Lễ cúng ông Công ông Táo (23 tháng chạp) đầy đủ nhất từ A đến Z

Bạn đang xem: Lễ cúng ông Công ông Táo (23 tháng chạp) đầy đủ nhất từ A đến Z tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Cúng ông Công ông Táo là truyền thống văn hóa đặc sắc của người Việt báo hiệu ngày Tết Nguyên Đán đang cận kề. Để cho ngày lễ diễn ra suôn sẻ, không bị thiếu cái nọ, quên cái kia thì cùng Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn tìm hiểu ngay Lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ, chi tiết nhất dưới đây nhé.

lễ cúng ông công ông táo 1

Ý nghĩa ngày lễ cúng ông Công ông Táo

Theo quan niệm dân gian, Táo quân là vị thần cai quản việc bếp núc trong gia đình. Ngoài ra sự may mắn hay họa phúc đều do những vị thần này quyết định. Ma quỷ hay những uế khí khác cũng sẽ khó thâm nhập. Do vậy, phong tục cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong năm mới yên bình, no ấm và đủ đầy.

Thời gian cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất?

Thực ra thời gian cúng ông Công ông Táo không quy định cụ thể. Chỉ cần bạn cúng xong trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là tốt nhất. Nếu công việc quá bận rộn, mọi người có thể sắp xếp cúng trước vào các ngày 21, 22 âm lịch cho đỡ vội.

Năm nay 2024, ngày Tết ông Công ông Táo rơi vào Thứ Sáu, tức là ngày 2 tháng 2 năm 2024 dương lịch.

lễ cúng ông công ông táo 2

Lễ cúng ông Công ông Táo gồm có các lễ vật, mâm cỗ cúng và bài văn khấn để mời các ông về chứng giám cho lòng thành của gia chủ.

Lễ vật cúng ông Công ông Táo

Lễ vật cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất sẽ gồm:

– Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Gồm 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà tượng trưng cho 3 người trong truyền thuyết. Mũ cho các ông táo có 2 cánh chuồn. Mũ cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Còn nếu muốn giản lược để tiết kiệm hoặc do diện tích bàn thờ nhỏ hẹp, bạn chỉ cần cúng 1 cỗ ông Công (có 2 cánh chuồn) là được.

– Cá chép: Là phương tiện di chuyển của các ông Công ông Táo lên chầu trời. Mọi người có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Sau khi cúng lễ xong, cá chép giấy thì đem hóa vàng, còn cá chép sống thì thả xuống sông mang ngụ ý “cá chép hóa rồng” và phóng sinh tích đức làm việc thiện.

– Tiền vàng.

– 1 chiếc áo giấy.

– 1 đôi hia bằng giấy.

LƯU Ý: Màu sắc của mũ, áo, hia cúng ông Táo thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào Ngũ Hành như sau:

  • Năm hành KIM: Cúng mũ, áo và hia màu vàng
  • Năm hành MỘC: Cúng mũ, áo và hia màu trắng
  • Năm hành THỦY: Cúng mũ, áo và hia màu xanh
  • Năm hành HỎA: Cúng mũ, áo và hia màu đỏ
  • Năm hành THỔ: Cúng mũ, áo và hia màu đen

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm các lễ vật khác cho đầy đủ:

– 1 đĩa muối

– 1 đĩa gạo

– 3 chén rượu

– Trái cây tươi

– Hoa tươi (1 lọ hoa cúc hoặc hoa đào nhỏ)

– Đèn dầu

– Hương đốt

Một số gia đình còn giữ phong tục cũ là cúng một con gà luộc nếu gia đình có trẻ con. Gà này phải là gà cồ mới tập gáy, gà mới lớn. Mục đích muốn nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này nhiều nghị lực, thông minh.

lễ cúng ông công ông táo 3

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật ở trên, nấu một mâm cỗ cúng ông Công ông Táo mới tốn nhiều thời gian của các gia đình. Tùy theo quan niệm của các gia đình, có người sẽ làm lễ mặn, nhưng có người làm lễ chay.

Nhìn chung, mâm cúng ông Công ông Táo đơn giản, truyền thống bao gồm:

  • Xôi giấc
  • Giò heo
  • Gà luộc hoặc quay
  • Cá chép nướng hoặc cá lóc nướng
  • Canh mọc
  • Canh rau củ xào
  • Hành muối,…

Nhiều gia đình không có nhiều thời gian chuẩn bị thì các món có thể giản lược hơn. Bên cạnh đó, mâm cúng ông Công ông Táo ở mỗi vùng miền lại có nét đặc sắc riêng.

– Điểm đặc sắc trong mâm cúng ông Công ông Táo các miền

Mâm cúng ông Công ông Táo miền Bắc sẽ bao gồm nhiều món ăn truyền thống như canh măng, canh mọc, gà luộc, xôi gấc,… tùy theo sở thích của các gia đình. Ngoài ra hiện nay các chị em còn trổ tài với nhiều món ăn mới lạ, đặc sắc.

Mâm cúng ông Công ông Táo miền Trung thường sẽ có thêm món cá thu hoặc cá ngừ tượng trưng cho cuộc sống ở vùng sông nước.

Mâm cúng ông Công ông Táo miền Nam ngoài các món như nem, giò, bánh chưng, hành muối, gà luộc,… thì có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen,… Bên cạnh đó, trong Nam cũng không thực hiện các tục rút chân nhang, không mua cá chép thả trong chậu rồi thả sông.

– Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chay

Ngoài cỗ mặn chay, nhiều gia đình đã chuyển qua làm cỗ chay thuần khiết. Một mâm cỗ sẽ gồm các món như: nem rau củ, đậu phụ sốt nấm, giò chay, chả chay, canh măng chay, xôi, chè, nộm thập cẩm rau củ,…

Còn muốn đơn giản nhất, bạn chuẩn bị mâm cỗ cúng chay chỉ gồm: 1 mâm ngũ quả, 3 bát chè, 1 đĩa xôi, hoa tươi, nước, nến đỏ và 3 ông cá chép sống.

lễ cúng ông công ông táo 4

Bài văn khấn cúng ông Công ông Táo

Trên thực tế có nhiều bài văn khấn ông Công ông Táo khác nhau. Có những bài đơn giản, cũng có bài chi tiết, đầy đủ hơn. Đọc bài nào cũng được, quan trọng nhất vẫn là tấm lòng của gia chủ với các vị thần quân.

– Bài văn khấn ông Công ông Táo số 1 đơn giản

“Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp năm….

Tín chủ con là…

Người thôn… xã…. huyện…. tỉnh…

Cùng toàn thể gia đình kính bái.

Trước linh tọa của Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân. Kính cẩn thưa rằng:

Nay cuối mùa đông/ Tứ quý theo vòng/ Hăm ba tháng Chạp

Sửa lễ kính dâng/ Hoa quả đèn hương/ Xiêm lai áo mũ

Phỏng theo lễ cũ/ Ngài là vị chủ/ Ngũ tự gia thần

Soi xét lòng trần/ Táo quân chứng giám/

Trong năm sai phạm/ Các tội lỗi lầm/ Cúi xin tôn thần

Gia ân châm chước/ Ban lộc ban phúc/ Phù hộ toàn gia

Trai gái trẻ già/ An ninh khang thái

Cẩn cáo!”

– Bài văn khấn ông Công ông Táo số 2 chi tiết

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ chúng con là… ngụ tại…

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương, tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!”

Nghi thức cúng ông Công ông Táo về trời

Sau khi đã chuẩn bị lễ vật, mâm cúng và bài văn khấn đầy đủ như trên, bạn tiến hành cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.

– Bước 1: Dọn sạch sẽ bàn thờ gia tiên, bàn thờ ông Táo trong nhà bếp

– Bước 2: Bày biện các lễ vật và mâm cúng đầy đủ

– Bước 3: Sau đó thắp hương, đọc bài văn khấn tiễn ông Công ông Táo về táo. Khi đọc văn khấn, chủ nhà phải thành tâm điểm lại những sai lầm đã phạm phải trong năm, sau đó kiểm điểm hứa quyết tâm sửa đổi lỗi lầm và cầu xin Táo quân chỉ tấu báo những điều tốt đẹp với Ngọc Hoàng.

– Bước 4: Đợi hương tàn, bạn có thể thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối,…

Những điều cần lưu ý trong lễ cúng ông Công ông Táo

– Gia chủ khi cúng lễ phải ăn mặc kín đáo, sạch sẽ

– Khi đọc văn khấn cần có thái độ trang nghiêm, giọng đọc to, rõ ràng, rành mạch.

– Bạn đặt mâm cúng ở bàn thờ gia tiên hoặc lập bàn thờ Táo quân riêng ở nhà bếp. Tránh đặt ở phía dưới bếp.

– Khi phóng sinh cá chép, bạn thả cá chép ở vùng nước sạch sẽ, nước trong. Chú ý chỉ thả cá nhẹ nhàng, không thả cả túi nilon.

– Tránh đốt vàng mã, điện thoại giấy, xe oto giấy,… vì không có lợi ích mà còn tốn kém chi phí và ảnh hưởng đến môi trường sống.

lễ cúng ông công ông táo 6

  • Mâm cúng ông Công ông Táo đơn giản 3 miền, cúng chay
  • Bài văn khấn ông Công ông Táo 23 tháng chạp đầy đủ, chuẩn nhất
  • Chọn hoa cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp
  • Những món ăn được cúng trong ngày Ông Công Ông Táo

Như vậy, bạn đã hiểu rõ lễ cúng ông Công ông Táo cần có những lễ vật nào, mâm cỗ cụ thể ra sao rồi nhé. Mọi người nên mua sắm dần mọi thứ để khi thực hiện sẽ đầy đủ nhất.

Bạn thấy bài viết Lễ cúng ông Công ông Táo (23 tháng chạp) đầy đủ nhất từ A đến Z có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Lễ cúng ông Công ông Táo (23 tháng chạp) đầy đủ nhất từ A đến Z bên dưới để Trường TH Đông Phương Yên có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường TH Đông Phương Yên

Nhớ để nguồn bài viết này: Lễ cúng ông Công ông Táo (23 tháng chạp) đầy đủ nhất từ A đến Z của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm chi tiết về Lễ cúng ông Công ông Táo (23 tháng chạp) đầy đủ nhất từ A đến Z
Xem thêm bài viết hay:  Cứu sống cụ ông U70 bị ong vò vẽ đốt 120 vết

Viết một bình luận