Toxic positivity là gì? Khi thấy một người bạn của mình vừa trải qua chuyện gì đó khó khăn. Chúng ta thường có xu hướng an ủi họ bằng câu “Hãy tích cực lên!”. Với mong muốn giúp họ phấn chấn tinh thần hơn. Từ đó mau chóng vượt qua được tiêu cực.
Thế nhưng, cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ có những điều tích cực. Và sự tích cực không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tốt như chính cái tên của nó.
Khi lý trí và cảm xúc không tương thích với nhau sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến tinh thần. Lúc đó, sự tích cực sẽ chuyển biến thành “tích cực độc hại”, mà nhiều người thường gọi là toxic positivity.
Tích cực độc hại (toxic positivity) là gì?
Toxic positivity là gì? Tích cực độc hại (hay toxic positivity) là thái độ bài trừ tiêu cực một cách thái quá. Với niềm tin rằng mỗi khi gặp khó khăn, chúng ta cần phải giữ vững thái độ tích cực thì mới đủ minh mẫn để giải quyết vấn đề.
Đúng là tích cực sẽ giúp chúng ta có thêm sức mạnh và niềm tin vào cuộc sống hơn. Nhưng khi quá “tôn sùng” sự tích cực, chúng ta sẽ vô tình ngó lơ những trạng thái cảm xúc khác – vốn không thể thiếu của con người.
Đó là chưa kể, sự tích cực mà chúng ta cố gượng ép bản thân thực chất chỉ là một “tấm áo” bên ngoài. Không có tác dụng gì về mặt tâm lý, cũng không thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề.
Sự tích cực độc hại trong đời sống có thể được nhận diện thông qua những ví dụ sau:
- Tự nhắc nhở bản thân “phải luôn tích cực lên, rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi” mỗi khi gặp chuyện gì khó khăn
- Cha mẹ dạy con không được khóc hay than thở về vấn đề của mình vì như vậy là “yếu đuối”
- Tin rằng nếu một người có điều kiện sống đầy đủ thì họ không nên cảm thấy buồn hay đau khổ
- Tìm cách chạy trốn khỏi vấn đề thay vì đối mặt và giải quyết chúng
Đọc thêm:
Những dịch vụ tư vấn tâm lý học đường bạn có thể cần lưu lại
Lưu ngay 3 địa chỉ tư vấn tâm lý miễn phí “mùa deadline dí”
Nguồn gốc của từ Toxic positivity là gì?
Sự tích cực độc hại khởi nguồn từ tâm lý học tích cực – một nhánh tâm lý tập trung vào việc tìm kiếm hạnh phúc và những yếu tố làm cuộc sống ý nghĩa hơn
Hậu Thế chiến thứ hai, số người mắc bệnh tâm lý ngày càng gia tăng. Để giải quyết tình trạng này, người ta tìm đến phương pháp trị liệu tích cực.
Năm 1950, nhà tâm lý học Abraham Maslow đã viết: “thành công của tâm lý học là nằm ở về tiêu cực hơn là về mặt tích cực”.
Từ đó, cuộc đối thoại về hạnh phúc được mở ra. Đặt vấn đề cho các nhà tâm lý học đang nghiên cứu về chủ đề này tại thời điểm đó.
Lĩnh vực tâm lý học tích cực không được xem là một lĩnh vực chính thức cho đến khi nó được thành lập vào năm 1998. Người sáng lập ra lĩnh vực này là nhà tâm lý học người Mỹ Martin Seligman.
Khi đó, Martin dấy lên trong đầu một suy nghĩ rằng, “nếu trẻ em có thể điều chỉnh cảm xúc của mình, tại sao người lớn không thể?”.
Suy nghĩ này giúp Martin đi đến một kết luận rằng: “cách duy nhất để vượt qua “những điều thực sự tồi tệ”, như bất lực, trầm cảm hoặc lo âu, là nhận ra “mảnh ghép còn thiếu” hoặc trở nên tích cực hơn”.
Ý tưởng của Seligman đã hình thành nên nền móng của khái niệm tích cực độc hại và được phát triển cho đến ngày nay.
5 dấu hiệu giúp bạn “điểm mặt gọi tên” toxic positivity là gì?
Tích cực độc hại thường bị nhầm lẫn với tinh thần lạc quan và lối sống lành mạnh. Tuy nhiên bằng cách nhận biết các dấu hiệu thường thấy của tích cực độc hại. Bạn có thể phân biệt chúng một cách dễ dàng:
Trốn chạy khỏi vấn đề thay vì đối mặt và tìm cách giải quyết
Khi một người tích cực độc hại, họ tin rằng mọi cảm giác khó chịu đều là tội lỗi. Vì thế nên họ cần tránh né chúng và những tác nhân gây ra chúng bằng mọi cách.
Thế nhưng, dẫu chúng ta có tránh né và ngó lơ vấn đề đến bao lâu. Chúng vẫn sẽ tồn tại ở đó. Hành động này làm thuyên giảm khả năng đối mặt và giải quyết vấn đề của chúng ta.
Và vì thế, bạn sẽ không thể nào học được kinh nghiệm. Cũng như không thể trưởng thành từ vấp ngã của chính mình. Dẫn đến việc năng lực bên ngoài và sức mạnh nội tâm bị bó buộc, không thể phát triển được.
Mặc cảm về cảm xúc tiêu cực của mình
Khi một người đang trải qua những cảm xúc tiêu cực, họ cần hiểu rằng những gì họ đang cảm thấy là hoàn toàn bình thường. Điều này sẽ giúp người đó đỡ căng thẳng hơn khi nhìn vào vấn đề.
Tích cực độc hại giáo dục chúng ta tin rằng chỉ có tích cực mới là cảm xúc tốt nhất. Những cảm xúc không mấy dễ chịu. Như đau khổ, tức giận, sợ hãi, lo lắng,… đều xấu và không nên có.
Do đó, khi một người gặp vấn đề, tích cực độc hại sẽ khiến người đó mặc cảm vì đã không tích cực. Mỗi khi đối mặt với cảm xúc tiêu cực, họ thường có xu hướng tự trách bản thân mình. Và tin rằng những khó khăn mà mình gặp phải là đến từ sự tiêu cực đó.
Nếu đã từng tự nhủ với bản thân rằng “Không được buồn. Phải vui lên!”, bạn có thể đã vô tình rơi vào cái bẫy của tích cực độc hại.
Đọc thêm:
Tính nam độc hại (Toxic Masculinity) là gì? Đàn ông không được quyền khóc!
Che giấu cảm xúc thật của mình để được xã hội chấp nhận
Trong cái bẫy của tích cực độc hại, khóc và bày tỏ cảm xúc là yếu đuối và thảm hại. Tương tự, những suy nghĩ không lạc quan cũng khó được chấp nhận hơn.
Để bảo vệ cái tôi, người tích cực độc hại thường kìm nén cảm xúc trước mặt người khác. Biểu hiện thường thấy nhất là họ không dám nói. Hoặc luôn tỏ ý lảng tránh khi đề cập đến vấn đề của mình. Vì bất an rằng mình không hoàn hảo hoặc sợ bị chỉ trích.
Tích cực độc hại còn là khi bạn sợ bộc lộ cảm xúc thật của mình với người khác. Vì tin rằng nó sẽ phá hủy mọi mối quan hệ của bạn.
Nhiều người có thói quen giữ im lặng và che giấu sự khó chịu. Mỗi khi xảy ra mâu thuẫn với “nửa kia” của mình. Họ không dám nói ra những suy nghĩ của mình với đối phương vì muốn bảo vệ mối quan hệ.
Đến khi mâu thuẫn chất chồng mâu thuẫn, họ cảm thấy mệt mỏi với việc phải che giấu cảm xúc. Và rồi mối quan hệ thậm chí còn trở nên khó cứu vãn hơn.
Không muốn để người khác thấy mình không vui
Thường nghe câu: “Những người hay cười là những người chất chứa nhiều nỗi đau nhất”. Bạn có phải là người như vậy không?
Những người có đặc điểm này thường sợ mọi người xung quanh thấy được những khoảnh khắc trì trệ của họ. Khi đi với bạn bè, họ thường là người luôn bày trò trêu chọc và tạo niềm vui cho tập thể. Họ ít khi kể về đời từ của mình. Hoặc nếu có, cuộc sống của họ thường đơn giản và tràn ngập màu hồng.
Đối với họ, việc tỏ ra vui vẻ chứng tỏ bạn đang có một cuộc sống như mơ. Họ không muốn thừa nhận sự thật rằng không ai là không có lúc có khó khăn và đau buồn cả.
