Bệnh gút – Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sớm
Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh gút ngày càng gia tăng và đang có xu hướng trẻ hóa. Để lựa chọn được biện pháp cải thiện bệnh gút phù hợp, trước hết cần tìm hiểu về nguyên nhân và các triệu chứng để phát hiện bệnh sớm.
• Nguyên nhân hình thành bệnh gút
Căn nguyên gây ra bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa purin làm axit uric được sản sinh ra nhiều hơn bình thường. Trong khi đó, thận không đào thải kịp sẽ dẫn đến ứ đọng trong cơ thể. Ngoài căn nguyên gốc rễ gây ra bệnh thì còn có một số yếu tố nguy cơ làm bệnh gút tiến triển nhanh hơn, đó là:
– Chế độ dinh dưỡng giàu đạm, thường xuyên ăn hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật…
– Mắc kèm một số bệnh lý nền như cao huyết áp, đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa…
– Gặp phải tác dụng không mong muốn khi dùng một số thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống lao, thuốc tăng huyết áp…
– Gen di truyền – tiền sử gia đình mắc bệnh gút.
– Yếu tố tuổi tác và giới tính: Gút thường gặp ở nam giới nhiều hơn, nữ giới thường bị gút ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.
Chế độ ăn uống giàu đạm là yếu tố làm bệnh gút tiến triển nhanh hơn
• Dấu hiệu nhận biết bệnh gút
Một số triệu chứng điển hình giúp phát hiện bệnh gút từ sớm như:
– Khớp bị gút tấn công sẽ đau nhức, sưng tấy, căng bóng…
– Các triệu chứng của gút thường kéo dài từ 5-7 ngày sau đó giảm dần mức độ.
– Khi cơn đau gút qua đi, các khớp có thể hoạt động lại bình thường.
– Giai đoạn đầu của bệnh gút, các triệu chứng sưng đau có thể chỉ gặp ở một khớp, sau đó xuất hiện ở nhiều khớp hơn.
– Cơn đau gút thường khởi phát đột ngột vào ban đêm gây đau đớn dữ dội và làm người bệnh mất ngủ.
– Ngoài các triệu chứng tại khớp, người bệnh có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi…
Gút gây ra những cơn đau nhức khớp vô cùng dữ dội
Các phương pháp giúp kiểm soát bệnh gút hiệu quả
Để kiểm soát bệnh gút hiệu quả cần đáp ứng 2 mục tiêu là cải thiện triệu chứng sưng đau khớp trong cơn gút cấp và đưa chỉ số axit uric máu về mức bình thường. Dưới đây là các phương pháp kiểm soát bệnh gút mà bạn có thể tham khảo:
Phương pháp không sử dụng thuốc
– Chườm lạnh: Dùng khăn lạnh hoặc đá chườm trực tiếp lên vị trí khớp đang sưng đau.
– Thường xuyên luyện tập thể dục sẽ thúc đẩy quá trình đào thải axit uric, đồng thời giúp các khớp cử động linh hoạt hơn.
– Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu đạm như hải sản, thịt chó, thịt bò, nội tạng động vật…
– Thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật có trong một số loại hạt như hạt óc chó, đậu nành…
– Uống nhiều nước, trung bình từ 1,5-2 lít mỗi ngày sẽ giúp tăng cường đào thải axit uric ra ngoài qua đường tiểu.
Phương pháp sử dụng thuốc tây
Trong cơn gút cấp, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc để giảm đau, tăng thải trừ axit uric. Tuy nhiên, các đơn thuốc cần được thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng tự ý mua thuốc sử dụng dẫn đến các nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
Hoàng Thống Phong – Giải pháp thảo dược hỗ trợ cho người bệnh gút
Hiện nay, ngoài các phương pháp kể trên thì nhiều người mắc bệnh gút có xu hướng tìm đến sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ tăng cường hiệu quả. Tiêu biểu trong số đó là viên uống hỗ trợ người bị bệnh gút Hoàng Thống Phong.
Hoàng Thống Phong có chứa thành phần chính từ cây trạch tả, kết hợp các thảo dược khác như nhọ nồi, thổ phục linh, ba kích, hoàng bá… giúp hỗ trợ giảm nồng độ axit uric máu, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau do gút và hỗ trợ tăng cường chức năng thận.
Hoàng Thống Phong hỗ trợ giảm axit uric máu, giảm các triệu chứng đau do gút
Hoàng Thống Phong đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả lâm sàng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và mang lại hiệu quả khả quan cho người bệnh.
Bài viết trên đã tổng hợp lại một số thông tin về bệnh gút và các phương pháp cải thiện. Ngoài việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tuân thủ phác đồ của bác sĩ, người bệnh đừng quên sử dụng Hoàng Thống Phong mỗi ngày để hỗ trợ giảm axit uric máu, giảm đau gút hiệu quả nhé.
Thanh An
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bạn thấy bài viết Tìm hiểu về bệnh gút và cách hỗ trợ kiểm soát bệnh có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Tìm hiểu về bệnh gút và cách hỗ trợ kiểm soát bệnh bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Tìm hiểu về bệnh gút và cách hỗ trợ kiểm soát bệnh của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay