Chế độ ăn kiêng Keto giảm cân ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Chế độ ăn keto là chế độ ăn rất ít carbohydrate. So với các chế độ ăn kiêng low-carb khác có nhiều protein với lượng chất béo vừa phải, chế độ ăn này có nhiều chất béo hơn và có lượng protein vừa phải. Do đó nhiều người chọn chế độ ăn này để giảm cân.
Mục đích của chế độ ăn kiêng Keto là để cơ thể chuyển sang trạng thái gọi là ketosis, đó là khi lượng mỡ dự trữ bắt đầu bị phá vỡ để sử dụng làm nguồn năng lượng. Để làm được điều này, lượng carbs phải được hạn chế nghiêm ngặt, ở mức 20-50g mỗi ngày đối với người bình thường.
Theo ThS.BS. Đặng Ngọc Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng, chế độ ăn Keto lâu dài dễ dẫn đến thiếu vitamin và khoáng chất, tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch , ung thư, tăng acid uric máu, tăng canxi niệu… Chế độ ăn giàu protein và chất béo không phù hợp cho người bị suy giảm chức năng gan, thận.
Chế độ ăn kiêng Keto có giảm cân nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Quá nhiều chất béo có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Khá khó để có một chế độ ăn Keto cân bằng, đặc biệt là khi cần bổ sung đủ trái cây, rau củ và chất xơ, đồng thời nó cũng chứa nhiều chất béo bão hòa hơn mức khuyến nghị.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo về việc chế độ ăn Keto lâu dài có thể ảnh hưởng đến tim và động mạch. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, những người ăn kiêng low-carb có nhiều khả năng phát triển chứng rung tâm nhĩ hơn so với những người ăn lượng carbohydrate vừa phải. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, loại rối loạn nhịp tim này làm tăng nguy cơ đông máu, suy tim , đột quỵ.
Ngoài ra, nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch châu Âu năm 2019 cũng cho thấy, những người theo chế độ ăn ít carb, nhiều chất béo có nguy cơ tử vong cao hơn do ung thư và các nguyên nhân khác trong thời gian nghiên cứu.
Năm 2020, Đại học Tim mạch Hoa Kỳ đã công bố một phân tích chuyên môn về chế độ ăn Keto. Các tác giả thừa nhận rằng chế độ ăn Keto có thể có một số tác dụng có lợi trong việc giảm cân, lượng đường trong máu và chất béo trung tính nhưng họ nhấn mạnh rằng chế độ ăn Keto có thể làm suy giảm sức khỏe tim mạch về lâu dài.
Theo một đánh giá trên tạp chí tháng 3 năm 2024 (Nhà xuất bản Y tế Harvard), chế độ ăn Ketogenic (Keto) – có nhiều chất béo, protein và ít carbohydrate – không đáp ứng các tiêu chuẩn về chế độ ăn uống lành mạnh và có thể không an toàn đối với một số người mắc bệnh tim.
Đánh giá tóm tắt bằng chứng hiện tại về cách chế độ ăn Keto có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Mặc dù chế độ ăn kiêng này có thể làm giảm đáng kể khối lượng mỡ và cân nặng trong thời gian ngắn nhưng có rất ít bằng chứng về lợi ích lâu dài. Chế độ ăn Keto dường như làm giảm nồng độ chất béo trung tính trong máu nhưng lại làm tăng mức cholesterol LDL làm tắc nghẽn động mạch. Về việc giảm lượng đường trong máu và huyết áp, những lợi ích ngắn hạn quan sát được sẽ mờ dần theo thời gian.
Việc hạn chế carbohydrate quá mức của chế độ ăn kiêng này khiến mọi người không ăn đa dạng các loại rau, trái cây mà ưu tiên tiêu thụ một lượng lớn rau xanh đậm. Tuy nhiên, vitamin K trong những thực phẩm này ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông máu warfarin mà một số bệnh nhân tim đang dùng. Theo đánh giá, các loại thuốc được gọi là chất ức chế SGLT-2, được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường và suy tim, có thể không tương thích với chế độ ăn Keto.
Ăn nhiều chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Tóm lại, chế độ ăn Keto có thể có tác dụng tích cực trong thời gian ngắn trong việc giảm cân, kiểm soát lượng đường trong máu, mức chất béo trung tính và mức HDL (cholesterol tốt). Tuy nhiên, có những lo ngại về tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.
Một chế độ ăn uống không lành mạnh chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ sức khỏe như bệnh tim và đột quỵ. Chế độ ăn Keto không giới hạn lượng chất béo bão hòa được chứng minh là gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nếu bị tăng mỡ máu hoặc các yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh tim, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ ăn Keto hay bất kỳ chế độ ăn kiêng nào để an toàn cho sức khỏe.
Bạn thấy bài viết Một chế độ ăn giảm cân quen thuộc có nguy cơ gây bệnh tim có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Một chế độ ăn giảm cân quen thuộc có nguy cơ gây bệnh tim bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Một chế độ ăn giảm cân quen thuộc có nguy cơ gây bệnh tim của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay