Rau mùi làm một gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn trên mâm cơm của người Việt. Rau mùi được gọi với nhiều cái tên khác như rau ngò, mùi ta, ngổ, ngò rí, ngổ thơm… Khi còn non rau mùi được thu hoạch lá để làm thực phẩm, giai đoạn ra hoa kết quả có thể hái quả phơi khô để nấu chè hoặc nước tắm.
Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm, giúp kích thích tiêu hóa và làm thuốc bổ. Rau mùi có tác dụng chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, tăng lượng nước tiểu và hạ sốt, chữa cảm cúm, cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi. Lá và hạt chứa tinh dầu gây kích thích hệ thần kinh, được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh yếu sinh lý.
Ảnh minh họa
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), toàn cây rau mùi có tinh dầu với thành phần chính là coriandrol, chiếm đến 70%. Hàm lượng caroten (tiền vitamin A) trong lá cao gấp 10 lần cà chua, dưa chuột, canxi, sắt cũng cao hơn những loại rau khác. Đây cũng là loại rau gia vị vô cùng bổ dưỡng, cung cấp vi chất quan trọng cho cơ thể cho làn da trẻ đẹp.
5 công dụng tuyệt vời của rau mùi với sức khỏe
Làm đẹp da
Theo Healthline, rau mùi rất giàu vitamin C, giúp tăng sinh collagen, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sản xuất collagen. Không những thế, loại rau này còn chứa axit linolenic, đã được nghiên cứu như một yếu tố chống lão hóa mạnh mẽ cho làn da của bạn. Axit linolenic chứa chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do trong máu, ngăn chặn tình trạng phá vỡ các tế bào da khỏe mạnh.
Các chuyên gia dinh dưỡng của The Nutrition Twins cũng cho rằng, rau mùi ta chứa nguồn chất chống oxy hóa dồi dào. Những chất chống oxy hóa này giúp làm chậm quá trình lão hóa. Điều này bao gồm làm chậm các dấu hiệu lão hóa có thể nhìn thấy bằng cách quét sạch các gốc tự do gây tổn thương tế bào. Từ đó, làn da cũng được tăng sinh collagen, giúp bạn trẻ trung hơn tuổi thật.
Tăng cường hệ miễn dịch
Theo các chuyên gia, rau mùi cung cấp nhiều vitamin K cần thiết của một người trong một ngày, có tác dụng trong việc phát triển xương cốt và phục hồi vết thương. Bên cạnh đó, loại rau này còn chứa vitamin A và vitamin C – hai loại dưỡng chất chịu trách nhiệm về chức năng miễn dịch của cơ thể.
Ảnh minh họa
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Trong y học cổ truyền, tất cả các bộ phận của cây rau mùi đều có công dụng để giảm đau, tiêu viêm, hỗ trợ đường tiêu hóa và điều trị bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu được công bố trước đó cho thấy loại cây này còn có khả năng bảo vệ sức khỏe “trái tim” như: điều chỉnh huyết áp, cân bằng nhịp tim.
Phòng chống ung thư
Một nghiên cứu vào năm 2019 đã kiểm tra tác dụng của chiết xuất cây rau mùi lên các tế bào ung thư tuyến tiền liệt, kết quả chỉ ra rằng loại thảo mộc này có khả năng làm giảm sự hình thành của các gen cụ thể trên tế bào ung thư. Từ đó, làm chậm thời gian xâm lấn các tế bào ung thư lên những bộ phận khác. Bên cạnh đó, thân và rễ của cây rau mùi còn giàu chất chống oxy hóa như: beta carotene, vitamin C, vitamin E, ferulic, axit caffeic, kaempferol và quercetin có tác dụng phòng ngừa ung thư một cách hiệu quả.
Chống khuẩn, chống viêm tốt
Tinh dầu của cây rau mùi rất dễ bay hơi và có tính kháng khuẩn cao. Vì vậy, loại thảo mộc này thường được sử dụng trong việc điều trị các bệnh về nhiễm trùng do nấm, vi khuẩn hoặc nấm men gây ra. Ngoài ra, hàm lượng axit béo omega – 3 và omega – 6 được tìm thấy trong rau mùi còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và góp phần giúp cơ thể “giữ khoảng cách” với các tác nhân gây hại khác.
Giúp đôi mắt luôn khỏe mạnh
Với hàm lượng các chất chống oxy hóa và hàm lượng beta – carotene cao, rau mùi được xem là loại thảo dược có ích trong việc điều trị các bệnh liên quan đến mắt và cải thiện thị lực. Không những thế, rau mùi còn có công dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
5 nhóm người nên hạn chế ăn rau mùi
Ảnh minh họa
Người mắc bệnh hô hấp
Tiêu thụ quá nhiều rau mùi có thể gây ra các vấn đề hô hấp cấp tính và dẫn đến các bệnh phổi mãn tính như hen suyễn. Cho nên, những người gặp các vấn đề về hô hấp không nên ăn rau mùi để tránh bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Nam giới
Ăn rau mùi thường xuyên sẽ giảm lượng testosterone, từ đó khiến số lượng và chất lượng tinh trùng bị giảm sút. Ngoài ra, nam giới ăn rau mùi vào ban đêm còn gây ra hạn chế lớn về khả năng tình dục, thậm chí dẫn đến tình trạng “trên bảo dưới không nghe”.
Người mắc bệnh dạ dày
Rau mùi tuy tốt cho hệ tiêu hóa nhưng ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng lên dạ dày, gây rối loạn hệ tiêu hóa. Theo một báo cáo y tế, sử dụng 200ml chiết xuất rau mùi trong 1 tuần có thể gây ra một số triệu chứng như hình thành khí trong bụng, đau bụng, đau dạ dày, nôn mửa, di chuyển không vững.
Người bị bệnh gan
Ăn rau mùi ở số lượng vừa phải sẽ giúp loại bỏ các vấn đề về gan nhưng nếu lạm dụng, các thành phần trong rau sẽ làm việc ngược lại. Điều này làm tăng bài tiết mật và cuối cùng sẽ khiến gan bị tổn thương.
Người có cơ địa dị ứng
Tinh dầu trong lá và hạt rau mùi có thể gây kích ứng da. Vì vậy, những người có cơ địa dễ bị dị ứng nên mang gang tay khi tiếp xúc với loại rau thơm này.
6 bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ rau mùi
Ảnh minh họa
Chữa đau bụng do rối loạn tiêu hóa
Rau mùi 8g, đinh hương 4g, quất bì 4g, hoàng liên 4g. tất cả rửa sạch cho 500ml nước sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc còn ấm, dùng liền 3 ngày.
Chữa ăn không tiêu, đầy bụng
Rau mùi rửa sạch, giã nát thêm chút nước lấy nước cốt uống 2 – 3 thìa rất cùng hiệu quả.
Lợi tiểu, giúp hạ cholesterol trong máu
Lấy 12g hạt rau mùi khô ngâm trong nước sôi, lọc, để nguội và uống nhiều lần trong ngày. 15 ngày 1 liệu trình.
Chữa rong kinh
Hạt rau mùi khô 6g, rửa sạch cho 600ml nước, sắc còn 300ml thêm chút đường cho dễ uống, chia 3 lần uống trong ngày, uống lúc còn nóng. Dùng 3 – 5 ngày.
Lợi sữa cho sản phụ sau sinh
Quả mùi già 6g, nước 100ml, đun sôi 15 phút chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 3 ngày.
Làm đẹp da, trị mụn
Giã nát rau mùi lấy nước cốt khoảng 1 thìa cà phê trộn 1 chút bột nghệ, rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ hoặc thường xuyên lấy quả mùi sắc nước rửa. Bài thuốc này tốt cho những người có da khô, da mặt có mụn sẽ giúp da mặt hồng hào, giảm mụn.
Lưu ý, tinh dầu có nhiều trong lá và hạt rau mùi nên có tính gây kích ứng da. Vì vậy những người tiếp xúc thường xuyên với lá và hạt rau mùi cần chú ý mang găng tay khi tiếp xúc. Hạn chế dùng rau mùi cho các bệnh nhân bị hen phế quản hoặc viêm phổi mãn tính.
Bạn thấy bài viết Thêm một loại rau gia vị ngừa K hiệu quả, thích hợp cho chị em làm đẹp nhưng nam giới cần cảnh giác! có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Thêm một loại rau gia vị ngừa K hiệu quả, thích hợp cho chị em làm đẹp nhưng nam giới cần cảnh giác! bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Thêm một loại rau gia vị ngừa K hiệu quả, thích hợp cho chị em làm đẹp nhưng nam giới cần cảnh giác! của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay