Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì?

Bạn đang xem: Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì? tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Nước ép cà chua là thức uống bổ dưỡng, giàu vitamin C, kali và chất chống oxy hóa như lycopene. Chất lycopene trong nước ép cà chua có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư tuyến tiền liệt và bệnh tiểu đường loại 2. Một số loại nước ép cà chua có hàm lượng natri cao. Vì vậy, hãy chọn loại ít hoặc không có natri.

1. Lợi ích của nước ép cà chua với sức khỏe

Nước ép cà chua chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Đây cũng là một loại đồ uống cung cấp nước cho cơ thể. Thêm vào đó, thức uống này ít calo và không thêm đường.

Nước ép cà chua đặc biệt giàu chất chống oxy hóa gọi là lycopene. Cơ thể không thể tự tạo ra chất chống oxy hóa này, vì vậy phải được tiêu thụ thông qua chế độ ăn uống.

Lycopene có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc:

  • Bệnh tim
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Bệnh tiểu đường loại 2

– Bệnh tim: Các nghiên cứu cho thấy đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của lycopene có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch bằng cách:

  • Ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch
  • Ngăn chặn tiểu cầu dính lại với nhau, hình thành cục máu đông
  • Cải thiện lưu lượng máu
  • Liên kết với cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) “xấu” để bảo vệ chống lại sự tích tụ chất béo trong động mạch
  • Hạ huyết áp. ..

– Ung thư tuyến tiền liệt: Nghiên cứu cho thấy lycopene từ cà chua có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, nhưng hầu hết các nghiên cứu liên kết cà chua, lycopene và ung thư tuyến tiền liệt trên loài gặm nhấm. Cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định tác dụng của lycopene đối với tế bào ung thư ở người.

Công thức làm nước ép cà chua giảm cân ngon dễ uống | HPCViet

Nước ép cà chua chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu có lợi cho sức khỏe.

– Bệnh tiểu đường loại 2 : Tác dụng chống oxy hóa và chống viêm của lycopene có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và kiểm soát bệnh tiểu đường ở những người đã mắc bệnh. Kali, magiê và vitamin C trong nước ép cà chua hoạt động cùng với lycopene để giúp giảm căng thẳng oxy hóa và viêm do bệnh tiểu đường gây ra.

Một lý do khác khiến nước ép cà chua có thể hấp dẫn những người bị tiểu đường là chỉ số đường huyết thấp. Điều này có nghĩa là nó không gây tăng đột biến lượng đường trong máu . Một nghiên cứu nhỏ thậm chí còn chỉ ra rằng uống một cốc nước ép cà chua 30 phút trước khi ăn có thể cải thiện lượng đường trong máu sau bữa ăn.

2. Chất dinh dưỡng của nước ép cà chua

Nước ép cà chua chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Sau đây là thông tin dinh dưỡng cho một cốc nước ép cà chua:

Chất dinh dưỡng

Số lượng (trên 1 cốc)

Tỷ lệ phần trăm giá trị hàng ngày (%DV)

Lượng calo

41kcal

Chất đạm

2g

Chất béo

0,7g

Dưới 1%

Carbohydrate

8,5g

3%

Chất xơ

1g

4%

Đường

6g

Natri

615mg

27%

Vitamin C

170mg

53%

Vitamin A

56 mcg RAE

6%

Vitamin B1

.24mg

17%

Vitamin B3

1,64mg

10%

Vitamin B6

.17mg

11%

Axit folic

48,6 mcg

12%

Magiê

26,7mg

6%

mangan

.17mg

7%

Kali

527mg

11%

3. Những lưu ý khi uống nước ép cà chua

Mặc dù nước ép cà chua có giá trị dinh dưỡng, nhưng vẫn có một số nhược điểm tiềm ẩn mà bạn cần lưu ý.

– Natri (muối): Nhiều nhãn hiệu nước ép cà chua có hàm lượng natri rất cao. Một số có tới 800 mg natri cho mỗi cốc, tương đương khoảng 30% lượng khuyến nghị hàng ngày (DV) của bạn. Đây là lượng natri rất lớn cho một loại đồ uống, đặc biệt là khi hầu hết người lớn đã tiêu thụ nhiều hơn mức giới hạn khuyến nghị hàng ngày.

Người lớn tiêu thụ khoảng 3.400 mg natri mỗi ngày, cao hơn nhiều so với mức khuyến nghị là 2.300mg/ngày. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị mức giới hạn thậm chí còn thấp hơn là 1.500 mg/ngày. Lượng natri dư thừa có liên quan đến huyết áp cao , làm tăng nguy cơ mắc:

  • Bệnh tim
  • Đột quỵ
  • Suy tim sung huyết
  • Vấn đề về thận

Do đó, nước ép cà chua ít natri hoặc không có natri là lựa chọn tốt nhất có thể.

– Axit: Nước ép cà chua có tính axit và có thể gây ra chứng ợ nóng và các triệu chứng khác của GERD (bệnh trào ngược dạ dày thực quản). Nếu bạn bị GERD hoặc thường xuyên bị ợ nóng, nên hạn chế lượng nước ép cà chua.

– Kali: Nước ép cà chua có hàm lượng kali cao, một chất điện giải có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người cần theo dõi chặt chẽ lượng kali hấp thụ để tránh tăng kali máu (nồng độ kali cao trong máu). Điều này bao gồm những người bị bệnh thận và những người dùng thuốc lợi tiểu giữ kali hoặc thuốc ức chế ACE.

Đái tháo đường type 2: Nguyên nhân, dấu hiệu và các biến chứng

Chất lycopene trong nước ép cà chua có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư tuyến tiền liệt và bệnh tiểu đường loại 2.

4. Những điều cần lưu ý khi mua nước ép cà chua

Nước ép cà chua tốt nhất nên chọn loại có càng ít thành phần càng tốt. Lý tưởng nhất là danh sách thành phần chỉ nên bao gồm cà chua, nước và một lượng nhỏ muối hoặc gia vị khác.

Khi mua nước ép cà chua cần chú ý đến hàm lượng natri vì lượng natri thay đổi rất nhiều giữa các nhãn hiệu nước ép cà chua thương mại. Trong 1 cốc nước ép cà chua thông thường, có 400mg- 800 mg natri. Đối với loại ít natri hơn, hãy chọn nhãn hiệu nước ép có các ký hiệu sau trên nhãn:

  • Không muối: Ít hơn 5 mg natri mỗi cốc
  • Không thêm muối: Khoảng 25 mg natri mỗi cốc
  • Ít natri: Ít hơn 140 mg natri mỗi cốc
  • Giảm natri: Nghĩa là giảm 25% natri so với phiên bản thông thường của thương hiệu

5. Cách chế biến nước ép cà chua

Cà chua dùng để làm nước ép có thể trải qua quá trình xử lý lạnh hoặc nhiệt. Hầu hết các thương hiệu nước ép cà chua của siêu thị đều sử dụng phương pháp xử lý nhiệt, trong khi các quầy nước ép có xu hướng sử dụng phương pháp xử lý lạnh.

Nước ép cà chua chế biến lạnh thường có màu sắc và hương vị tốt hơn, nhưng nước ép cà chua chế biến nhiệt có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn vì phương pháp này giúp cơ thể bạn hấp thụ lycopene tốt hơn.

Một số thương hiệu kết hợp nước ép cà chua với các loại trái cây và rau củ khác, chẳng hạn như cần tây và cà rốt, để tạo thành “nước ép rau củ”.

Các loại nước ép rau củ này cung cấp nhiều vitamin và chất dinh dưỡng. Lượng cụ thể tùy thuộc vào loại rau được sử dụng, ví dụ, hỗn hợp nước ép với cà rốt sẽ có hàm lượng vitamin A cao.

Cả nước ép cà chua sống và nấu chín đều có lợi cho sức khỏe, nhưng phiên bản nấu chín có lợi thế hơn. Lycopene trong cà chua được cơ thể bạn hấp thụ tốt hơn khi cà chua được nấu chín hoặc đun nóng.

Chất béo cũng giúp tăng cường khả năng hấp thụ lycopene, vì vậy, thêm một ít dầu ô liu vào nước ép cà chua là một cách khác để tăng cường khả năng hấp thụ.

Nước ép cà chua là một loại đồ uống cung cấp nước, ít calo, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, bao gồm lycopene. Lycopene trong nước ép cà chua có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường loại 2, thậm chí có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Để có được loại nước ép cà chua bổ dưỡng nhất, hãy chú ý đến hàm lượng natri và chọn loại không có hoặc ít natri.

Bạn thấy bài viết Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Cách làm đèn kéo quân bằng giấy đẹp đón Trung Thu

Viết một bình luận