Một lý do khác thường thấy là vì một số người nghĩ rằng nếu người khác biết chuyện không vui của mình, người đó có thể bị ảnh hưởng và trở nên tiêu cực theo. Vậy nên họ chọn che giấu cảm xúc vì không muốn trở thành “gánh nặng” của người khác.
“Có vậy cũng buồn, nhiều chuyện còn tệ hơn!”
Đây có lẽ là lời an ủi tệ nhất mà một người có thể nói với người khác. Nhưng đáng buồn thay, ai trong chúng ta cũng đã từng nghe qua câu này ít nhất một lần.
Đúng là vấn đề nào cũng đều sẽ có cách giải quyết thôi. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên nói ra điều này khi người khác đang gặp vấn đề.
Bởi dù chỉ là một câu nói, bạn đang thể hiện rằng bạn không tôn trọng cảm xúc của họ. Hơn thế nữa, nó còn khiến đối phương cảm thấy có lỗi vì đã tỏ ra buồn bã, trong khi còn có nhiều người khác có hoàn cảnh đáng buồn hơn.
Sự thật là mỗi người đều có một giới hạn chịu đựng riêng. Bạn cảm thấy vấn đề mà mình gặp không có gì nghiêm trọng không có nghĩa người khác cũng nên cảm thấy như vậy. Do đó, tôn trọng cảm xúc của người khác trong trường hợp này là chuyện nên làm hơn là buông lời đánh giá. Bởi không ai trong chúng ta biết rõ họ đã trải qua những gì.
Hậu quả của tích cực độc hại – toxic positivity là gì?
Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần
Khi bạn phớt lờ cảm giác khó chịu của mình, nó vẫn tồn tại ở đó. Chỉ là không rõ ràng như khi bạn để ý đến nữa. Cảm giác khó chịu kéo dài và tồn đọng trong tâm trí của bạn sẽ chỉ khiến bạn căng thẳng hơn.
Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ức chế cảm xúc không mang lại lợi ích gì. Mà thậm chí còn có tác hại nặng nề lên sức khỏe tinh thần của con người. Gây ra nhiều phản ứng tiêu cực như mất ngủ, lo âu và các vấn đề về tiêu hóa.
Những người có thói quen ức chế cảm xúc đa phần cũng hình thành những thói quen không lành mạnh như thức khuya, ăn uống thiếu kiểm soát, nghiện việc,… Những thói quen này thực chất chính là cơ chế đối phó của con người khi đối mặt với tổn thương.
Kiểm soát cảm xúc để giữ bình tĩnh đôi khi sẽ cần thiết trong một số trường hợp. Nhưng về lâu về dài, bạn buộc phải đối mặt với những vấn đề của mình và tìm cách hóa giải chúng. Đó mới là cách lành mạnh nhất mà mỗi người nên dùng để chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình.
Cổ xúy cho sự áp bức
Nếu tất cả mọi người trên thế giới đều buộc phải thấy hạnh phúc và vui vẻ. Sẽ không còn ai để tâm đến những vấn đề xã hội đáng lên án như phân biệt chủng tộc, kỳ thị LGBTIQ+ hay bất bình đẳng giới nữa.
Nạn áp bức xâm phạm đến quyền lợi của nhiều nhóm người, đặc biệt là nhóm thiểu số trong xã hội.
Khi sự bất công lên đến đỉnh điểm, nó thôi thúc họ cảm thấy phẫn nộ, khó chịu và sợ hãi. Từ đó sinh ra nghị lực để lên án và thúc đẩy xã hội thay đổi.
Để xã hội văn minh như ngày hôm nay, biết bao cuộc cách mạng đã nổ ra để lật đổ tầng lớp thống trị và thay đổi bất công. Nói cách khác, tích cực độc hại tồn tại sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội về lâu dài.
Tự cô lập
Ức chế cảm xúc lâu ngày khiến chúng ta dần mất đi sợi dây kết nối với chính mình. Không những khiến cho chúng ta khó hiểu mình, nó còn khiến cho người khác khó kết nối với bạn hơn.
Khi thực sự cần được giúp đỡ, chúng ta sẽ oằn mình lại và tự chống chọi với khó khăn thay vì đi tìm sự trợ giúp từ phía bên ngoài.
Ảnh hưởng đến lòng tự trọng
Lòng tự trọng là đánh giá chủ quan của một người về những giá trị cá nhân của họ. Một người có lòng tự trọng cao luôn cảm thấy tự tin, tràn đầy nghị lực và hiểu rõ giá trị của mình.
Ngược lại, người có lòng tự trọng thấp thường đánh giá thấp bản thân. Họ luôn nghĩ mình là người bất tài, vô dụng hoặc luôn đi sau người khác.
Bên cạnh đó, người có lòng tự trọng thấp cũng thể hiện sự thiếu tự tin và bất an của họ ra bên ngoài một cách rõ ràng. Mà đôi khi chính họ cũng không nhận thức được điều đó.
Tích cực độc hại khiến chúng ta có những nhận định mang tính tạm thời, thiếu thực tế. Chẳng hạn như chỉ cảm thấy mạnh mẽ và bản lĩnh khi tích cực và mang lại niềm vui cho người khác. Còn những khi không vui, chúng ta lại có cảm giác như mình là người thất bại và vô dụng.
4 cách giúp bạn tránh xa bẫy “tích cực độc hại” – toxic positivity là gì?
Thực hành chánh niệm
Chánh niệm là sự thông tuệ những gì đang tồn tại và đang xảy ra ở hiện tại. Tự nhìn nhận mình và ý thức của mình. Sống hòa hợp với chính mình và với môi trường xung quanh.
Nam diễn viên Jim Carrey có một câu nói vô cùng nổi tiếng như sau: “Nếu bạn đang không sống cho hiện tại. Thì chỉ có thể là bạn đang mong chờ điều gì đó không chắc chắn. Hoặc đang gặm nhấm đau khổ và tiếc nuối mà thôi”.
Thực hành chánh niệm là một cách vô cùng tốt để bạn kiểm soát cảm xúc của mình. Và tạo ra không gian cởi mở, thoải mái để đối thoại với bản thân mình. Khi hiểu về mình hơn, bạn sẽ ngừng đánh giá bản thân lại. Thay vào đó là tập trung vào đời sống nội tâm của mình nhiều hơn.
Bạn có thể thực hành chánh niệm bằng cách luyện tập thiền định. Chú ý vào những cảm xúc của bạn và những gì đang diễn ra bên trong cơ thể và tâm trí của mình.
Hiểu rõ mình cần gì
Đôi khi mọi người đưa ra những lời khuyên sáo rỗng như “Hãy vui lên đi! Đừng buồn nữa” không phải là vì họ không thực sự muốn giúp đỡ chúng ta. Mà là vì họ không biết nên phản hồi như thế nào cho hợp lý.
Thay vì trông đợi người khác sẽ phản ứng theo cách bạn muốn. Bạn có thể chủ động nói rõ nhu cầu của bạn với người khác. Ví dụ như bạn đang buồn và chỉ cần một người để lắng nghe ở thời điểm hiện tại. Chứ không cần lời khuyên nào.
Một hành động đơn giản như vậy thôi nhưng cũng giúp cho việc giao tiếp và kết nối giữa cả hai dễ dàng hơn nhiều.
Nếu đối phương là người thân hoặc “nửa kia” của bạn. Thì bạn có thể trao đổi với họ rằng bạn muốn được cảm thông như thế nào.
Việc nói thật về cảm xúc của bạn sẽ cho thấy rằng bạn đủ tin tưởng người đó. Và muốn tiến xa hơn với họ. Từ đó tạo ra mối liên kết chặt chẽ hơn giữa hai người. Thế nên đừng để sự bất an và khó chịu ở hiện tại đánh lừa trực giác của bạn.
Hiểu rõ chính mình cần gì cũng giúp bạn dễ dàng tìm ra cách giải quyết một cách nhanh chóng hơn.
Không nói những câu an ủi sáo rỗng
Có nhiều cách rất hữu dụng để an ủi và hỗ trợ một người đang gặp khó khăn. Những câu sáo rỗng như “hãy sống tích cực hơn” tiếc thay, lại không phải là cách.
Nếu bạn không biết phải an ủi người khác như thế nào, thì việc lắng nghe và thông cảm cho họ cũng là một điều tốt mà bạn có thể làm. Đôi khi không phải ai đang gặp khó khăn cũng cần được “dẫn lối đưa đường” cho. Mà thứ họ cần có khi chỉ là một cái ôm ấm áp và một người bạn tốt thôi.
Còn trong trường hợp bạn muốn an ủi, hãy tham khảo những câu sau đây:
- “Chuyện này thật khó khăn, nhưng mình vẫn tin bạn vượt qua được”
- “Đôi khi cảm thấy tồi tệ cũng bình thường mà, không sao đâu”
- “Dù sự việc có khó khăn đến mức nào thì vẫn có mình ở đây với bạn nè”
- “Thất bại là mẹ thành công, cố lên nhé!”
- “Những lúc như thế này thật khó để chúng ta thấy được hướng giải quyết, nhưng khi bình tĩnh lại rồi thì chúng ta sẽ biết cần phải làm gì thôi. Đừng lo nha”
Chấp nhận mọi cảm xúc
Việc này tưởng chừng như đơn giản, nhưng thật ra khó thực hiện hơn chúng ta tưởng nhiều. Khi phải nhìn trực diện vào những cảm xúc khiến mình khó chịu. Chúng ta thường có xu hướng lẩn tránh chúng.
“Tôi quá bận để giải quyết vấn đề của mình”. “Việc phải nhìn nhận vào vấn đề khiến tôi quá căng thẳng”. “Tôi không muốn làm tổn thương người khác”,… Bạn có quen với những lời biện minh này không?
Cần biết rằng, mọi cảm xúc đều có giá trị và không cảm xúc nào là nên bị triệt tiêu. Khi xuất hiện những cảm xúc khiến chúng ta tiêu cực. Việc cần làm là nhìn nhận xem vì sao chúng ta cảm thấy như vậy. Đâu là vấn đề gây ra cảm giác này. Chứ không phải tìm cách để loại bỏ cảm xúc khó chịu đó.
Phải trải qua đau khổ, thất vọng hay tiêu cực thì chúng ta mới thêm quý trọng những khoảnh khắc hạnh phúc hơn. Vậy nên không cảm xúc nào nên được ưu tiên hơn hoặc bị ghét bỏ hơn cả.
Tổng kết
Thông qua bài viết trên, Sau Giờ Hành Chính đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “toxic positivity là gì?”. Một tinh thần sống lạc quan, tích cực là điều đáng trân quý. Nhưng không phải lúc nào tích cực cũng lành mạnh. Sau Giờ Hành Chính mong bạn có một tinh thần sống khỏe mạnh, an lành và dẻo dai.
Bạn thấy bài viết Toxic positivity là gì? Cứ ngỡ “tích cực” ai ngờ “toxic” có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Toxic positivity là gì? Cứ ngỡ “tích cực” ai ngờ “toxic” bên dưới để Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Toxic positivity là gì? Cứ ngỡ “tích cực” ai ngờ “toxic” của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Hỏi đáp
Tóp 10 Toxic positivity là gì? Cứ ngỡ “tích cực” ai ngờ “toxic”
#Toxic #positivity #là #gì #Cứ #ngỡ #tích #cực #ngờ #toxic
Video Toxic positivity là gì? Cứ ngỡ “tích cực” ai ngờ “toxic”
Hình Ảnh Toxic positivity là gì? Cứ ngỡ “tích cực” ai ngờ “toxic”
#Toxic #positivity #là #gì #Cứ #ngỡ #tích #cực #ngờ #toxic
Tin tức Toxic positivity là gì? Cứ ngỡ “tích cực” ai ngờ “toxic”
#Toxic #positivity #là #gì #Cứ #ngỡ #tích #cực #ngờ #toxic
Review Toxic positivity là gì? Cứ ngỡ “tích cực” ai ngờ “toxic”
#Toxic #positivity #là #gì #Cứ #ngỡ #tích #cực #ngờ #toxic
Tham khảo Toxic positivity là gì? Cứ ngỡ “tích cực” ai ngờ “toxic”
#Toxic #positivity #là #gì #Cứ #ngỡ #tích #cực #ngờ #toxic
Mới nhất Toxic positivity là gì? Cứ ngỡ “tích cực” ai ngờ “toxic”
#Toxic #positivity #là #gì #Cứ #ngỡ #tích #cực #ngờ #toxic
Hướng dẫn Toxic positivity là gì? Cứ ngỡ “tích cực” ai ngờ “toxic”
#Toxic #positivity #là #gì #Cứ #ngỡ #tích #cực #ngờ #toxic