6 cách giảm mỡ nội tạng đơn giản mà hiệu quả

Bạn đang xem: 6 cách giảm mỡ nội tạng đơn giản mà hiệu quả tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Mỡ nội tạng là gì?

Theo các chuyên gia y tế, mỡ nội tạng, còn được gọi là mỡ “ẩn”, là chất béo được lưu trữ sâu bên trong bụng, bao bọc xung quanh các cơ quan của bạn, bao gồm cả gan và ruột. Nó chiếm khoảng 1/10 tổng lượng chất béo được lưu trữ trong cơ thể bạn.

Hầu hết chất béo được lưu trữ bên dưới da và được gọi là chất béo dưới da. Đó là chất béo bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận được khi véo da. Phần còn lại của chất béo trong cơ thể của bạn được ẩn. Đó là chất béo nội tạng và nó làm cho bụng của bạn nhô ra ngoài hoặc tạo cho bạn hình dạng “quả táo”.

Chất béo không chỉ “ngồi yên tại chỗ”. Nó tạo ra các hóa chất và kích thích các yếu tố có thể gây độc cho cơ thể. So với mỡ dưới da thì mỡ nội tạng nguy hiểm hơn nhiều. Ngay cả ở những người gầy, tỷ lệ mỡ nội tạng lớn cũng mang lại nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

6 cách giảm mỡ nội tạng đơn giản mà hiệu quả - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Mỡ nội tạng nguy hiểm như thế nào?

Quá nhiều chất béo trong cơ thể rất có hại cho sức khỏe của bạn, dù là loại chất béo gì. Nhưng so với chất béo nằm ngay dưới da (mỡ dưới da), loại mỡ nội tạng có nhiều khả năng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề y tế nghiêm trọng hơn. Bệnh tim, Alzheimer, tiểu đường loại 2, đột quỵ và cholesterol cao là một số tình trạng có liên quan chặt chẽ đến việc có quá nhiều chất béo trong cơ thể bạn.

Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng, chất béo nội tạng tạo ra nhiều protein nhất định làm viêm các mô và cơ quan của cơ thể và thu hẹp các mạch máu của bạn. Điều đó có thể làm cho huyết áp của bạn tăng lên và gây ra các vấn đề khác.

Làm thế nào để giảm mỡ nội tạng?

Tăng cường thực phẩm chứa chất xơ hòa tan

Chất xơ rất tốt để giảm mỡ nội tạng bằng cách ngăn chặn sự thèm ăn. Chất xơ hòa tan khi đến ruột kết sẽ được vi khuẩn đường ruột lên men thành các axit béo chuỗi ngắn. Các axit béo này giữ cho vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, nhờ đó làm tăng sản xuất hormone tạo tín hiệu no, đồng thời giảm nồng độ hormone tạo cảm giác đói là hormone ghrelin.

Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như hạt lanh, khoai lang, cà rốt, táo, trái cây họ cam quýt, trái bơ, các loại đậu và ngũ cốc…

Tăng cường thực phẩm chứa protein

Protein là chất dinh dưỡng quan trọng nhất để giảm béo, giúp tăng cường sự trao đổi chất, thúc đẩy giải phóng năng lượng. Protein giúp chống lại cơn đói bằng cách tăng mức độ của các hormone tạo tín hiệu no và giảm mức độ hormone tạo tín hiệu đói.

Bên cạnh đó, protein được tiêu hóa với tốc độ chậm, nhờ đó mà mức insulin được duy trì ổn định, hạn chế tích trữ mỡ nội tạng. Chúng ta nên tăng lượng protein trong chế độ ăn của mình bằng các thực phẩm như thịt nạc, ức gà, hải sản, cá, trứng, sữa và các loại đậu…

6 cách giảm mỡ nội tạng đơn giản mà hiệu quả - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Hạn chế thực phẩm chứa đường

Đường là carbohydrate đơn giản, có cấu trúc phân tử nhỏ dễ bị bẻ gãy. Có nhiều loại đường nhưng loại đường nào cũng không quá tốt cho cơ thể vì chúng không cung cấp vitamin hay khoáng chất. Ngược lại, khi tiêu thụ quá nhiều, chúng có thể chuyển hóa thành chất béo trung tính, dẫn đến tăng cân.

Đặc biệt, fructose – là loại đường được gan chuyển hóa thành năng lượng. Khi fructose dư thừa chúng bị chuyển hóa thành chất béo, làm tăng mỡ nội tạng trong cơ thể. Vì vậy, chúng ta cần tránh ăn đường và các loại thức ăn chứa đường bổ sung như bánh kẹo, bánh ngọt, các món tráng miệng…

Hạn chế bia rượu

Uống nhiều rượu ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và làm tăng chất béo lưu trữ dưới dạng mỡ nội tạng. Uống rượu sẽ cung cấp nhiều calo, ngăn chặn quá trình chuyển hóa chất béo. Những người uống nhiều rượu có xu hướng bị béo bụng, vì vậy, chúng ta không nên uống nhiều rượu mỗi ngày.

Giảm căng thẳng

Căng thẳng kích thích tuyến thượng thận sản xuất cortisol, còn được gọi là hormone căng thẳng. Mức cortisol cao làm tăng cảm giác thèm ăn và thúc đẩy tích trữ mỡ trong các cơ quan trong cơ thể. Người có vòng eo càng lớn, xu hướng sản xuất nhiều cortisol hơn.

Ngoài ra, cần ngủ đủ giấc, vì giấc ngủ rất quan trọng đối với nhiều khía cạnh sức khỏe, bao gồm cả cân nặng. Không ngủ đủ giấc làm tăng nguy cơ béo phì, tăng mỡ bụng và mỡ nội tạng. Người trưởng thành nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm.

Tập thể dục đều đặn

Vận động là cách hiệu quả để cải thiện sức khỏe và đốt cháy calo, giảm mỡ. Nếu đang đối diện với tình trạng tích tụ mỡ nội tạng, bạn nên tập thể dục ít nhất 60 phút mỗi ngày và duy trì đều đặn trong tuần.

Những bài tập aerobic (cardio), tập tạ, đi bộ là phương pháp giảm cân có hiệu quả nhanh, hỗ trợ giảm mỡ bụng và mỡ nội tạng hiệu quả.

Bạn thấy bài viết 6 cách giảm mỡ nội tạng đơn giản mà hiệu quả có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về 6 cách giảm mỡ nội tạng đơn giản mà hiệu quả bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: 6 cách giảm mỡ nội tạng đơn giản mà hiệu quả của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Viết một bình luận