1. Ai nên dùng thực phẩm bổ sung?
Thực phẩm bổ sung là các sản phẩm được sản xuất có các thành phần bổ sung dưỡng chất như vitamin, khoáng chất, acid amin, các chất chống oxy hóa hoặc các hợp chất khác mà người dùng có thể không được cung cấp đủ từ chế độ ăn uống hàng ngày.
Chúng có nhiều dạng khác nhau, bao gồm viên nén, viên nang, kẹo, bột, đồ uống, thanh năng lượng, enzyme, sản phẩm thảo dược…
Nhu cầu sử dụng các chất bổ sung phụ thuộc vào các yếu tố như giới tính, tuổi tác, tiền sử bệnh, mức độ hoạt động thể chất và chế độ ăn uống. Trong một số trường hợp thiếu chất dinh dưỡng như một số vitamin cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường; Những người ăn chay; Người có bệnh lý; Người cao tuổi kém ăn suy dinh dưỡng; Người có vấn đề về kém hấp thu/đường ruột; Người nghiện rượu, căng thẳng về tinh thần, thể chất… có thể sử dụng thực phẩm bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong một số trường hợp sử dụng thực phẩm bổ sung là cần thiết.
2. Một số thực phẩm bổ sung phổ biến có lợi cho sức khỏe
Trên thị trường hiện nay có một số chất bổ sung được tiêu thụ phổ biến bao gồm:
- Vitamin tổng hợp
- Vitamin C, D, E…
- Các khoáng chất như canxi, sắt…
- Chế phẩm sinh học
- Dầu cá omega-3
- Bột protein
- Glucosamine
- Các sản phẩm thảo dược như gừng, nghệ, tỏi…
Bổ sung vitamin C, E cho sức khỏe làn da
Làn da của chúng ta trở rất dễ bị tổn thương do quá trình lão hóa, lối sống không lành mạnh, tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, chế độ ăn uống và hệ thống miễn dịch kém. Khi đó nên bổ sung những loại vitamin có tác dụng cải thiện sức khỏe làn da như vitamin A, C, E…
Vitamin C là chất chống oxy hóa không chỉ giúp tăng cường miễn dịch mà còn giúp bảo vệ làn da bằng cách chống lại các gốc tự do và giúp hấp thụ nhiều khoáng chất vi lượng và chất dinh dưỡng nói chung.
Collagen là một chất bổ sung khác tốt da bằng cách giúp chữa lành vết thương và giữ cho làn da đàn hồi khỏe mạnh.
Vitamin B cung cấp năng lượng và ngăn ngừa mệt mỏi
Vitamin B như vitamin B12 và folate, rất quan trọng cho quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa mệt mỏi và tăng cường chức năng nhận thức.
Những người chỉ ăn thực phẩm thực vật, không ăn thịt (ăn chay hoặc thuần chay) có nhiều khả năng bị thiếu vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 do đó nên bổ sung. Ngay cả khi tiêu thụ lượng vitamin B cần thiết hàng ngày (từ việc ăn thực phẩm động vật như thịt bò, thịt gia cầm và trứng) vẫn có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin B12 do sử dụng thuốc hoặc tình trạng sức khỏe làm suy giảm sức khỏe đường ruột.
Canxi và vitamin D cho sức khỏe xương
Hai trong số những chất bổ sung tốt nhất để giữ cho xương chắc khỏe, giảm nguy cơ mất xương, gãy xương là canxi và vitamin D. Canxi khi được tiêu thụ cùng lúc với các chất dinh dưỡng quan trọng khác như vitamin D và magie đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim, loãng xương…
Chúng ta nhận được phần lớn vitamin D từ việc để da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người hạn chế ra ngoài hoặc chăm chỉ bôi kem chống nắng nên cả nam giới và phụ nữ đều có nguy cơ cao bị thiếu vitamin D, trường hợp này cần bổ sung phù hợp.
Acid béo omega-3 giúp chống viêm
Nên dùng thực phẩm bổ sung omega-3 nếu bạn muốn giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, trí não hoạt động tốt và trái tim khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều tốt nhất là nên bổ sung theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ.
Bổ sung kẽm cho hệ miễn dịch
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng thực phẩm bổ sung.
Probiotic là vi khuẩn lót đường tiêu hóa, hỗ trợ khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và chống nhiễm trùng của cơ thể. Một số chủng men vi sinh nhất định tăng cường chức năng miễn dịch, trong khi những chủng khác thúc đẩy cân bằng sức khỏe hoặc hormone. Những vi khuẩn tốt trong ruột sẽ tạo ra enzyme tiêu diệt vi khuẩn có hại và hỗ trợ chức năng miễn dịch.
Khi dùng chất bổ sung men vi sinh, nên ưu tiên sử dụng những chế phẩm men chứa đa dạng chủng lợi khuẩn. Việc sử dụng men vi sinh loại nào, cách dùng và liều lượng phù hợp cần do bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám cụ thể.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thực phẩm bổ sung không phải là thuốc và không nhằm mục đích điều trị, phòng ngừa hoặc chữa khỏi bệnh. Những thực phẩm bổ sung tốt nhất cũng không thể thay thế được việc ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh giàu chất dinh dưỡng. Vì vậy chỉ sử dụng nhằm mục đích bổ sung và vẫn cần phải có chế độ ăn uống đủ chất, đa dạng, cân bằng.
Nhiều sản phẩm quảng cáo hoàn toàn tự nhiên hoặc thảo dược nhưng thành phần của chúng có thể tương tác với thuốc hoặc gây nguy hiểm cho những người mắc một số bệnh lý nhất định. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Bạn thấy bài viết Khi nào nên dùng thực phẩm bổ sung? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Khi nào nên dùng thực phẩm bổ sung? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Khi nào nên dùng thực phẩm bổ sung? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay