Nữ bác sĩ nhớ về ca mổ đặc biệt đầu tiên – phẫu thuật cứu bố chấn thương sọ não

Bạn đang xem: Nữ bác sĩ nhớ về ca mổ đặc biệt đầu tiên – phẫu thuật cứu bố chấn thương sọ não tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Viết lại cuộc đời cho nhiều bệnh nhân

23h, cả gia đình đang chuẩn bị đi ngủ, điện thoại của TS.BS Phạm Thị Việt Dung (SN 1980, Trưởng bộ môn Phẫu thuật tạo hình, trường Đại học Y Hà Nội, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai) đổ chuông liên hồi.

Đầu dây bên kia là tiếng nhân viên bệnh viện gấp gáp thông báo một người bị lột toàn bộ da đầu vì vướng tóc vào máy khoan giếng chuyển từ Điện Biên nhập viện, cần phẫu thuật gấp.

30 phút sau, chị cùng toàn bộ ekip có mặt tại bệnh viện, sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân kịp thời.

“Da đầu long tróc từng mảnh nhỏ, cộng thêm việc mảnh ghép đứt rời 12 tiếng, qua mất thời gian vàng, nên cơ hội sống của mảnh ghép hầu như còn rất ít”, bác sĩ Dung nhớ lại.

Nữ bác sĩ nhớ về ca mổ đặc biệt đầu tiên - phẫu thuật cứu bố chấn thương sọ não - Ảnh 1.

Bác sĩ Dung cùng ekip đang mổ tái tạo bộ phận sinh dục cho người bệnh.

Hơn 6 giờ làm việc liên tục trong phòng mổ, bác sĩ Dung cùng ekip tạm an tâm vì hai mảnh đứt rời chính được cấp máu.

Bệnh nhân này là một trong nhiều trường hợp được bác sĩ Dung và ekip mổ “chạy đua” với thời gian, đưa họ thoát cửa tử và lành lặn trở về với cuộc sống thường ngày.

Gần 20 năm gắn bó với công việc phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ Dung quá quen với những ca cấp cứu đêm, ngày nghỉ lễ như vậy.

Bên cạnh những ca nặng, nguy kịch, bác sĩ Dung từng không ít lần chạy đua từng tích tắc giành giật lại hình thể, chức năng cho các bệnh nhân bị tai nạn, dị tật bẩm sinh.

Là phụ nữ, chị thấu hiểu hơn ai hết những mất mát, đau đớn về tinh thần khi một phần cơ thể không còn lành lặn. Đó cũng là động lực để chị tập trung đi sâu vào nâng cao tay nghề những lĩnh vực như tái tạo vú và cơ quan sinh dục ngoài của nữ.

Ngay từ khi còn học bác sĩ nội trú, bác sĩ Dung đã tham gia điều trị cho nhiều mảnh đời bất hạnh vì dị tật cơ quan sinh dục ngoài. Trong đó, ấn tượng sâu sắc nhất với chị là bệnh nhân mang nhiễm sắc thể XY mắc hội chứng không dung nạp Androgen ở Hà Nam với hình thể ngoài là nữ.

Từ lúc học cấp 3, nữ sinh ở Hà Nam này không có kinh nguyệt như các bạn khác. Cô ấy mơ hồ cảm nhận được những bất thường của cơ thể, nhưng mãi đến khi lên đại học mới đi khám và nhận được kết quả không có âm đạo. Cô ấy chẳng dám chia sẻ nỗi đau đó với ai, ngay cả bố mẹ và anh chị em ruột.

Mãi về sau, cô ấy mới dám đến bệnh viện, tìm gặp GS.TS Trần Thiết Sơn (nguyên trưởng Bộ môn Phẫu thuật tạo hình, Đại học Y Hà Nội) để mong có hướng điều trị. “Thầy Sơn vừa là giáo viên, vừa bác sĩ hướng dẫn tôi cùng tham gia vào việc hoàn thiện kỹ thuật tạo hình âm đạo cho bệnh nhân này”, bác sĩ Dung nhớ lại.

Nữ bác sĩ nhớ về ca mổ đặc biệt đầu tiên - phẫu thuật cứu bố chấn thương sọ não - Ảnh 2.

Bác sĩ Dung hiện là Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai.

Từng bị gia đình cấm học y

Đam mê công việc, có vị trí cao khi còn rất trẻ nhưng bác sĩ Dung bộc bạch, trước đây chị không được gia đình đồng ý cho theo nghề y.

Ngay từ khi còn nhỏ, cô bé Việt Dung đã hâm mộ bố – một thầy thuốc có tiếng ở huyện. Dung thường rủ bạn bè quanh nhà chơi trò bác sĩ – bệnh nhân. Dung sẽ vào vai bác sĩ nhí, thăm khám cho bệnh nhân.

Những chiếc gai bưởi ngày ấy trở thành kim tiêm, mảnh áo rách trở thành bông gạc. Cứ thế, tất cả được dàn dựng như hoạt động trong bệnh viện. Không ít lần hàng xóm dắt con sang bắt đền vì “bác sĩ nhí” Việt Dung chọc kim tiêm làm đau hoặc băng chặt làm tím tay con họ.

Năm 1998, sau khi tốt nghiệp cấp 3, cô bé Dung năm ấy thi đỗ cùng lúc cả 3 trường đại học, trong đó có trường Đại học Y Hà Nội. Thế nhưng, cả gia đình phản đối vì cho rằng nghề y vất vả, thời gian học dài, tốn kém. Mẹ khuyên cô nên học sư phạm để sớm ổn định rồi lập gia đình.

Ngày nhập trường, mặc mọi lời năn nỉ xin cho y khoa, bố vẫn cô chở một mạch từ nhà đến cổng trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

Sau hai tuần đi học, ý nghĩ về học y vẫn không ngừng đeo bám và chị tự hỏi nếu không tự quyết thì bản thân sẽ không bao giờ thành bác sĩ. Cuối cùng, chị đánh liều rút hồ sơ nộp sang trường Đại học Y Hà Nội.

Với điểm số thuộc hàng top thành phố, chị nhanh chóng được trường đồng ý cho nhập học . May mắn, khi biết chuyện, bố mẹ đành im lặng chiều theo ý con gái.

Năm 2004, khi chị chuẩn bị tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, chưa kịp lựa chọn chuyên ngành để học tiếp thì một tai nạn bất ngờ ập đến gia đình. Bố của chị bị chấn thương sọ não nặng phải nằm điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Suốt 2 tháng ròng rã, ông nằm thở máy, mê man, nhiễm trùng phổi và xuất hiện những vết loét do tỳ đè.

Những đêm trông bố, chị lang thang ra phòng trực cấp cứu và được chứng kiến những ca cam go cứu tạo hình cho các bệnh nhân nặng. Từ đó trở đi, chị nuôi dưỡng ước mơ trở thành bác sĩ phẫu thuật tạo hình.

Sau khi tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, chị đăng ký học lớp chuyên khoa định hướng phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.

Chị Dung vẫn nhớ như in về ca phẫu thuật đầu tiên trong chuyên ngành. “Bệnh nhân đầu tiên tôi phẫu thuật tạo hình chính là bố”, chị tâm sự. May mắn ca phẫu thuật đầu tiên trong nghiệp làm bác sĩ của chị thành công ngoài mong đợi.

Những vết thương của bố dần lành lại, đó cũng là niềm vui cũng như động lực giúp bác sĩ Dung tiếp tục đi con đường bản đã chọn.

Công việc của một bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ đòi hỏi sự tinh tế và đôi tay khéo léo thiên bẩm. Tuy nhiên, để có được những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm như hiện tại, bác sĩ Dung cùng các đồng nghiệp phải trải qua hành trình dài nỗ lực và cố gắng.

Nhờ đam mê công việc, hăng say cống hiến, chị Dung được lãnh đạo, thầy cô và bạn bè đồng nghiệp tin tưởng giao trọng trách quản lý bộ môn, khoa khi còn rất trẻ.

Nữ bác sĩ nhớ về ca mổ đặc biệt đầu tiên - phẫu thuật cứu bố chấn thương sọ não - Ảnh 3.

Bác sĩ Dung bén duyên lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ sau lần bố gặp tai nạn.

Cùng lúc đảm nhận nhiều vai trò, chị có rất ít thời gian cho bản thân và gia đình. Nữ bác sĩ thú nhận, bản thân chăm chỉ việc cơ quan, còn ở nhà, chồng con và gia đình chịu thiệt thòi nhiều.

Nữ bác sĩ chia sẻ, để có được thành công như hôm nay là nhờ sự hỗ trợ lớn từ gia đình. “Nếu không có sự sẻ chia, cảm thông từ gia đình sẽ rất khó khăn trên con đường sự nghiệp”, TS.BS. Phạm Thị Việt Dung nói.

Bạn thấy bài viết Nữ bác sĩ nhớ về ca mổ đặc biệt đầu tiên – phẫu thuật cứu bố chấn thương sọ não có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Nữ bác sĩ nhớ về ca mổ đặc biệt đầu tiên – phẫu thuật cứu bố chấn thương sọ não bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Nữ bác sĩ nhớ về ca mổ đặc biệt đầu tiên – phẫu thuật cứu bố chấn thương sọ não của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Cách làm sạch tổ yến tại nhà chỉ với 5 bước đơn giản

Viết một bình luận