Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bạn đang xem: Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Vừa qua, thông tin từ Bệnh viện Nhân dân Số 2 tỉnh Quý Châu, Trung Quốc cho biết đã cấp cứu cho bệnh nhân tên Dương Minh (30 tuổi, Quý Châu, Trung Quốc) trong tình trạng hôn mê sâu. Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã nhanh chóng thực hiện các xét nghiệm cần thiết và tiến hành đo đường huyết cho bệnh nhân.

Kết quả cho thấy lượng đường trong máu bệnh nhân tăng cao bất thường. Bác sĩ bước đầu xác định bệnh nhân bị hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Đây là bệnh thường xảy ra khi cơ thể thiếu insulin trầm trọng và xuất hiện tình trạng kháng insulin, khiến lượng đường trong máu người bệnh tăng rất cao. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu ở bệnh nhân đái tháo đường là một biến chứng rất nặng với tỉ lệ tử vong cao lên đến 20-30%.

Các y bác sĩ đã nhanh chóng thực hiện bù dịch, bù chất điện giải và tiêm insulin để điều trị cho bệnh nhân. Tình trạng của bệnh nhân dần ổn định. Sau khi tỉnh lại, Dương Minh vô cùng sốc khi biết mình gặp biến chứng của tiểu đường

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải- Ảnh 2.

Bệnh nhân được điều trị trong bệnh viện. Ảnh: ĐSPL

Khi được bác sĩ hỏi về thói quen hàng ngày, Dương Minh cho biết anh vốn có sức khỏe vô cùng tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường, hầu như ngày nào cũng uống. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

Giải thích về việc thường xuyên sử dụng các loại đồ uống chứa nhiều đường có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh, bác sĩ cho biết chỉ số đường huyết cao, kéo dài có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng kháng insulin, từ đó làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Mắc tiểu đường loại 2 nhưng không được điều trị kịp thời có thể khiến bệnh nhân gặp biến chứng nặng tương tự như trường hợp của Dương Minh.

Sau khi được bác sĩ giải thích, Dương Minh cảm thấy vô cùng hối hận: “Bây giờ nghĩ lại những gì đã xảy ra, tôi cảm thấy sợ hãi. Tôi không ngờ sở thích uống nước ngọt lại gây hại sức khỏe như vậy”.

Nước ngọt tàn phá cơ thể như thế nào?

Tăng nguy cơ mắc tiểu đường

Việc tiêu thụ nước ngọt thường xuyên khiến lượng đường trong máu và insulin tăng đột biến. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, đóng vai trò quan trọng trong việc khởi phát bệnh đái tháo đường type 2.

Nghiên cứu của Trường Y tế công cộng Harvard chỉ ra rằng uống 1-2 đồ uống có ga mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 26%, so với những người uống một lần mỗi tháng.

Gây tăng cân 

Mỗi lon nước ngọt chứa tới 140-200 calo, chủ yếu từ đường bổ sung. Điều này có thể dẫn đến dư thừa calo nếu không được bù đắp bằng hoạt động thể chất, dẫn đến tăng cân. Thực tế, một nghiên cứu được công bố tháng 5/2020 trên Tạp chí Quốc tế về Dinh dưỡng Hành vi và Hoạt động thể chất đã cho thấy, các hoạt động thể chất được thực hiện trong thời gian rảnh rỗi không thể bù đắp cho số cân tăng do uống nước ngọt.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Gây bệnh gan nhiễm mỡ

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người uống 2 lon nước ngọt có ga mỗi ngày tăng 5 lần nguy cơ xơ gan và ung thư gan.

Chỉ sau 20 phút uống nước ngọt, lượng đường trong máu tăng đột ngột, dẫn đến tăng insulin. Khi đó, gan sẽ phản ứng bằng cách chuyển hóa đường thành chất béo. Điều này có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, vấn đề liên quan đến cholesterol cao và huyết áp cao.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Theo CDC Hoa Kỳ, mặc dù có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch nhưng uống nước ngọt hàng ngày làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim do tiêu thụ quá nhiều đường, có thể dẫn đến béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp.

Gây loãng xương

Do chứa axit photphoric, uống nước ngọt ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, dẫn đến các vấn đề như xương yếu, loãng xương. Ngoài ra, axit photphoric có thể tương tác với axit dạ dày dẫn đến tiêu hóa chậm, đồng thời chặn quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể.

Gây hại thận

Uống nước ngọt có hàm lượng đường cao dễ làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể. Điều này có thể khiến các tinh thể hình thành trong thận, dẫn đến sỏi thận. Nguyên nhân là do nước ngọt thường được sản xuất chứa một lượng đường fructose, khi lượng đường này đi vào cơ thể gây cản trở nghiêm trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và phân hủy purin. Đây là nguyên nhân khiến lượng acid uric trong cơ thể tích tụ nhiều hơn.

Phân hủy men răng

Với độ pH là 3.1, nước ngọt có tính axit cao. Theo phân tích dữ liệu kiểm tra răng miệng của Đại học Michigan (Mỹ), axit có khả năng hòa tan men răng, vì vậy người lớn uống nhiều hơn 3 lon nước ngọt mỗi ngày sẽ có sức khỏe răng miệng tồi tệ hơn người khác.

Hiệp hội Nha khoa Anh cho biết, axit carbonic trong nước có ga làm xói mòn men răng, tăng nguy cơ sâu răng.

Bạn thấy bài viết Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Cà tím luộc chấm cùng nước mắm tỏi trôi cơm cho cả nhà

Viết một bình luận