Vừa qua, đại diện Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM cho biết, vừa qua nơi đây đã phẫu thuật cứu thành công một trường hợp bệnh nhi bị thủng sàn sọ sau tai nạn nguy hiểm.
Bệnh nhi là một cháu bé 3 tuổi, quê Đồng Nai, nhập viện ngày 19/9 trong tình trạng chảy nước trong bên mũi trái. Khai thác bệnh sử, trước đó hơn 1 tháng, bé trai chơi với đũa và có đưa chiếc đũa vào mũi. Bất ngờ bé bị ngã, khiến chiếc đũa cắm xuyên mũi trái. Sau tai nạn, bé tự rút chiếc đũa khỏi mũi.
Thấy con cầm chiếc đũa đâm vào mũi gây cháy máu mũi, mẹ đã đưa bé đến trạm y tế khám, nhưng được cho về do máu tự cầm. Tuy nhiên đến sáng hôm sau, bé sốt và cứng cổ.
Gia đình đưa bé nhập viện gần nhà, điều trị viêm não. Sau 2 tuần, bệnh nhi được xuất viện nhưng nước mũi chảy không giảm. Lo lắng, gia đình đưa bé đến Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM khám.
Các bác sĩ phẫu thuật vá lỗ rò sàn sọ cho bé trai sau khi bị đũa cắm vào mũi
Tại bệnh viện, kết quả chụp CT-Scan phát hiện bé rò dịch não tủy sau chấn thương. Các bác sĩ đã lên kế hoạch phẫu thuật nội soi qua đường mũi xoang để vá bít lại lỗ rò ở sàn sọ, dưới sự hướng dẫn của hệ thống định vị IGS.
Bác sĩ Nguyễn Minh Hảo Hớn, Trưởng Khoa Mũi xoang – Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết ê-kíp đã dùng mỡ bụng của bé để lấp vào vị trí tổn thương, bơm keo sinh học để gia cố giúp việc bít lỗ rò chắc chắn hơn.
Hiện bệnh nhi đã tỉnh táo, chạy nhảy, không nhức đầu, không còn chảy dịch mũi trong, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.
Thủng sàn sọ sau chấn thương rất hiếm gặp
Theo bác sĩ Hớn, đây là trường hợp trẻ nhỏ tuổi nhất bị rò dịch não tủy mà bệnh viện tiếp nhận điều trị trong nhiều năm trở lại đây. Thống kê trong thời gian 5 năm qua bệnh viện tiếp nhận có 32 ca bị rò dịch não tủy, và đều là người lớn.
Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Trần Quang Minh, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM cho biết, việc thủng sàn sọ sau chấn thương rất hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 10% các tai nạn chấn thương.
Trong trường hợp này, bệnh nhi còn rất nhỏ, đã bị chấn thương lâu. Do đó, các bác sĩ quyết định phẫu thuật nhiều lớp để gia tăng tỷ lệ thành công. Cụ thể, việc lấy mỡ bụng tự thân đưa vào lỗ rò được xử lý vô trùng để đảm bảo an toàn cho bé. Sau đó, bé tiếp tục được dùng keo sinh học để bít thêm vào vị trí rò.
Cần làm gì để phòng tai nạn cho trẻ
Nếu cho trẻ chơi đũa cần đảm bảo đầu đũa không được sắc nhọn. Ảnh minh họa
Các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh cần hạn chế cho bé dùng những vật sắc nhọn (như đũa, bút) vì dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Nếu chẳng may đã xảy ra chấn thương, người nhà nên đưa bé đến bệnh viện khám để phát hiện tổn thương sàn sọ và điều trị sớm, tránh dẫn đến biến chứng viêm màng não. Đặc biệt, không được tự rút dị vật ra mà cần cố định vết thương lại để đưa đi cấp cứu.
Bạn thấy bài viết Nghịch dại với đũa, bé trai 3 tuổi bị đũa cắm xuyên mũi gây thủng sọ có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Nghịch dại với đũa, bé trai 3 tuổi bị đũa cắm xuyên mũi gây thủng sọ bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Nghịch dại với đũa, bé trai 3 tuổi bị đũa cắm xuyên mũi gây thủng sọ của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay