Tại Việt Nam, tình trạng thừa cân béo phì do chế độ dinh dưỡng không lành mạnh dẫn đến gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây (MTKL) đang là vấn đề đáng báo động, từ đó tạo nên áp lực cho hệ thống y tế và cuộc sống của các gia đình Việt.
Giảm đạm “đỏ”, thêm đạm “xanh” – Giải pháp đơn giản mà hiệu quả cho mọi gia đình
Số liệu Tổng điều tra về dinh dưỡng 1981 – 2020 cho thấy mức đạm động vật, nhất là thịt đỏ, mà người Việt tiêu thụ ở thời điểm hiện tại đã vượt mức khuyến nghị. Cụ thể, đến năm 2020, lượng tiêu thụ thịt bình quân (135g/người/ngày) cao hơn hẳn Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị năm 2016 của Bộ Y tế và Viện dinh dưỡng (70g/người/ngày). Đặc biệt, lượng thịt đỏ chiếm đến 95,5g. Trong khi đó, lượng tiêu thụ rau chỉ đạt 74% mức khuyến nghị. Các yếu tố đó dẫn tới tỷ lệ thừa cân béo phì ở người trưởng thành tại Việt Nam đã tăng từ 12% năm 2010 lên 19,5% năm 2020. Thực trạng này tác động tiêu cực đến vóc dáng, sức khỏe và đặc biệt là tình hình bệnh MTKL như tim mạch, đái tháo đường, ung thư, gút….
Lượng tiêu thụ thịt và tỷ lệ đạm động vật/đạm tổng số năm 2020 đều vượt nhiều so với mức khuyến nghị. Nguồn: Viện Dinh dưỡng
Dựa trên thống kê về tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, việc giảm đạm “đỏ”, thêm đạm “xanh” được đề cử như một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả mà người Việt cần ý thức để thực hiện đều đặn. Thực tế, khi xét đến các chỉ số dinh dưỡng, cả đạm “xanh” và đạm “đỏ” đều thể hiện rõ vai trò và lợi ích quan trọng đối với cơ thể. Các đặc điểm thường được chỉ ra ở đạm động vật là có lượng cholesterol cao, ít chất chống ôxy hóa, nhiều chất béo no và khoáng chất. Trong khi đó, đạm thực vật không có cholesterol, giàu chất xơ hoà tan, giàu chất béo không no có lợi cho sức khỏe, giàu vitamin và khoáng chất đồng thời giàu chất chống ôxy hóa. Vì thế, giải pháp giảm đạm “đỏ”, thêm đạm “xanh” cũng phù hợp với khuyến nghị từ Viện Dinh dưỡng: “Sử dụng cân đối đạm thực vật và đạm động vật trong khẩu phần ăn hằng ngày, người trưởng thành nên sử dụng nhiều đạm thực vật hơn đạm động vật để bảo vệ sức khoẻ. Mỗi người trưởng thành nên tiêu thụ khoảng 100 gam đậu, đỗ, hạt mỗi ngày”.
Lưu ngay tỷ lệ đạm “xanh” – đạm “đỏ” chuẩn chỉnh cho người trưởng thành
Dựa trên những đặc điểm riêng của đạm động vật và đạm thực vật, giải pháp giảm đạm “đỏ”, thêm đạm “xanh” sẽ hướng đến tăng cường sử dụng đạm thực vật theo chế độ ăn lành mạnh để người dùng không mang thêm cholesterol xấu vào cơ thể, từ đó ngăn ngừa béo phì và các bệnh MTKL.
Chế độ ăn lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới
Vậy, cân bằng theo tỷ lệ như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất từ hai nguồn đạm này? Theo khuyến nghị từ Viện Dinh dưỡng: “Người trưởng thành (từ 19 tuổi trở lên) nên ăn đạm động vật theo tỷ lệ 30-35% tổng số đạm nạp vào” và “Tuổi càng cao nên ăn lượng đạm động vật càng ít, và cần bổ sung lượng đạm hợp lý theo tỉ lệ là 1/3 đạm động vật và 2/3 đạm thực vật”.
Đặc biệt, khi lựa chọn các nguồn đạm “xanh” cho bữa ăn, đạm đậu nành luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Nhờ cung cấp tất cả 9 axit amin thiết yếu cho cơ thể, đậu nành trở thành thực phẩm duy nhất trong các loại hạt thực vật có chứa đạm hoàn chỉnh. Đồng thời, đậu nành có hàm lượng đạm cao hơn các loại đậu khác và đáp ứng đủ nhu cầu đạm của cơ thể. Không chỉ vậy, đậu nành còn giàu chất béo thực vật và axit béo không no đa (omega-6 và omega-3) có lợi cho sức khỏe. Vì lẽ đó, Viện Dinh dưỡng khuyến nghị: “Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành là một trong những nguồn cung cấp đạm thực vật, chất xơ cần thiết để góp phần duy trì, bảo vệ và phát triển cơ thể”.
Theo Tiến sĩ Mark Messina – Giám đốc Nghiên cứu Dinh dưỡng Đậu nành, Viện Dinh dưỡng Đậu nành toàn cầu, Hoa Kỳ, lượng dùng khuyến nghị cho người lớn là 2 phần ăn hằng ngày (tương đương 15-25 gam đạm đậu nành). Và bạn có biết, thật dễ dàng khi bổ sung đạm đậu nành vào khẩu phần với các món bổ dưỡng được chế biến từ đậu phụ, tàu hũ ky, giá đậu nành, edamame… Trong đó, cách thức tiện lợi và nhanh chóng nhất chính là uống sữa đậu nành mỗi ngày.
Các nguồn đạm đậu nành – Nguồn: Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Như vậy, hơn bao giờ hết chúng ta cần quyết tâm thực hiện giải pháp cân bằng đạm trong bữa ăn để thu về những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe từ các nguồn đạm “xanh”. Điều này đặc biệt quan trọng với những ai đang giữ vai trò chăm sóc sức khỏe trong gia đình. Vì các quyết định dinh dưỡng thông minh sẽ giúp bảo vệ hiệu quả cho sức khỏe đường dài của những người thân yêu. Tìm hiểu thêm về lợi ích dinh dưỡng đậu nành tại www.vinasoy.com
Tin tài trợ
PV
Bạn thấy bài viết Siêng nạp đạm ‘xanh’ để bảo vệ sức khỏe gia đình có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Siêng nạp đạm ‘xanh’ để bảo vệ sức khỏe gia đình bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Siêng nạp đạm ‘xanh’ để bảo vệ sức khỏe gia đình của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay