Bệnh dại ở động vật lây sang người qua đường nào?
Bệnh dại là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm virus dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.
Ở Việt Nam thì chó là ổ chứa virus dại chủ yếu chiếm 96-97%, sau đó là mèo: 3-4%, động vật khác (thỏ, chuột, sóc…) chưa phát hiện được.
Bệnh dại gồm các giai đoạn bệnh như sau:
- Giai đoạn ủ bệnh: Trung bình 20 – 60 ngày, nhưng có thể kéo dài từ 4 ngày đến nhiều năm sau (y văn ghi nhận có trường hợp ủ bệnh đến 19 năm), thời kỳ ủ bệnh ngắn khi vết thương ở vùng đầu mặt hoặc lây bệnh qua ghép giác mạc.
- Giai đoạn khởi phát: Thường 2 – 10 ngày, biểu hiện cảm giác sợ hãi, đau đầu , sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê và đau tại vết thương nơi virus xâm nhập.
- Giai đoạn toàn phát hoặc “giai đoạn viêm não”: Thường biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như sợ ánh sáng, tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp … Bệnh tiến triển theo hai thể: Thể liệt kiểu hướng lên (hội chứng Landly) và thể hung dữ chiếm 80%. Giai đoạn này thường kéo dài 2 – 6 ngày, đôi khi lâu hơn và chết do liệt cơ hô hấp. Thể liệt thường sống lâu hơn thể hung dữ vài ngày.
Chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng, đặc biệt là các chứng sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng với các yếu tố dịch tễ học có liên quan.
Bệnh dại là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người.
Liệu có nguy cơ lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng không?
Nhiều người cho rằng chó, mèo đã tiêm phòng dại cắn sẽ không gây bệnh dại và không cần đi tiêm phòng, hoàn toàn yên tâm. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đúng vì thực tế trên thế giới vẫn ghi nhận các trường hợp chó nhà phát bệnh dại dù đã tiêm vaccine. Bời vì hiệu quả miễn dịch ở động vật sau khi tiêm phòng dại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm tiêm, tiêm có đúng phác đồ và có tiêm nhắc lại mỗi năm hay không, chất lượng vaccine, kỹ thuật tiêm… Vì vậy, khi chó cắn, mèo cào, người dân cần sơ cứu tại chỗ và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tiêm phòng.
Trong khi đó bệnh dại là bệnh gây ra bởi virus dại và thực tế khá nhiều trường hợp bị chó mèo là vật nuôi trong nhà cắn. Các vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ thì thời gian ủ bệnh càng ngắn, 100% người lên cơn dại sẽ tử vong.
Ngoài ra, con vật bị dại thì tuyến nước bọt và các dây thần kinh đều có virus dại. Các bộ phận khác cũng có thể chứa virus. Khi bị chó mèo cắn hoặc cào, mọi người cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải rửa vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Sau đó, tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 45 – 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine để làm giảm thiểu lượng virus dại tại vết cắn. Sau đó cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tiêm phòng dại. Người dân tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.
Các biện pháp phòng bệnh dại
Cần thực hiện phối hợp nhiều biện pháp, bao gồm: Cảnh giác với động vật có nguy cơ lây bệnh dại; phòng bệnh dại trên động vật (chích ngừa bệnh dại cho chó, mèo…); phòng bệnh dại trước tiếp xúc ở các đối tượng nguy cơ cao; và phòng bệnh dại sau tiếp xúc.
Trong điều kiện môi trường thuận lợi, virus gây bệnh dại có thể “ngủ đông” từ 3 đến 4 năm. Do đó, chúng ta cần phải chú ý việc tiêm vaccine dự phòng bệnh dại và tiêm nhắc lại theo định kỳ được khuyến cáo.
Những người có nguy cơ bị nhiễm là cán bộ thú y, nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với virus dại, người làm nghề giết mổ chó, người dân và những người đi du lịch đến các khu vực lưu hành bệnh dại cần được bảo vệ và tiêm nhắc lại theo chỉ định của y tế.
Việc tiêm phòng trước khi bị cào, cắn, liếm vừa giúp giảm tỷ lệ tử vong do bệnh dại, vừa giúp giảm sổ mũi tiêm nếu không may bị phơi nhiễm căn bệnh này.
Dạy trẻ tránh xa các động vật hoang dã như mèo, dơi, gấu trúc, chồn hôi, khỉ, cáo… Nhà có vật nuôi như chó, mèo cần chủ động tiêm chủng cho chúng, không cho chúng chạy rông bên ngoài, vì rất dễ lây lan mầm bệnh.
Hà Nội một huyện ghi nhận 3 ổ dịch bệnh dại
Theo Sở Y tế Hà Nội, các tháng đầu năm nay tại huyện Sóc Sơn ghi nhận 3 ổ dịch bệnh dại động vật trên địa bàn các xã Minh Trí, Hồng Kỳ và Đức Hòa.
Đến ngày 27/4/2024 thì 2 ổ dịch tại xã Minh Trí và Hồng Kỳ đã kết thúc, không phát sinh thêm ca bệnh. Ổ dịch tại xã Đức Hòa có dịch tễ phức tạp, do chó nhiễm bệnh dại là chó lạ từ nơi khác đến, 5 người phơi nhiễm đã được tiêm vaccine và huyết thanh kháng dại.
Bạn thấy bài viết Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay