đã góp phần đưa khẩu hiệu YOLO lan rộng trên thế giới. Trở thành một phương châm sống truyền cảm hứng cho giới trẻ ngày nay. 

yolo economy là gìBài hát của rapper Drake và Lil’ Wayne đã tạo ra châm ngôn sống của giới trẻ ngày nay | Nguồn: zipfm.net  

YOLO là viết tắt của câu nói “You Only Live Once”. Dịch ra tiếng Việt là “Bạn chỉ sống một lần”. Câu nói động viên người trẻ đừng ngần ngại theo đuổi ước mơ và những điều mình thích. Để cuộc sống của mình thêm ý nghĩa và đáng sống hơn.Bởi YOLO bạn chỉ sống một lần, sao không chọn sống theo cách mình muốn?

YOLO Economy là gì?

YOLO Economy là hiện tượng những người trẻ (đặc biệt thuộc thế hệ Millennials) từ bỏ công việc văn phòng với thu nhập ổn định và tính ràng buộc cao. Để chinh phục những công việc tự do hơn hoặc theo đuổi đam mê riêng. 

yolo economy là gìYOLO Economy bắt nguồn từ khát khao tự do, độc lập của người trẻ | Nguồn: Unsplash

Hiện tượng YOLO Economy bùng nổ mạnh mẽ hơn sau đại dịch. Theo Tổng cục Thống kê nước ta, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong năm 2021 chỉ còn 50,5 triệu người. Thấp hơn 0,8 triệu người so năm trước đó. 

Về vấn đề này, viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội nhận định: “Xu hướng lao động việc làm ngày nay là người lao động có thể làm được nhiều loại hình công việc khác nhau. Vẫn có bảo đảm thu nhập mà không bị bó buộc trong một khuôn khổ, giao kết nào hết!”. 

Có thể thấy, thế hệ lao động trẻ ngày nay không chỉ quan tâm đến lộ trình thăng tiến rõ ràng hay một công việc với thu nhập ổn định.

Mà hơn hết, họ ưu tiên theo đuổi những mục tiêu cá nhân trong sự nghiệp của mình. Một số người từ bỏ công việc để cân bằng cuộc sống và công việc tốt hơn.

Nguồn gốc xuất xứ của từ YOLO Economy

Thuật ngữ “YOLO Economy” ra đời vào tháng 4 năm 2021. Cũng là thời điểm cả thế giới đi vào giãn cách xã hội và chiến đấu cùng với đại dịch. 

Ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội, Kevin Roose, một nhà báo kinh tế và công nghệ của tờ The New York Times nhận thấy ngày càng nhiều người trẻ từ bỏ các công việc hành chính của mình để khởi nghiệp hoặc trở thành freelancer. 

Một số ít người lao động trẻ lại muốn được làm việc ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Thay vì phải có mặt ở công ty suốt cả một ngày dài như trước kia. 

yolo economyKevin Roose là người đặt ra cái tên “YOLO Economy” | Nguồn: The Verge

Sau khi đăng tải dòng tweet nói về sự thay đổi trên, Kevin nhận được hàng trăm sự phản hồi của nhiều người dùng Twitter khác. Tất cả đều cho rằng đại dịch đã thay đổi những mối ưu tiên của họ trong công việc. 

Kevin sau đó đã công bố một bài viết trong chuỗi tư liệu mang tên The Shift của mình. Để nói về hiện tượng này trên trang báo The New York Times.

Anh đặt tên cho nó là “YOLO Economy”. Cùng với dòng mô tả “Dẫu kiệt sức và cạn túi, nhiều người lao động vẫn quyết định nghỉ việc để tìm kiếm một chuyến phiêu lưu mới hậu đại dịch.”

Đọc thêm: Trigger là gì? Vì sao giới trẻ lại bị trigger bởi mọi thứ? 

Vì sao giới trẻ theo đuổi YOLO Economy?

Trước khi Đại dịch xảy ra và làm điêu đứng cả nền kinh tế, nhiều người lao động vốn đã “điêu đứng” vì khối lượng công việc dồn dập mỗi ngày. 

Thu nhập từ công việc văn phòng có thể giúp họ chi trả mọi sinh hoạt phí đắt đỏ. Nhưng bù lại, họ phải làm việc từ sáng sớm đến tối mịt, thậm chí kể cả ngày nghỉ.

Nhiều người lao động thậm chí chạy theo văn hóa 996 độc hại . Nhằm đáp ứng kỳ vọng của công ty và tăng thêm thu nhập. 

YOLO EconomyÁp lực từ công việc gò bó và sự mất cân bằng cuộc sống là nguyên do người trẻ theo đuổi YOLO Economy | Nguồn: XFrame

Đó là chưa kể, áp lực và thời gian làm việc dày đặc khiến nhiều người mất cân bằng cuộc sống. Những người đã có gia đình không thể dành thời gian bên gia đình, con cái. Những người trẻ độc thân không còn thời gian để chăm sóc, phát triển bản thân.

YOLO Economy thúc đẩy người trẻ ưu tiên những nhu cầu cá nhân và sự tự do lên đầu. Thay vì cống hiến hết mình cho công ty, giờ đây họ chọn ưu tiên bản thân nhưng vẫn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. 

Cuối cùng, một số người theo đuổi YOLO Economy vì nhận ra thời điểm giãn cách xã hội là một cơ hội tốt để bắt đầu tự làm chủ sự nghiệp của mình. Nhiều người bắt đầu chuyển sang khởi nghiệp hoặc làm freelancer ngay khi tình hình dịch được ổn định. Cũng không ít trường hợp quyết định chuyển ngành, hoặc theo đuổi đam mê riêng.

Ưu và nhược điểm của YOLO Economy đối với người theo đuổi nó

Bất kể trào lưu nào cũng đều mang lại một số lợi ích và thiệt hại nhất định. Nếu đang cân nhắc theo đuổi YOLO Economy, dưới đây là một số ưu và nhược điểm giúp bạn cân nhắc dễ dàng hơn. 

Ưu điểm của YOLO Economy 

YOLO Economy cũng có mặt lợi và mặt hại | Nguồn: Unsplash

Dễ cân bằng cuộc sống và công việc

Khi theo đuổi YOLO Economy, bạn ưu tiên lựa chọn những công việc giúp bạn chủ động về mặt thời gian và môi trường làm việc. Bạn có thể làm việc linh hoạt và tự điều chỉnh khối lượng công việc của mình. Sao cho phù hợp với nhu cầu cá nhân. Do đó, đảm bảo được thời gian dành cho bản thân và gia đình. 

Có nhiều tự do

Nhiều người muốn tiếp tục làm việc tại nhà hậu đại dịch với nhiều lý do khác nhau. Nhưng nhìn chung, làm việc tại nhà giúp họ có nhiều tự do hơn khi làm việc.

Không cần phải đắn đo xem nên mặc gì thoải mái mà vẫn chỉn chu khi đi làm. Hay thậm chí không cần phải “chạm trán” đồng nghiệp mình ghét mỗi ngày.

Làm việc hiệu quả hơn

Tính hiệu suất trong công việc có mối liên kết chặt chẽ với việc cân bằng cuộc sống và trạng thái sức khỏe của một người.

Do đó, nếu người đi làm được chủ động làm việc trong trạng thái thoải mái nhất. Cũng như bảo đảm được sức khỏe tinh thần và thể chất tốt. Hiệu suất làm việc của họ sẽ được cải thiện.

Một nghiên cứu được thực hiện trước đây cho thấy làm việc tại nhà mang lại hiệu quả tốt hơn khi làm việc tại công ty. 

Tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại

Tùy vào khoảng cách từ nhà đến công ty mà thời gian đi lại có thể nhiều hoặc ít. Ngoài ra, tiền xăng xe để đi lại mỗi tháng có thể ngốn của bạn một “mớ” đáng kể.

Khi tự làm chủ công việc của mình, bạn có thể tiết kiệm được chi phí này. Bạn cũng có thể tận dụng thời gian đi lại để làm việc khác. 

Được làm điều mình thích

Không phải ai cũng làm công việc mà mình yêu thích. Người ta có thể làm một công việc vì tiền, vì cơ hội thăng tiến. Hoặc vì sợ không đủ giỏi để theo đuổi đam mê.

Những mối băn khoăn này được gạt sang một bên khi một người quyết định theo đuổi YOLO Economy. Vì thế, họ không ngần ngại theo đuổi những sở thích cá nhân của mình. Và biến chúng thành công việc lý tưởng của họ. 

Đọc thêm: Template quản lý chi tiêu cá nhân: Quy tắc 50-30-20

Nhược điểm của YOLO Economy

Một số nhược điểm của YOLO Economy | Nguồn: Unsplash

Thu nhập không ổn định

Đối với những bạn làm freelancer, thu nhập chủ yếu sẽ đến từ những dự án freelance. Nếu bạn làm được nhiều dự án hoặc hoàn thành dự án lớn, thu nhập tháng đó của bạn sẽ khá cao.

Nhưng không phải tháng nào bạn cũng sẽ nhận được nhiều dự án hay có đối tác “khủng”. Vậy nên thu nhập của bạn mỗi tháng là gần như không giống nhau. Việc này cũng sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc quản lý dòng tiền. 

Khó duy trì kỷ luật công việc

“Tự làm chủ của mình” nghe thì có vẻ ngầu đấy, nhưng thực tế lại trắc trở vô cùng. Bạn phải là một người kiên trì và vô cùng kỷ luật để đảm bảo hiệu suất làm việc mỗi ngày đều tốt như nhau. Uy tín cá nhân của bạn sẽ bị ảnh hưởng nếu liên tục trễ deadline hoặc không có thái độ làm việc tốt. 

Làm việc đa nhiệm

Việc tự quản lý công việc của mình không chỉ đơn giản là tự kiếm khách hàng và bán sức lao động của mình. Bạn còn phải kiêm thêm nhiều vai trò khác nữa.

Chẳng hạn như marketing để thu hút khách hàng mới, sales để tư vấn cho khách hàng và “chốt đơn”, hành chính để giải quyết hợp đồng, kế toán để đóng thuế, bảo hiểm cho nhân viên,… 

Do đó, bạn có thể dễ thấy nản vì phải quản lý quá nhiều việc. Trong khi những việc đó không thuộc chuyên môn của mình. 

Mất cân bằng cuộc sống và công việc

Đúng vậy. Dù “làm công ăn lương” hay làm chủ thì bạn vẫn sẽ mất cân bằng cuộc sống thôi. Đó là thực tế chắc chắn sẽ xảy ra nếu bạn không biết kiểm soát và tận dụng thời gian chặt chẽ.

Đôi khi bạn thậm chí còn mang cả công việc vào sinh hoạt hàng ngày của mình. Và để những mối lo công việc ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình bạn nữa.  

Ưu và nhược điểm của YOLO Economy đối với nền kinh tế và thị trường lao động

Trào lưu YOLO Economy cũng mang lại ảnh hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế và thị trường lao động toàn thế giới.

Đặc biệt là sau cơn khủng hoảng “Đại từ chức” (Great Resignation) diễn ra ngay sau khi tình hình dịch được kiểm soát. Một số ưu và nhược điểm mà YOLO Economy mang lại cho nền kinh tế và thị trường lao động chung là:

Ưu điểm của YOLO Economy với thị trường

YOLO Economy cũng mang lại lợi ích cho nền kinh tế | Nguồn: Unsplash

Số lượng doanh nghiệp vừa & nhỏ gia tăng

Cùng với số lượng người lao động nghỉ việc để theo đuổi YOLO Economy gia tăng. Số lượng các dự án khởi nghiệp cũng nhiều hơn.

Theo Tổng cục Thống kê, có đến hơn 116.000 doanh nghiệp mới được thành lập chỉ trong năm 2021.

Sự gia tăng này sẽ góp phần rút ngắn thời gian hồi phục nền kinh tế toàn cầu nhanh hơn. Đồng thời mang lại nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho thị trường lao động.   

Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Nếu bạn sở hữu một doanh nghiệp startup, chi phí vận hành và duy trì công ty luôn là một vấn đề nan giải.

Việc vận hành công ty và quản lý nhân sự trực tuyến sẽ tiết kiệm cho bạn một khoản chi phí overhead tương đối lớn.

Chẳng hạn như tiền thuê văn phòng, tiền cơ sở hạ tầng, chi phí điện và internet hàng tháng,…  

Không gặp trở ngại về khoảng cách địa lý

Ở thời điểm hiện tại, khủng hoảng “Đại từ chức” có thể là một rào cản lớn trong việc tuyển dụng nhân sự.

Mặt tích cực là khoảng cách địa lý sẽ không còn là trở ngại cho doanh nghiệp trong việc hiệu triệu nhân tài nữa. Ứng viên cũng không còn e ngại khi ứng tuyển cho các vị trí ở xa nơi mình sinh sống. 

Nhược điểm của YOLO Economy với thị trường

Thị trường lao động sẽ có nhiều thay đổi do YOLO Economy | Nguồn: Unsplash

Tuyển dụng khó hơn

Nếu nguồn nhân lực YOLO ngày càng nhiều, các nhà tuyển dụng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp.

Bởi việc tìm kiếm ứng viên đáp ứng được điều kiện làm việc như trước kia trở nên khan hiếm. Yêu cầu của người đi làm đối với các vị trí công việc toàn thời gian cũng cao hơn.

Không những vậy, họ còn phải đối mặt với sự thay đổi lớn trong nhân khẩu học. Vì số người lao động nghỉ việc quá lớn.  

Người lao động ít trung thành với công ty

Trào lưu YOLO Economy là một dấu hiệu cho thấy người lao động đã thay đổi ưu tiên của họ trong công việc.

Nếu những lợi ích mà doanh nghiệp mang lại không thỏa mãn nhân viên. Họ có thể sẽ vẫn tiếp tục hợp tác cùng doanh nghiệp. Nhưng chỉ là để chờ đợi một cơ hội khác tốt hơn để nhảy việc thôi. Những nhân viên kém trung thành với công ty thường được gọi là “zombie công sở”. 

Khó quản lý nhân sự

Nếu một doanh nghiệp có nhiều nhân viên làm việc từ xa, doanh nghiệp đó có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề trong việc quản lý nhân sự.

Làm thế nào để tạo ra môi trường làm việc theo mô hình hybrid (online kết hợp offline) gắn kết, lành mạnh? Làm thế nào để quản lý tiến độ công việc và đảm bảo nhân viên làm việc hiệu quả? Làm thế nào để trao đổi công việc thuận tiện thông qua mô hình hybrid?

Đây là những câu hỏi mà doanh nghiệp buộc phải trả lời. 

Lợi ích và trách nhiệm phải rõ ràng

Người lao động ngày nay cũng đặt ra kỳ vọng lớn đối với doanh nghiệp mà họ sẽ cống hiến.

Để sở hữu một đội ngũ nhân sự xuất sắc, doanh nghiệp cần phải thể hiện rõ những giá trị mà mình có thể đem đến cho nhân viên. Không chỉ là thu nhập hay lộ trình thăng tiến, mà còn là những giá trị mà nhân viên có thể học hỏi được.

Bên cạnh đó, nhân viên nào cũng sẽ cần biết vai trò của họ đóng góp được gì cho thành công của công ty. Do đó, điều này có thể trở thành một thử thách lớn với các doanh nghiệp startup. 

Bạn thấy bài viết YOLO Economy là gì? Đã qua rồi, thời hết mình vì công việc có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về YOLO Economy là gì? Đã qua rồi, thời hết mình vì công việc bên dưới để Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: YOLO Economy là gì? Đã qua rồi, thời hết mình vì công việc của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Hỏi đáp

Xem thêm chi tiết về YOLO Economy là gì? Đã qua rồi, thời hết mình vì công việc
Xem thêm bài viết hay:  Streamer là gì? Đâu là những streamer nổi tiếng nhất tại Việt Nam

Viết một bình luận