U nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Bạn đang xem: U nang buồng trứng có nguy hiểm không? tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Các dạng u nang buồng trứng thường gặp

U nang buồng trứng là những khối u chứa đầy dịch ở bên trong, có kích thước khác nhau đối với mỗi người. U nang buồng trứng được chia thành 3 loại bao gồm:

– U nang cơ năng.

– U nang thực thể: Loại u nang này được chia thành 3 loại nhỏ, cụ thể:

   + U nang nước buồng trứng

   + U nang nhầy buồng trứng

   + U nang bì buồng trứng

– Lạc nội mạc tử cung dạng u nang.

U nang buồng trứng có nguy hiểm không? - Ảnh 1.

U nang buồng trứng khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

U nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của u nang buồng trứng sẽ phụ thuộc vào loại u nang, kích thước khối u. Một số biến chứng khi bị u nang buồng trứng bao gồm.

Xoắn u nang

Đây là tình trạng khối u nang buồng trứng bị xoắn lại, thường gặp ở các u nhỏ, không dính và có cuống dài. U nang bị xoắn có thể làm mất đi nguồn cung cấp máu cho buồng trứng, gây tổn thương động mạch và tĩnh mạch.

Bên cạnh đó, xoắn u nang còn khiến bệnh nhân bị đau bụng liên tục và dữ dội, kèm triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa. Ngoài ra, người bệnh có thể bị choáng váng, vã mồ hôi, tiểu rắt, táo bón, chướng bụng, đau ở vùng hố chậu và hạ vị.

U nang buồng trứng có nguy hiểm không? - Ảnh 2.

Biến chứng xoắn u nang buồng trứng

Biến chứng vỡ nang

Đây là biến chứng nguy hiểm của u nang buồng trứng, xảy ra khi áp lực dịch trong khối u quá mạnh, khiến kích thước u nang tăng dần và bị vỡ vào lúc đỉnh điểm. Khi u nang buồng trứng bị vỡ, máu và dịch sẽ chảy tràn vào ổ bụng, gây đau bụng dữ dội, liên tục và đột ngột.

Vỡ u nang buồng trứng là biến chứng nguy hiểm, cần được can thiệp y tế kịp thời.

U nang buồng trứng có nguy hiểm không? - Ảnh 3.

Biến chứng vỡ u nang buồng trứng

U nang chèn ép vào các cơ quan xung quanh

Nếu khối u chèn ép lên bàng quang, dẫn đến tình trạng đái rắt. Trong trường hợp khối u chèn ép lên trực tràng, chúng sẽ gây ra táo bón hoặc gây ứ nước bể thận nếu chèn ép vào niệu quản. Trong một vài trường hợp, khối u nang buồng trứng lớn có thể chèn vào tĩnh mạch chủ dưới, dẫn đến tình trạng phù 2 chi dưới, tuần hoàn bàng hệ và cổ trướng.

Biến chứng u nang xuất huyết

U nang xuất huyết xảy ra khi các mạch máu nằm ở thành nang bị vỡ, khiến máu chảy tràn ra ngoài và làm u nang to lên. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như đau bất ngờ, dữ dội ở vùng chậu và hạ vị, xuất hiện cơn đau ở âm đạo, đau khi vận động gắng sức hoặc khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có các biểu hiện như buồn nôn, ói mửa, rỉ máu âm đạo và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Biến chứng khi mang thai

Đa phần, phụ nữ bị u nang buồng trứng khi mang thai là lành tính. Tuy nhiên nếu khối u phát triển lớn có thể gây ra các vấn đề cho mẹ bầu lúc sinh.

Trong trường hợp người mẹ mắc u nang hoàng thể khi thai nhi được trên 13 tuần tuổi có thể không cần phải mổ vì lúc này rau thai đã cung cấp đủ lượng hormon để nuôi dưỡng cho bé. Trái lại, nếu u nang buồng trứng phát triển kích thước nhanh chóng trong vòng 3 tháng giữa thai kỳ thì mẹ bầu cần được mổ gấp.

Một số biến chứng khác

Trong nhiều trường hợp, u nang buồng trứng có thể gây ra tình trạng sảy thai, sinh non, khó có con, vô sinh hoặc thậm chí có nguy cơ chuyển hóa thành ung thư.

U nang buồng trứng có nguy hiểm không? - Ảnh 4.

U nang buồng trứng có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai

Các phương pháp điều trị u nang buồng trứng hiện nay

Các cách điều trị u nang buồng trứng hiện nay bao gồm sử dụng thuốc tây và phẫu thuật. Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp.

Sử dụng thuốc tây

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc tây dựa trên loại u nang, kích thước khối u và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ điều trị, tránh tự ý tăng, bỏ liều để đảm bảo sức khỏe.

Phẫu thuật

Trong trường hợp khối u kích thước lớn, chèn ép vào các cơ quan xung quanh hoặc người bệnh gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Một số phương pháp phẫu thuật u nang buồng trứng phổ biến hiện nay bao gồm mổ nội soi, mổ mở, cắt bỏ khối u, cắt bỏ toàn bộ tử cung hoặc phần phụ.

Nga Phụ Khang – Giải pháp với thành phần thảo dược hỗ trợ cho người bị u nang buồng trứng

Hiện nay nhiều người có xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ giảm sự tiến triển của bệnh. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nga Phụ Khang.

Nga Phụ Khang có chứa thành phần chính là trinh nữ hoàng cung – thảo dược đã được sử dụng để hỗ trợ cải thiện các bệnh về tử cung, buồng trứng, viêm nhiễm phụ khoa. Ngoài ra, Nga Phụ Khang còn chứa các thảo dược quý khác như hoàng cầm, hoàng kỳ và khương hoàng.

Sự kết hợp của 4 thảo dược này giúp Nga Phụ Khang có tác dụng hỗ trợ giảm sự tiến triển của u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u vú, u xơ tiền liệt tuyến lành tính.

U nang buồng trứng có nguy hiểm không? - Ảnh 5.

Nga Phụ Khang giúp hỗ trợ giảm sự tiến triển của u nang buồng trứng

Nga Phụ Khang được bào chế theo công nghệ lượng tử, giúp làm sạch tạp chất, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật có trong các dược liệu, chiết xuất được tối đa hàm lượng hoạt chất trong dược liệu, giúp cao dược liệu giữ được màu, mùi vị tự nhiên, dễ sử dụng.

CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU

Địa chỉ: số 171 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Bích Thảo

Bạn thấy bài viết U nang buồng trứng có nguy hiểm không? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về U nang buồng trứng có nguy hiểm không? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: U nang buồng trứng có nguy hiểm không? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Người đàn ông 32 tuổi ở Hà Nội suy đa phủ tạng nguy kịch sau khi mổ lợn tại nhà

Viết một bình luận