Các thuốc điều trị đau cổ vai gáy

Bạn đang xem: Các thuốc điều trị đau cổ vai gáy tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

1. Điều trị đau cổ vai gáy bằng thuốc

Đau cổ vai gáy là tình trạng phổ biến và thường là kết quả của căng cơ hoặc bong gân khi chơi thể thao, gắng sức quá mức hoặc tư thế không đúng, trật khớp, gãy xương cổ hoặc xương cánh tay trên, dây thần kinh bị chèn ép (còn gọi là bệnh rễ thần kinh).

Cơn đau cổ và vai gáy có thể từ nhẹ đến rất nặng, bao gồm: Ngứa ran, tê cứng cơ, co thắt, đau nhức. Trong một số trường hợp, đau cổ vai gáy có thể là dấu hiệu của cơn đau tim và đột quỵ.

Trong trường hợp nếu đau cổ vai gáy kéo dài, không thuyên giảm, cần sử dụng một số thuốc để giảm đau:

1.1 Thuốc uống

– Thuốc giảm đau: Acetaminophen (paracetamol) thường được khuyên dùng là loại thuốc đầu tiên nên thử nếu bạn bị đau ngắn hạn.

Tuy nhiên, khi lạm dụng hoặc sử dụng quá mức, độc tính của acetaminophen có thể nhanh chóng dẫn đến tổn thương gan. Vì vậy không nên sử dụng thuốc acetaminophen quá 4g mỗi ngày.

– Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen, aspirin làm giảm đau và giảm sưng bằng cách ức chế phản ứng viêm của cơ thể.

Nhóm này có thể gây tác dụng phụ: Chảy máu dạ dày, đau dạ dày, tăng huyết áp, giữ nước, khó tiêu, đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ…

Các thuốc điều trị đau cổ vai gáy- Ảnh 2.

Đau cổ vai gáy thường gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh.

Lưu ý, nên hạn chế hoặc tránh uống rượu khi sử dụng NSAID, vì sự kết hợp thuốc này có thể gây kích ứng ruột và làm tăng nguy cơ chảy máu trong dạ dày. Việc sử dụng NSAID lâu dài hoặc liều cao cũng có thể dẫn đến loét dạ dày tá tràng.

Ngoài ra, những người bị dị ứng với NSAID, hen suyễn, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người mắc bệnh tim… cần tránh sử dụng các thuốc này hoặc dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

– Thuốc giảm đau có nguyên nhân thần kinh: Thuốc chống trầm cảm (amitriptyline, fluoxetine, paroxetine, sertraline…), thuốc chống co giật (gabapentin, phenytoin…), thuốc phong bế thần kinh (bupivacaine)… thường được lựa chọn điều trị đau cổ vai gáy có nguyên nhân do dây thần kinh bị chèn ép hoặc rối loạn dây thần kinh. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách can thiệp vào cách não bộ nhận hoặc giải thích tín hiệu đau hoặc bằng cách chặn tín hiệu đau được gửi từ thần kinh bị kích thích.

Tác dụng phụ của thuốc thường là lo lắng, bồn chồn, buồn ngủ, khô miệng và tăng cân…

Lưu ý: Chỉ dùng thuốc khi khi có ý kiến của bác sĩ.

1.2. Thuốc bôi

Một số loại thuốc giảm đau có thể được bôi trực tiếp lên da, tại chỗ bị đau dưới dạng gel và kem, hữu ích trong việc giảm đau ngắn hạn.

Thuốc giảm đau tại chỗ thường chứa các loại thuốc NSAID như diclofenac hoặc piroxicam. Các thuốc này hoạt động bằng cách giảm viêm và sưng. Ở dạng bôi tại chỗ, thuốc ít tác dụng phụ hơn dạng uống. Capsaicin là một chiết xuất từ ớt, đôi khi cũng được sử dụng trong các loại thuốc giảm đau tại chỗ như đau cổ vai gáy.

Các thuốc điều trị đau cổ vai gáy- Ảnh 3.

Dùng thuốc trị đau cổ vai gáy cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

1.3 Thuốc tiêm corticoid

Tiêm corticoid tại chỗ có thể được dùng trong giảm đau cổ vai gáy trong một số trường hợp, đặc biệt là bệnh viêm khớp vai. Thuốc có tác dụng nhanh nên có thể trị cơn đau nhanh chóng.

Tiêm corticoid tại chỗ có thể được dùng trong giảm đau vai gáy trong một số trường hợp.

1.4 Thuốc giãn cơ

Các thuốc giãn cơ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, giúp cho người bệnh an thần và ngăn chặn các dây thần kinh báo hiệu khi bị đau lên não, giúp cơ vai gáy được thư giãn và giảm đau.

Một số thuốc thường dùng: Carisoprodol, cyclobenzaprine, tizanidine, baclofen, methocarbamol…

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc như: Buồn ngủ, chóng mặt và lú lẫn, có thể khiến bạn không thể suy nghĩ rõ ràng và làm mất an toàn khi lái xe ô tô hoặc vận hành máy móc.

Lưu ý: Thuốc giãn cơ thường được kê đơn để giảm đau cơ trong thời gian ngắn để tránh người bệnh bị lệ thuộc vào thuốc. Do đó, thuốc được chỉ định dùng trong 2-3 tuần. Ngoài ra, có thể dùng thực phẩm bổ sung để kiểm soát cơn đau mạn tính, như glucosamine hoặc chondroitin.

Nên hạn chế hoặc tránh uống rượu khi sử dụng NSAID, vì sự kết hợp thuốc này có thể gây kích ứng ruột và làm tăng nguy cơ chảy máu trong dạ dày. Việc sử dụng NSAID lâu dài hoặc liều cao cũng có thể dẫn đến loét dạ dày tá tràng.

2. Điều trị không dùng thuốc

Với các trường hợp đau ít, có thể giảm đau bằng cách:

Chườm nóng hoặc chườm đá tại chỗ:

– Chườm túi nước đá lên vùng cổ vai gáy trong 3 ngày đầu tiên khi cơn đau bắt đầu. Quấn túi nước đá vào một chiếc khăn và sử dụng trong tối đa 20 phút, 5 lần một ngày sẽ giúp giảm sưng.

– Chườm nóng bằng miếng đệm nóng hoặc gạc ấm.

– Massage nhẹ nhàng vùng cổ và vai.

Thể dục nhẹ nhàng: Tập bài tập giãn cơ và tăng cường sức mạnh nhẹ nhàng.

Tránh thói quen xấu có thể gây ra cơn đau:

– Ngồi trong tư thế thoải mái, nghiêng đầu về phía trước chạm cằm vào hóp cổ và giữ tư thế đó trong 5 đến 10 giây.

– Từ từ ngả đầu về phía sau, nhìn lên trần nhà. Giữ 5 đến 10 giây.

– Nghiêng đầu sang bên phải, sao cho tai chạm vào vai.

– Giữ vai thư giãn và giữ nguyên tư thế trong 5 đến 10 giây.

– Lặp lại chuyển động ở phía bên trái. Xoay đầu nhẹ nhàng sang phải sao cho mắt đang nhìn hướng về phía vai. Giữ đầu ở đó trong 5 đến 10 giây.

– Lặp lại chuyển động ở phía đối diện.

3. Lưu ý khi dùng thuốc

Việc dùng thuốc trong điều trị đau cổ vai gáy cần lưu ý:

– Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, không dùng thuốc theo đơn của người khác, không dùng lại đơn cũ.

– Tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

– Trong thời gian dùng thuốc nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời, tránh biến chứng có thể xảy ra.

– Tạm dừng các hoạt động thể thao hoặc các hoạt động khác có thể làm trầm trọng tình trạng đau cổ vai gáy.

DS. Hoàng Vân

Bạn thấy bài viết Các thuốc điều trị đau cổ vai gáy có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Các thuốc điều trị đau cổ vai gáy bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Các thuốc điều trị đau cổ vai gáy của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Ngày 11/11 là ngày gì? Lễ Độc Thân hay Ngày Hội Mua Sắm

Viết một bình luận