Review Bẫy (Trap) – Câu chuyện kịch tính bị kéo lùi đáng tiếc

Bạn đang xem: Review Bẫy (Trap) – Câu chuyện kịch tính bị kéo lùi đáng tiếc tại daihocdaivietsaigon.edu.vn

Bẫy (Trap) là bộ phim mới nhất của M. Night Shyamalan và nhiêu đó là đủ khiến bộ phim trở thành một chủ đề tranh cãi giữa các mọt phim điện ảnh đã quen thuộc với những bộ phim mang dấu ấn của vị đạo diễn gốc Ấn này.

Thật không may, Bẫy có những cú va vấp đáng tiếc. Điều an ủi là bộ phim này vẫn có khía cạnh đủ cuốn hút để gỡ gạc, phần lớn nhờ vào công sức của nam diễn viên Josh Hartnett.

YouTube video
Trailer chính thức của Bẫy

Bẫy kể chuyện từ góc nhìn một tên sát nhân

Bẫy xoay quanh hai cha con Cooper Adams (Josh Hartnett) và Riley cùng nhau đến dự buổi hòa nhạc sôi động của ca sĩ ngôi sao Lady Raven để có một cuối tuần gắn bó cha con, chỉ để nhận ra buổi biểu diễn được vây quanh bởi hàng lớp an ninh một cách bất thường. 

Hóa ra nơi đây là một cái bẫy tinh do cảnh sát lập ra với mục tiêu bắt sống tên sát nhân hàng loạt, Butcher (Đồ Tể). Trong một cú twist không ngờ được là Butcher không ai khác chính là Cooper. 

Giữa thiên la địa võng của cảnh sát, hắn phải tìm cách thoát thân êm thấm mà không tổn hại đến con gái, càng phải tìm ra cách cảnh sát điều tra được hành tung của hắn. Rốt cuộc, kẻ nào đã có thể nhận ra tung tích của gã?

Bẫy là một câu chuyện kịch tínhBẫy là một câu chuyện kịch tính

Một câu chuyện trông kịch tính

Được hình thành từ một tiền đề độc đáo, Bẫy lại gây thu hút sự chú ý bằng cái tên đạo diễn Shyamalan. Là một nhà làm phim đã có sự nghiệp kéo dài 25 năm, Shyamalan đã nhiều lần khiến khán giả lẫn giới phê bình phải kinh ngạc trước kỹ thuật phim ảnh thượng thừa, nhưng cũng không ít lần Shyamalan đem đến sự thất vọng khi những dự án thất bại bóc trần các mặt hạn chế của ông.

Bẫy có lẽ là điểm hội tụ giữa hai thái cực Shyamalan. Ở khía cạnh tích cực, Bẫy là một ví dụ cho kỹ thuật của nam đạo diễn. Bộ phim về tổng thể là một câu chuyện đầy tính khiêu khích và kịch tính.

Josh Hartnett là một điểm sáng của bộ phimJosh Hartnett là một điểm sáng của bộ phim

Góc máy liên tục bám sát nhân vật chính, đặt người xem vào vị trí của kẻ sát nhân, từ đó khắc họa một màn mèo vờn chuột nghẹt thở, nhưng lần này chúng ta được thử cảm giác làm chuột. 

Bẫy, hay đúng hơn là Shyamalan, trong những lúc để Cooper vùng vẫy, sử dụng hết bản tính quỷ quyệt và xảo trá, mô tả nhân vật chính của nó là một chủ thể phức tạp đáng bỏ thời gian thấu hiểu.

Thực tế là bộ phim như Bẫy không chỉ hứa hẹn một cuộc đối đầu căng thẳng giữa sát nhân và FBI, mà còn thực hiện phân tích tâm thần lên Cooper như những gã sát nhân hàng loạt khác trong Hollywood với một ý định đen tối.

Bộ phim mở đầu căng thẳngBộ phim mở đầu căng thẳng

Trong khi những bộ phim như thế này vốn không khuyến khích khán giả cổ vũ cho một ác nhân, nhưng khi hắn mang gương mặt và phong thái của Josh Hartnett, dưới ngòi bút biên kịch của Shyamalan, đó lại là một chuyện khác.

Toát lên phẩm chất ngôi sao, Hartnett biến đổi nhân vật của anh từ một người cha tận tâm đến một tên tâm thần với sự thuyết phục cuốn hút. Mỗi một bước đi Bẫy thực hiện như thể đang cổ vũ cho tên ác nhân, hoặc ít nhất là thôi thúc chúng ta làm điều đó bất chấp sự thật.

Với bối cảnh và âm nhạc bổ sung đúng điệu cho nhauVới bối cảnh và âm nhạc bổ sung đúng điệu cho nhau

Sự quyến rũ của Hartnett trong vai một kẻ suy đồi nhưng có điểm gỡ gạc đã trở thành một điểm nhấn tích cực lung linh của phim, đem đến cho Bẫy những khoảnh khắc thăng hoa, kịch tính cho đến cảm động, gai người và thậm chí hài hước với những câu đùa sến sẩm. 

Còn lại, với tay nghề của mình, Shyamalan để chúng tiếp sức cho sự kịch tính của phim, hoặc để nó âm thầm mô tả nội tâm hoảng loạn trong nhân vật. Yếu tố âm nhạc tưởng chừng chỉ là một yếu tố phụ lại đem đến cho bộ phim một tầng ma mị. Đó là điều ấn tượng còn lại về bộ phim.

Bẫy ũng là bộ phim bị kéo lùi một cách đáng tiếcBẫy ũng là bộ phim bị kéo lùi một cách đáng tiếc

Nhưng cũng phản ánh sở đoản của Shyamalan

Thế nhưng, như đã nói trên, Bẫy cũng là hiện thân của những khía cạnh tồi tệ nơi Shyamalan. Bẫy chỉ thực sự cô đọng tài năng của đạo diễn gốc Ấn ở khúc đầu. Sau màn vật lộn của Cooper khỏi cái lồng là sự thoái trào đột ngột kéo dài hơn mức cần thiết.

Đây là hậu quả của một kịch bản đầy lỗ hổng khi nhìn kỹ hơn mọi thành phần của câu chuyện. Mở đầu mạnh mẽ nhờ vào tiền đề, tiếp diễn lôi cuốn nhờ vào màn đối đầu nghẹt thở…cho đến khi bạn để ý Bẫy ưu ái Cooper hơn tưởng tượng, bằng cách để anh ta trở thành tên sát nhân may mắn nhất từng tồn tại trong lịch sử Hollywood.

Kịch bản nhìn kỹ hơn sẽ thấy mạch logic có vấn đềKịch bản nhìn kỹ hơn sẽ thấy mạch logic có vấn đề

Bẫy được thực hiện như một câu đố tiềm ẩn trong một cuộc đấu trí. Các nghi vấn về hành tung của Cooper liên tục được gợi ý và bộ phim đã thiết lập sẵn bối cảnh cho một màn hạ màn bùng nổ. Song, đoạn cuối chỉ phát ra những tiếng thét thều thào không như mong đợi.

Màn hạ màn ấy còn làm một lỗ hổng kịch bản lộ rõ mồn một. Và cú sảy chân về mặt biên kịch ấy đã khiến màn đấu trí ban đầu trở thành một phân đoạn không còn sức nặng nữa. Thật may là quá trình nhân vật không chịu ảnh hưởng quá nhiều.

Shyamalan lại là điểm yếu lớn nhất của phim | ColliderShyamalan lại là điểm yếu lớn nhất của phim | Collider

Đến cuối cùng, Bẫy vẫn là một bộ phim tử tế, thỏa mãn các gạch đầu dòng cần có để làm nên một bộ phim giật gân.

Đấu trí – có, nhân vật nhiều lớp – có, lý do cần có cho sự giật gân – có, một cú twist – có lẽ không nhất thiết phải có nhưng vẫn có ở đây. Cái mà Bẫy cần là mạch logic tốt hơn. Thật trớ trêu, đó cũng yếu tố thất thường nhất ở Shyamalan.

Bẫy dành cho ai?

Bẫy là một bộ phim người viết hay gọi là phim trung bình lý tưởng để có cớ ăn bắp rang. Đó là những bộ phim mà đạt chuẩn, đủ để thưởng thức, một lựa chọn an toàn không quá khó đoán. Nhìn chung là dễ xem.

Shyamalan có thể là một cái tên đậm chất “cult”, nhưng Bẫy là một bộ phim đại chúng. Nên nếu không kỳ vọng được xem một bộ phim nghệ thuật, thì Bẫy dành cho tất cả những ai cần một trải nghiệm phim ảnh “popcorn” cuối tuần. 

Bạn thấy bài viết Review Bẫy (Trap) – Câu chuyện kịch tính bị kéo lùi đáng tiếc có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Review Bẫy (Trap) – Câu chuyện kịch tính bị kéo lùi đáng tiếc bên dưới để Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Review Bẫy (Trap) – Câu chuyện kịch tính bị kéo lùi đáng tiếc của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Giải trí

Xem thêm chi tiết về Review Bẫy (Trap) - Câu chuyện kịch tính bị kéo lùi đáng tiếc
Xem thêm bài viết hay:  Chăn rau là gì? Khám phá thế giới "nông nghiệp" của dân chơi

Viết một bình luận