Trời lạnh là yếu tố bất lợi đối với người mắc bệnh tăng huyết áp. Bởi vì nhiệt độ thấp khiến các mao mạch co lại, huyết áp đột ngột tăng cao, dễ gây các biến chứng, đặc biệt là tim mạch, đột quỵ…
Theo các chuyên gia y tế, ở các giai đoạn phát triển và độ tuổi khác nhau, tính đàn hồi của mạch máu cũng thay đổi. Càng lớn tuổi, thành động mạch bị tích tụ nhiều mảng bám xơ vữa và trở nên kém đàn hồi, điều này làm cho tim phải co bóp mạnh hơn để đẩy máu đi. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến huyết áp tăng. Vì vậy, bên cạnh mức huyết áp tối ưu nhất là 120/80 mmHg thì mỗi độ tuổi nhất định sẽ có mức huyết áp an toàn khác nhau.
Ảnh minh họa
Theo khuyến cáo, ở độ tuổi trung niên hay người 50 tuổi huyết áp ở mức bình thường nằm trong khoảng từ 116/81 – 142/89 mmHg (Chỉ số huyết áp tâm thu từ 116 – 142 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương từ 81 – 89 mmHg), trong đó mức huyết áp tối ưu nhất là 129/85 mmHg.
Người ở độ tuổi 50 nói riêng hay thời kỳ trung niên nói chung là giai đoạn con người có nhiều thay đổi trong chu kỳ sinh học, trong đó đáng kể nhất là sự thay đổi nội tiết tố nên dễ mắc phải các bệnh lý không lây nhiễm. Vì vậy, nếu không quản lý và kiểm tra huyết áp thường xuyên sẽ rất dễ dẫn đến bệnh lý tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp.
Dấu hiệu người bị tăng huyết áp
Theo các chuyên gia y tế, người bị tăng huyết áp thường có biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, đỏ mặt… Tuy nhiên, có khoảng 1/3 trường hợp người bệnh không có dấu hiệu gì, chỉ phát hiện bệnh khi đo huyết áp tình cờ hay khám sức khỏe tổng quát hoặc khi đã có biến chứng như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay suy thận mạn giai đoạn cuối.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người lớn từ 50 tuổi trở lên cần khám tổng quát và kiểm tra huyết áp định kỳ vì huyết áp có xu hướng tăng dần theo tuổi.
Tăng huyết áp cấp cứu xảy ra khi huyết áp đo được ≥ 180/120 mmHg kèm có kèm một trong các dấu hiệu sau như co giật, lừ đừ, nhìn mờ, nôn ói, hôn mê, khó thở, đau tức ngực dữ dội, khi đó thì người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.
5 việc cần làm khi trời lạnh kiểm soát huyết áp
Không tự ý bỏ thuốc
Cần đo và theo dõi huyết áp thường xuyên, liên tục, đặc biệt trong mùa lạnh. Người bệnh cần tuân thủ việc khám, điều trị và uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ để duy trì huyết áp ổn định. Không vì lo ngại tình trạng thời tiết xấu mà tự ý thay đổi thuốc liều sử dụng. Tuyệt đối không tự bỏ thuốc khi huyết áp đã về trị số bình thường mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị.
Ảnh minh họa
Luôn giữ ấm cơ thể
Người bị cao huyết áp cần phải mặc ấm, dù ở nhà hay ra ngoài. Đặc biệt phải luôn giữ ấm phần đầu, cổ, bàn chân, dùng khẩu trang che mũi, miệng nếu phải đi ra ngoài trời có gió lạnh để tránh hít thở không khí lạnh.
Tạo không gian phòng thông thoáng nhưng ấm và kín gió. Khi thức dậy cần mặc đủ ấm, đợi cơ thể thích nghi với nhiệt độ rồi mới ra khỏi phòng. Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, cơ thể không thích ứng kịp làm tăng huyết áp đột ngột dẫn đến tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Chế độ ăn uống hợp lý
Trong mùa đông, để tăng sức đề kháng cho cơ thể người bị cao huyết áp cần bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá béo, sữa và chế phẩm từ đậu; bổ sung chất xơ qua rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt; ăn các loại hoa quả mọng nước;…
Đặc biệt, cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo giàu cholesterol (các loại nội tạng: tim, gan, óc, thận); các thực phẩm chế biến sẵn; thực phẩm quá nhiều chất đường, béo… vì chất này sẽ khiến khả năng hấp thụ và trữ nước trong cơ thể tăng, làm cho dung lượng máu trong cơ thể tăng theo. Không ăn đồ ăn quá mặn vì đây là nguy cơ làm tăng huyết áp.
Tránh uống rượu, bia
Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp. Đồ uống có cồn chứa nhiều đường, calo, có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Mỗi người chỉ nên uống 2 ly cà phê và một ly rượu mỗi ngày.
Bia, rượu có thể làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc hạ huyết áp, kéo theo nguy cơ khác như xơ gan, tổn thương hệ thần kinh nếu sử dụng nhiều.
Tập luyện khoa học
Tập luyện thể dục là điều cần thiết để nâng cao sức khỏe đối với những người bị cao huyết áp. Tuy nhiên, mùa đông nhiệt độ buổi sáng thường rất thấp nếu thức dậy quá sớm và bước ra ngoài, nhiệt độ ngoài trời sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.
Do đó, thời gian tập thể dục vào mùa đông nên muộn hơn mùa hè. Tốt nhất nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền và khí công… Khi tập thể dục cũng phải chọn chỗ kín gió, ấm áp. Khởi động kỹ trước khi tập luyện.
6 lưu ý giúp đo huyết áp chính xác nhất
– Ngồi nghỉ 15 phút trước khi đo.
– Không hút thuốc lá, uống cafe 2 giờ trước khi đo.
– Tư thế đo: nằm trên giường hoặc ngồi dựa lưng vào ghế, hai chân chạm sàn nhà, không bắt chéo chân, tay duỗi thẳng, đặt ngang tim, giữ im lặng trong lúc đo.
– Lần đầu tiên đo huyết áp cả hai tay, tay có mức huyết áp cao hơn được chọn để đo và theo dõi huyết áp những lần sau.
– Mỗi lần đo 2 lượt, cùng một tay, mỗi lượt đo cách nhau 2 phút. Nếu huyết áp tâm thu ở 2 lần đo khác biệt > 10 mmHg, đo thêm lần thứ 3 sau 2 phút nữa. Lấy huyết áp trung bình của 2 lần đo gần nhất.
– Người bệnh có thể đo huyết áp buổi sáng hoặc buổi chiều, hoặc khi có triệu chứng gợi ý tăng huyết áp kể trên.
Bạn thấy bài viết Trời lạnh, U50 có dấu hiệu này cần kiểm tra huyết áp ngay để phòng biến chứng có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Trời lạnh, U50 có dấu hiệu này cần kiểm tra huyết áp ngay để phòng biến chứng bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Trời lạnh, U50 có dấu hiệu này cần kiểm tra huyết áp ngay để phòng biến chứng của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay