Bệnh g out là gì?
Bệnh gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa axit uric. Khi nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao, các tinh thể muối urat có xu hướng kết tinh ở các khớp và từ đó gây viêm nhiễm.
Bệnh gút là một dạng viêm khớp phổ biến và phức tạp với các cơn đau, sưng, tấy đỏ và đau dữ dội, đột ngột ở một hoặc nhiều khớp, thường gặp nhất là ở ngón chân cái.
Cơn đau đột ngột ở ngón chân cái khiến cho bạn thức giấc vào nữa. Các khớp bị ảnh hưởng nóng, sưng và đau đến mỗi ngay cả sức nặng của chăn đắp đặt lên cũng có cảm giác không thể chịu đựng được.
Các dấu hiệu của bệnh gout
Đau các khớp dữ dội : Bệnh gout thường ảnh hưởng đến ngón chân cái nhưng nó có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào. Các khớp thường bị ảnh hưởng khác bao gồm mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay. Cơn đau có thể trầm trọng nhất trong vòng 4 đến 12 giờ đầu sau khi bắt đầu.
Đau âm ỉ kéo dài: Sau khi cơn đau dữ dội giảm bớt, một số khớp có thể bị đau âm ỉ kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Sau này các cơn đau sẽ kéo dài hơn và ảnh hưởng rõ ràng đến các khớp nhiều hơn.
Sưng tấy và đỏ: Khớp hoặc các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng tấy, mềm, nóng và đỏ.
Hạn chế di chuyển: Khi bệnh gout phát triển, khiến cho khớp chân ngón cái sưng tấy và đỏ, kèm theo đau thì không thể cử động khớp đi lại bình thường được.
Theo y học cổ truyền tía tô hỗ trợ giảm đau do bệnh gout gây ra.
Tác dụng của lá tía tô với bệnh gout
Theo y học cổ truyền, tía tô có tính ấm đi vào 3 kinh Tâm, Phế và Tỳ. Trong lá tía tô có tác dụng giữ hàm lượng axit uric trong máu thấp nhất từ đó giúp điều trị, hỗ trợ giảm đau do bệnh gout gây ra.
Các chuyên gia y học hiện đại cũng đã chứng minh trong tía tô có chứa các thành phần tốt cho sức khỏe như: Axit Rosmarinic, Luteolin, Perilaldehyde, Apigenin, khoáng chất Phốt pho, Magiê, Canxi, Sắt… và vitamin A, B, C. Các hoạt chất này đều có khả năng hỗ trợ giãn mạch, chống viêm, giảm đau, đào thải axit uric trong máu ra khỏi cơ thể, giúp ngăn ngừa phản ứng viêm và từ đó hạn chế các cơn gout hiệu quả.
Ngoài ra, trong lá tía tô có một số thành phần có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase, đây là loại enzyme có vai trò thúc đẩy hình thành axit uric trong cơ thể. Lá tía tô rất giàu chất xơ, tính kiềm cao có thể thúc đẩy quá trình thanh lọc và đào thải axit uric trong thận. Vì vậy, lá tía tô điều trị bệnh gút mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.
Tía tô một vị thuốc có tác dụng tốt với sức khỏe, trong đó có bệnh gout
Những cách sử dụng lá tía tô để chữa gout
Giã lá tía tô tươi rồi đắp vào các vị trí khớp
Cách thực hiện: Chuẩn bị 200g lá tía tô tươi, 1 thìa muối, 1 miếng vải sạch. Rửa sạch lá tía tô, để ráo nước. Sau đó bỏ toàn bộ lá tía tô vào cối, bỏ thêm 1 thìa muối, giã nát hoặc xay nhuyễn. Lấy miếng vải sạch bỏ lá tía tô đã xay nhuyễn vào rồi đắp lên các vị trí khớp sau đó buộc cố định lại. Thời gian đắp khoảng 30-45 phút.
Dùng lá tía tô tươi nấu nước ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ
Cách thực hiện: lấy 200g lá tía tô tươi, 1 thìa muối, rửa sạch, đun sôi với 400ml nước trong vòng 30 phút, đợi nước nguội từ 45 – 50 độ thì có thể ngâm chân.
Dùng bột lá tía tô khô hòa với nước nóng tạo dạng keo đắp lên khớp
Cách thực hiện: Dùng bột lá tía tô khô đã xay thành bột (số lượng vừa đủ), hòa với nước nóng thành dạng sệt, dạng keo đắp lên vùng khớp bị đau, sưng tấy trong vòng 30 – 45 phút.
Nấu lá tía tô tươi uống hàng ngày
Cách thực hiện: Lấy 20 gam lá tía tô tươi, rửa sạch, thái nhỏ, đun sôi với 200ml nước sạch, đun sôi khoảng 15 phút, chia nước thành nhiều lần uống trong ngày. Có thể uống thuốc này khi có cơn gout cấp tính hoặc uống đều đặn hàng ngày để kiểm soát nồng độ axit uric trong máu.
Dùng lá tía tô hàng ngày như một món rau ăn sống
Cách thực hiện: Dùng lá tía tô trong khẩu phần ăn hàng ngày, ngoài tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh gout, lá tía tô còn giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa. ngộ độc thực phẩm và một số vấn đề sức khỏe thường gặp như ho, cảm cúm, sổ mũi,…
Lấy 15g bột lá tía tô bỏ vào cốc, đổ nước sôi nóng vào pha để uống hàng ngày.
Dùng tía tô khô hay tía tô rang vàng hạ thổ để hãm trà
Cách thực hiện: Lá tía tô khô 20g, cam thảo 4gam, rồi pha với nước sôi để pha trà. Dùng khi còn nóng, có thể dùng hàng ngày giúp giảm đau do bệnh gout hiệu quả.
Những lưu ý khi sử dụng lá tía tô để chữa gout
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng lá tía tô.
Dùng quá nhiều lá tía tô có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn.
Không tùy tiện sử dụng lá tía tô kết hợp với các loại thuốc, thảo dược khác vì có thể làm mất tác dụng của thuốc hoặc gây tác dụng phụ, khi dùng thuốc thì cần hỏi các chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, kiêng hoặc hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều purine.
Người bị dị ứng với thành phần của lá tía tô hoặc người sắp phẫu thuật, bệnh nhân bị tăng nhãn áp không nên dùng.
Thăm khám định kỳ 3 đến 6 tháng một lần để theo dõi và điều trị kịp thời nếu có nguy cơ bệnh tiến triển của bệnh.
Tóm lại , lá tía tô là một vị thuốc tương đối lành tính, có khả năng hỗ trợ giãn mạch, chống viêm, giảm đau, đào thải axit uric trong máu ra khỏi cơ thể, giúp ngăn ngừa phản ứng viêm, và từ đó hạn chế hiệu quả các cơn đau của bệnh gout. Tuy nhiên, sử dụng tía tô như một bài thuốc phải có hướng dẫn của người có chuyên môn được đào tạo bài bản.
Bạn thấy bài viết Tía tô có chữa được bệnh gout không? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Tía tô có chữa được bệnh gout không? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Tía tô có chữa được bệnh gout không? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay