Nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát ‘tấn công’ trẻ, bệnh dễ trở nặng và biến chứng, bố mẹ tuyệt đối không được lơ là, chủ quan!

Bạn đang xem: Nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát ‘tấn công’ trẻ, bệnh dễ trở nặng và biến chứng, bố mẹ tuyệt đối không được lơ là, chủ quan! tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Hiện nay, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang bước vào giai đoạn giao mùa với nền nhiệt trong ngày thay đổi thất thường, lúc nóng lúc lạnh kèm theo nồm ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc có thể sinh sôi, gây nên nhiều loại bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt với trẻ nhỏ.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, với điều kiện thời tiết trên, không chỉ gia tăng các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, cúm mùa, hen phế quản, viêm mũi dị ứng… mà còn làm lây lan các bệnh truyền nhiễm như bệnh sởi, thuỷ đậu, ho gà, tay chân miệng… Vì vậy, người dân tuyệt đối không được chủ quan, nhất là trong việc phòng ngừa bệnh cho trẻ nhỏ.

Nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát 'tấn công' trẻ, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan, lơ là - Ảnh 2.

Trẻ mắc thủy đậu đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Ảnh BVCC

Bệnh sởi có nguy cơ bùng phát do tỷ lệ tiêm chủng thấp

Ngày 19/3, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có công văn gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi. Theo đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gần đây đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới.

Theo dữ liệu của WHO, tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh sởi đã tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023.

Theo WHO, tại Việt Nam, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong thời gian qua và việc gián đoạn cung ứng các vaccine trong Chương trinh tiêm chúng mở rộng (TCMR) năm 2023 đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng các vaccine cho trẻ em trên toàn quốc.

Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi các vaccine trong những năm gần đây là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh bao gồm sởi. Theo báo cáo của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm từ đầu năm đến nay ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố, không ghi nhận ổ dịch tập trung.

Gia tăng các ca mắc ho gà

Theo thông tin trên Hanoionline, từ đầu năm đến nay, toàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận 18 ca bệnh ho gà, chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Tuy nhiên trong khi cả năm 2023, Hà Nội chỉ có 1 ca và năm 2022 không có ca bệnh.

Tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới – Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị tích cực cho 10 bệnh nhân ho gà, trong đó, có 2 bệnh nhi của Hà Nội. Theo đó, một bệnh nhi chưa được 2 tháng tuổi ở quận Bắc Từ Liêm, chưa được tiêm phòng bệnh ho gà. Và một bé gái 11 tuổi ở huyện Gia Lâm, gia đình không nhớ đã tiêm đủ 4 mũi ho gà cho con hay chưa.

Theo các chuyên gia dịch tễ, ho gà lây lan cao hơn cả cảm cúm, một người có thể lây cho 12-17 người. Trẻ em chưa được tiêm chủng vaccine ho gà đầy đủ là đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm bệnh và thường biểu hiện bệnh lý nặng.

Đáng lưu ý, ho gà nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng viêm phổi, dẫn đến tử vong. Nếu không có biện pháp phòng bệnh ho gà ngay từ gia đình và cộng đồng thì dịch bệnh sẽ quay trở lại.

Cảnh báo các chùm ca bệnh tay chân miệng, thủy đậu

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, ngày 23/2 đến ngày 1/3, Thành phố ghi nhận 37 trường hợp mắc tay chân miệng. Trong đó nhiều nhất là tại quận Nam Từ Liêm (12 ca), Hà Đông (5 ca), quận Long Biên và huyện Thanh Trì mỗi nơi có 3 ca. Như vậy, từ đầu năm đến đầu tháng 3, thành phố có 125 trẻ mắc tay chân miệng (tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2023).

Cùng với bệnh tay chân miệng, từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố cũng ghi nhận 147 trường hợp mắc thủy đậu (giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2023).

Theo đánh giá của CDC, thời gian qua, Hà Nội đã xuất hiện một số ổ dịch, chùm ca bệnh tay chân miệng, thủy đậu trong trường học, chủ yếu ở trẻ lứa tuổi mầm non, tiểu học. Dự báo, thời gian tới Hà Nội có thể ghi nhận thêm ca bệnh, ổ dịch.

Các bác sĩ cảnh báo, trẻ bị tay chân miệng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như phù phổi cấp, viêm cơ tim, viêm não và có thể dẫn tới tử vong.

Đối với thủy đậu, một số trường hợp có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm cầu thận cấp, nhiễm trùng da biến chứng nhiễm trùng huyết… nếu không theo dõi, tuân thủ điều trị đúng cách.

Phòng ngừa bệnh cho trẻ

Theo các bác sĩ, trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng hoặc trễ lịch tiêm chủng là những đối tượng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như ho gà, sởi, thủy đậu… Vì vậy, để phòng ngừa bệnh cho trẻ, cần tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch đối với các bệnh có vaccine phòng bệnh như: COVID-19, sởi, thủy đậu, cúm…

Nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát 'tấn công' trẻ, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan, lơ là - Ảnh 3.

Theo các chuyên gia, tiêm vaccine đầy đủ là phương pháp hữu hiệu phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ

Bên cạnh tiêm phòng vaccine cho trẻ, người lớn cần kết hợp các biện pháp vệ sinh cá nhân cho trẻ để giảm mắc bệnh như không tiếp xúc gần với người mắc bệnh và nghi nhiễm; đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi đến nơi đông người; vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn; giữ vệ sinh môi trường nhà ở và xung quanh thông thoáng, sạch sẽ.

Ngoài ra, cần chú ý đến chế độ ăn nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Một chế độ ăn khoa học là rất cần thiết với trẻ nhỏ. Đây là yếu tố quan trọng giúp trẻ có hệ miễn dịch vững vàng, chống lại các nguy cơ mắc bệnh.

Khi trẻ có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. Trong trường hợp trẻ mắc bệnh, bố mẹ cần biết cách chăm sóc, không mắc những sai lầm khiến tình trạng của bệnh nặng thêm hoặc có thể gây biến chứng.

Chẳng hạn, khi trẻ mắc thủy đậu, nhiều cha mẹ cho rằng phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm rửa cho trẻ. Đây là quan niệm sai lầm bởi trẻ có thể bị biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn là nhiễm trùng huyết. Trẻ mắc thủy đậu sẽ khó chịu, ngứa da, không tắm càng khiến trẻ thêm ngứa ngáy, gãi vỡ các nốt thủy đậu, dễ nhiễm trùng nặng, bội nhiễm, gây biến chứng nguy hiểm.

Với những trường hợp trẻ mắc các bệnh cảm cúm, viêm đường hô hấp, cha mẹ không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ hoặc sử dụng không đúng hướng dẫn sử dụng, tự ý tăng liều cho nhanh khỏi… Những sai lầm này có thể khiến vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc và sẽ rất khó khăn để điều trị các nhiễm trùng cho trẻ lần sau.

Bạn thấy bài viết Nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát ‘tấn công’ trẻ, bệnh dễ trở nặng và biến chứng, bố mẹ tuyệt đối không được lơ là, chủ quan! có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát ‘tấn công’ trẻ, bệnh dễ trở nặng và biến chứng, bố mẹ tuyệt đối không được lơ là, chủ quan! bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát ‘tấn công’ trẻ, bệnh dễ trở nặng và biến chứng, bố mẹ tuyệt đối không được lơ là, chủ quan! của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Cách làm tôm hùm nướng mỡ hành thơm lừng ai ăn cũng xuýt xoa

Viết một bình luận