Bệnh tay chân miệng ở trẻ lây nhiễm qua con đường nào?
Bệnh tay chân miệng thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus và có thể lây từ người sang người. Những con đường lây truyền virus tay chân miệng ở trẻ nhỏ bao gồm:
– Virus lây qua giọt bắn khi hắt hơi, ho, dịch tiết từ miệng và mũi, thậm chí là chất thải của người bệnh.
– Lây qua các vật dụng, đồ chơi mà trẻ tay chân miệng đã sử dụng, virus có thể bám trên bề mặt, sau đó tấn công người khỏe mạnh.
– Lây qua người chăm sóc trẻ tay chân miệng: Người chăm sóc có thể nhiễm virus này nếu vệ sinh tay chân cơ thể không bảo đảm.
Nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ
Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, cụ thể:
Giai đoạn ủ bệnh: Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ trong giai đoạn này chưa rõ ràng. Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài 3-7 ngày, lúc này virus xâm nhập cơ thể chưa hoạt động.
Giai đoạn khởi phát: Thường kéo dài 1-2 ngày sau ủ bệnh, đây là giai đoạn xuất hiện triệu chứng tay chân miệng ở trẻ đầu tiên như: Sốt 37,5 – 38 độ C, đau răng và miệng, chảy nhiều dãi, đau bọng, biếng ăn, quấy khóc, tiêu chảy… Trường hợp trẻ sốt cao liên tục trên 38.5 độ trong 2 ngày, phụ huynh cần theo dõi liên tục để có biện pháp xử trí kịp thời.
Giai đoạn toàn phát: Thường kéo dài 3-10 ngày, đây là giai đoạn trẻ có triệu chứng nặng nhất, rõ ràng nhất như:
– Lở loét miệng: Trẻ bắt đầu xuất hiện những nốt ban chấm đỏ ở khu vực vòm miệng, lợi, lưỡi, má và nhanh chóng trở thành ban nước có kích thước 2-3mm khiến trẻ chảy dãi nhiều hơn. Các bọng nước này rất dễ vỡ khi có ma sát khiến trẻ bị đau đớn khi ăn uống.
– Phát ban trên da: Xuất hiện những nốt ban đỏ có chứa dịch trong suốt gồ trên da, chủ yếu tại lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Những nốt phát ban có hình bầu dục, đường kính từ 2 – 10mm, có thể nằm ẩn hay mọc lồi trên da, không gây đau ngứa. Thường các nốt ban này không gây ngứa nhưng đa số sẽ để lại vết thâm sau khi hết bệnh.
Giai đoạn phục hồi: Thường từ ngày thứ 7 kể từ khi thấy dấu hiệu bệnh đầu tiên, trẻ sẽ dần bình phục nếu không có những biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên trong quá trình tiến triển của bệnh tay chân miệng, nếu phụ huynh quan sát thấy những biểu hiện bất thường như: Trẻ giật mình > 2 lần/ phút, quấy khóc liên tục, sốt cao uống thuốc hạ sốt không hạ, co giật, yếu chi, nôn ói liên tục, thở mệt,… cần đưa trẻ đi bệnh viện thăm khám.
Bệnh tay chân miệng đặc trưng bởi những tổn thương mụn nước trên da
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà
Hiện nay, cách chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ hướng đến mục tiêu làm giảm triệu chứng kết hợp với chăm sóc tại nhà. Phụ huynh cần lưu ý:
– Tạm thời cách ly trẻ ở nhà nhằm tránh lây nhiễm cho những trẻ khác.
– Trường hợp trẻ bị sốt, đau đớn khó chịu, phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Bổ sung nước cho trẻ sau khi sốt hoặc sau khi bị tiêu chảy bằng nước lọc, nước ép trái cây, điện giải.
– Thường xuyên sát trùng niêm mạc cho trẻ bằng nước muối 0.9%.
– Cung cấp chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng cho trẻ.
– Hạn chế cho trẻ sử dụng thực phẩm có tính chua, cay, mặn, đặc, nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ sẽ khiến bệnh nặng hơn, trẻ khó khăn khi thu nạp.
Đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng
Giải pháp thảo dược giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng giảm nguy cơ mắc các biểu hiện do virus
Để hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh tay chân miệng, hiện nay nhiều cha mẹ đang tin tưởng cho con sử dụng bộ sản phẩm thảo dược cốm và gel Subạc.
Đối với các tổn thương mụn nước ngoài da của bệnh tay chân miệng, phụ huynh nên cho con sử dụng gel Subạc có thành phần: Nano bạc, chitosan, kẽm salicylate… giúp kháng khuẩn, làm dịu da, chăm sóc và bảo vệ da.
Subạc là nhãn hàng uy tín vừa vinh dự nhận danh hiệu “Top 10 Thương hiệu mạnh Quốc gia 2024”. Có được thành tựu này là nhờ sự tin dùng của nhiều người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước trong suốt 10 năm qua.
Bên cạnh đó, nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là do sức đề kháng của trẻ con non nớt. Nên để phòng ngừa cũng như hỗ trợ kiểm soát bệnh cần tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cho con. Và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe như cốm Subạc là lựa chọn cho các bậc phụ huynh vì những ưu điểm:
– Cốm Subạc có thành phần cao lá xoài và cao bạch chỉ có công dụng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ thêm khỏe mạnh và phòng ngừa các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra.
– Cao lá neem trong sản phẩm giúp hỗ trợ làm lành vết thương. Trẻ bị tay chân miệng khi sử dụng cốm này sẽ nhanh lành.
– Thêm vào đó, các thành phần như: L-Lysine, vitamin C, kẽm gluconate là các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng, hỗ trợ làm lành vết thương khi bị tay chân miệng.
Bộ sản phẩm Subạc giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh tay chân miệng
Như vậy bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích về triệu chứng tay chân miệng ở trẻ và cách khắc phục. Để phòng ngừa bệnh cũng như hỗ trợ cải thiện nhanh các triệu chứng tay chân miệng, cha mẹ nên cho con sử dụng bộ đôi gel và cốm Subạc mỗi ngày.
Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu
Địa chỉ: số 171 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 02438461530
* Thực phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Anh Thư
Bạn thấy bài viết Những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay