Vây Hãm Trên Không (Hijack 1971) – Cuộc đào thoát chân thực mà đẹp đẽ

Bạn đang xem: Vây Hãm Trên Không (Hijack 1971) – Cuộc đào thoát chân thực mà đẹp đẽ tại daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chỉ sau 10 ngày ra rạp Vây Hãm Trên Không đã cán mốc 1 triệu vé tại Hàn Quốc. Hiện tại phim nhận được nhiều lời khen tích cực từ giới phê bình lẫn khán giả. Được dự báo sẽ nằm trong danh sách top 10 phim nội địa ăn khách nhất năm 2024.

Vây Hãm Trên Không là phim ăn khách tại Hàn Quốc hè 2024Vây Hãm Trên Không là phim ăn khách tại Hàn Quốc hè 2024

Dựa trên vụ không tặc có thật trong lịch sử Hàn Quốc

Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã kết thúc vào năm 1953 với một hiệp định đình chiến. Thế nhưng mối quan hệ giữ Nam Hàn và Bắc Hàn vẫn luôn căng thẳng đến tận hơn 20 năm (đến thời điểm hiện tại cũng không khá hơn là mấy).

Thực tế thì không có một hiệp định hòa bình nào được ký kết cả. Và trên nguyên tắc, hai miền Triều Tiên vẫn đang chiến tranh. Hai bên thỏa thuận tạo ra một khu phi quân sự liên Triều (DMZ) giữa Hàn Quốc và Triều Tiên và cho phép trao đổi tù binh tại đây.

Lấy bối cảnh năm 1971 lúc này luật hàng không vẫn chưa hoàn thiệnLấy bối cảnh năm 1971 lúc này luật hàng không vẫn chưa hoàn thiện

Sở dĩ phải nói nhiều đến lịch sử như vậy vì nó liên quan trực tiếp đến nội dung phim. Bối cảnh của phim là vào năm 1971, thời điểm mà mối quan hệ giữa 2 vùng Triều Tiên đang vô cùng căng thẳng.

Vào ngày 23.01.1971 một máy bay dân sự của Korean Airlines khởi hành từ thành phố cảng Sokcho bay tới Seoul đã bị không tặc tấn công. Thủ phạm là một thanh niên trẻ tuổi. Mục đích của hắn là muốn máy bay phải vượt biên sang… Triều Tiên. Sự kiện này khiến người dân Hàn Quốc chấn động và ám ảnh trong một thời gian dài.

Tên không tặc không tống tiền mà muốn đến Triều TiênTên không tặc không tống tiền mà muốn đến Triều Tiên

Câu chuyện hấp dẫn, kịch tính

Tất nhiên vì đây là phim điện ảnh chứ không phải phim tài liệu. Đạo diễn Kim Seong Han thừa nhận phim có nhiều tình tiết hư cấu. Dù lấy cảm hứng từ một sự kiện lịch sử nhưng ông không hề bê mọi thứ từ đời thật lên phim.

Bối cảnh phim là vào mùa đông năm 1971 chuyến bay F27 của hãng hàng không Korean Air chở 50 hành khách và 5 tiếp viên hàng không do hai phi công Gyu Sik (Sung Dong Il) và Tae In (Han Jung Woo) lái bị tấn công. Ngay khi vừa cất cánh không lâu, một quả bom phát nổ khiến cả máy bay hỗn loạn.

Vây Hãm Trên Không có nhiều tình tiết hư cấuVây Hãm Trên Không có nhiều tình tiết hư cấu

Yong Dae (Yeo Jin Goo) đã dùng lựu đạn khống chế cả chiếc máy bay, nắm quyền kiểm soát buồng lái. Đồng thời yêu cầu cơ trưởng và cơ phó chuyển hướng bay sang Triều Tiên.

Cơ trưởng Gyu Sik (Sung Dong Il) bị thương ở vùng mắt, ảnh hưởng đến thị lực. Vì thế cơ phó Tae In (Han Jung Woo) phải lái chính và tìm cách bảo vệ các hành khách trên máy bay.

Câu chuyện chính của Vây Hãm Trên Không diễn ra trên một chiếc máy bay nhỏ khoảng 50 chỗ người. Tên không tặc Yong Dae thì “máu liều” ôm quả bom tự chế. Đối với hắn chỉ có 2 lựa chọn: 1 là chết, 2 là qua Triều Tiên.

Yong Dae là cơn ác mộng cho hành khách và phi hành đoànYong Dae là cơn ác mộng cho hành khách và phi hành đoàn

Thế nhưng với 50 hành khách và phi hành đoàn. Đến Triều Tiên là một cơn ác mộng thực thụ. Bởi chẳng có gì chắc chắn họ sẽ được trao trả về phía Hàn Quốc. Và thực tế những người Hàn bị kẹt ở Triều Tiên gần như không có cơ hội quay về.

Chính vì thế phim có bầu không khí vô cùng căng thẳng, hồi hộp. Bởi một kẻ không có gì để mất như Yong Dae thì không ai biết hắn có thể dám làm những gì. Và cả những cố gắng giành lấy quyền kiểm soát máy bay của hành khách, phi hành đoàn trong tình cảnh không một tấc sắc trong tay.

Cơ trưởng Gyu Sik (Sung Dong Il)bị thương ảnh hưởng đến thị lựcCơ trưởng Gyu Sik (Sung Dong Il)bị thương ảnh hưởng đến thị lực

Màn đối đầu căng thẳng của Ha Jung Woo và Yeo Jin Goo

Ha Jung Woo là cái tên bảo chứng phòng vé Tại Hàn Quốc. Anh chính là 1 trong 4 nam diễn viên Hàn Quốc gia nhập câu lạc bộ 100 triệu vé (3 người còn lại là Oh Dal Soo, Song Kang Ho, Hwang Jung Min) và Ha Jung Woo chính là người trẻ tuổi nhất.

Tên tuổi của anh được biết đến rộng rãi với The Chaser – bộ phim hình sự xuất sắc bậc nhất của Hàn Quốc. Từ đó Ha Jung Woo lên như “diều gặp gió” với loạt phim được đánh giá cao như: Take Off, The Yellow Sea, Nameless Gangster, The Berlin File, The Terror Live, Assassination, 2 phần phim Along With the Gods. Tại Việt Nam Ha Jung Woo được biết đến nhiều nhất với The Handmaiden – tác phẩm tranh giải tại LHP Cannes.

Han Jung Woo là một trong những ông vua phòng vé Hàn QuốcHan Jung Woo là một trong những ông vua phòng vé Hàn Quốc

Yeo Jin Goo ngôi sao trẻ sinh năm 1997, là em trai quốc dân nổi tiếng của Hàn Quốc. Đóng phim từ nhỏ nên dù chưa đến 30, Yeo Jin Goo đã bỏ túi hàng chục bộ phim truyền hình và điện ảnh. Nổi tiếng nhất là Moon Embracing The Sun, Hotel Del LunaBeyond Evil. Đặc biệt bộ phim điện ảnh Hwayi: A Monster Boy đã mang đến giải Diễn viên mới xuất sắc cho Yeo Jin Goo tại giải Rồng Xanh danh giá.

Trong Vây Hãm Trên Không Ha Jung Woo và Yeo Jin Goo – 2 diễn viên thuộc 2 thế hệ đóng hai vai diễn trung tâm của phim. Đó là cơ phó Tae In (Ha Jung Woo) và tên không tặc Yong Dae (Yeo Jin Goo).

Màn đối đầu thú vị giữa hai thế hệ điễn viênMàn đối đầu thú vị giữa hai thế hệ điễn viên

Tae In vốn là một phi công quân đội. Thế nhưng trong một lần làm nhiệm vụ anh nhận được lệnh bắn hạ một chiếc máy bay đang đào thoát về phía Triều Tiên. Nghi ngờ máy bay bị không tặc tấn công, Tae In đã kháng lệnh. Vì thế bị buộc phải giải ngũ.

Về sau anh trở thành cơ phó lái máy bay thương mại. Xui rủi thay, Tae In lại một lần nữa đối mặt với trường hợp máy bay bị không tặc tấn công. Nhưng lần này anh không còn ở cương vị người lính, mà là người lái máy bay, quyết định sự an toàn cho hành khách.

Tae In (Han Jung Woo) là nhân vật chính diện điển hìnhTae In (Han Jung Woo) là nhân vật chính diện điển hình

Yong Dae (Yeo Jin Goo) là nhân vật có quá khứ phức tạp. Từng có mặt cùng anh trai trên chuyến bay bị không tặc tấn công vài năm trước. Khi phía Triều Tiên trao trả con tin, Yong Dae được trở về, còn anh trai thì không.

Tuy nhiên, chính điều này trở thành “vết nhơ” cho Yong Dae. Cậu và mẹ mình phải chịu sự giám sát, thành kiến nghiêm trọng. Dẫn đến việc Yong Dae bị tống vào tù, mẹ không có ai chăm sóc nên chết thê thảm. Vì thế cậu quyết định đào tẩu về phía Bắc để tìm anh trai và mong có một cuộc sống tử tế hơn.

Yong Dae (Yeo Jin Goo) có một vai diễn phản diện đặc sắcYong Dae (Yeo Jin Goo) có một vai diễn phản diện đặc sắc

Yeo Jin Goo có một vai phản diện thực sự ấn tượng. Vẻ ngoài non nớt tương phản với mối hận thù sâu sắc với xã hội Hàn Quốc. Chính sự phân biệt đối xử, buộc tội sai đã khiến cậu trở thành một con “thú dữ” đúng nghĩa, lồng lộn cắn trả bất chấp đúng sai.

Vai Tae In cũng được Ha Jung Woo xử lý mượt mà. Giữa nhiệm vụ của người lính và lương tri của bản thân, anh đã chọn vế thứ hai, bất chấp hậu quả mà bản thân phải gánh chịu. Khi đứng trước tình huống sinh tử, anh lại chọn giải pháp ưu tiên cho hành khách.

Một nhân vật tốt, lý tưởng hóa như Tae In nghe thì hay nhưng khó để diễn cho tốt. Bởi quá lý tưởng nên đôi khi tạo cảm giác “giả” cho người xem. Nhưng đoạn kết phim đã khiến nhiều khán giả phải rơi nước mắt, và đó chính là minh chứng cho diễn xuất tuyệt vời của Ha Jung Woo.

Ha Jung Woo mang đến một Tae In sống độngHa Jung Woo mang đến một Tae In sống động

Phim mang đậm tính nhân văn

Có khá nhiều bộ phim khai thác đề tài máy bay bị tấn công. Nổi bật là 7500, Non-Stop. Nhưng đa phần những bộ phim đó chỉ khai thác cuộc vật lộn giành giật sự sống, quyền kiểm soát máy bay giữa hành khách và tội phạm.

Vây Hãm Trên Không cũng mang đến những tình tiết từa tựa hai bộ phim trên. Nhưng phim lồng ghép thêm yếu tố chính trị tại một giai đoạn hết sức đặc thù của Hàn Quốc.

Bối cảnh chính của phim là một chiếc máy bay nhỏ 50 chỗBối cảnh chính của phim là một chiếc máy bay nhỏ 50 chỗ

Sau khi bất tuân mệnh lệnh của chỉ huy, không bắn hạ chiếc máy bay vượt biên sang Triều Tiên ở đầu phim. Tae In bị buộc phải giải ngũ. Trước lúc rời đi, chỉ huy của anh đã hỏi:

Chỉ huy: “Gia đình dòng tộc của cậu có bao nhiêu người?”

Tae In: “Thưa 20 người”

Chỉ huy: “20 x 50 là 1000 người. Vậy 1000 người sẽ khốn khổ trước quyết định nhân văn vớ vẩn của cậu”

Sở dĩ nói như thế vì những người bị phía Triều Tiên bắt giữ, dù được trả về hay không. Thì phía gia đình, họ hàng của những người đó cũng bị giám sát đặc biệt, lý lịch bị vết “đen” vì có liên quan đến cộng sản ở phía Bắc. Vì thế, xét theo góc nhìn của vị chỉ huy để cho 50 người chết, thì những người liên quan đến họ sẽ có lý lịch sạch sẽ. Cuộc sống cũng tốt hơn.

Chính xã hội bất công đã khiến Yong Dae trở thành quái vậtChính xã hội bất công đã khiến Yong Dae trở thành quái vật

Chính Tae In cũng luôn trăn trở với câu nói đó của vị chỉ huy. Liệu quyết định của anh khi đó có đúng? Nếu anh bắn hạ chiếc máy bay theo lệnh cấp trên thì Yong Dae sẽ chết. Không bị hành hạ khổ sở để rồi trở nên biến chất?

Nhưng đến cuối cùng Tae In vẫn không muốn giết Yong Dae. Bởi theo anh tất cả mọi người đều phải sống, còn sống là còn hy vọng, kể cả Yong Dae. Sống để thay đổi những bất công của chế độ, có như thế những người như Yong Dae mới không còn xuất hiện nữa.

Còn sống là còn hy vọngCòn sống là còn hy vọng

Vây Hãm Trên Không (Hijack 1971) không kịch tính hóa quá mức sự kiện có thật thay vào đó phim tập trung khắc họa nhân vật. Bộ phim cũng khiến ta nhận ra lý do tồn tại của rạp chiếu phim – nơi đem đến những cảm xúc mạnh mẽ làm lay động trái tim của người xem.

Bạn thấy bài viết Vây Hãm Trên Không (Hijack 1971) – Cuộc đào thoát chân thực mà đẹp đẽ có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Vây Hãm Trên Không (Hijack 1971) – Cuộc đào thoát chân thực mà đẹp đẽ bên dưới để Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Vây Hãm Trên Không (Hijack 1971) – Cuộc đào thoát chân thực mà đẹp đẽ của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Giải trí

Xem thêm chi tiết về Vây Hãm Trên Không (Hijack 1971) – Cuộc đào thoát chân thực mà đẹp đẽ
Xem thêm bài viết hay:  [Review] Trăm Năm Hạnh Phúc (Long Live Love)

Viết một bình luận