Giãn mao mạch có nguy hiểm không?

Bạn đang xem: Giãn mao mạch có nguy hiểm không? tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Giãn mao mạch là do giãn các mạch máu có sẵn mà không phải là các mạch máu mới được hình thành. Giãn mao mạch có thể xuất hiện tự phát hoặc trong một số tình trạng như lão hóa da do ánh sáng, trứng cá đỏ, bệnh mô liên kết, bệnh gan, một số bệnh lý di truyền và đặc biệt hay gặp trong trường hợp dùng corticoid bôi tại chỗ lâu ngày.

Giãn mạch là các mạch máu giãn rộng bất thường nhìn thấy được trên da.

Giãn mao mạch là các mạch máu giãn rộng bất thường nhìn thấy được trên da.

Giãn mao mạch có nguy hiểm không?

Tình trạng giãn mao mạch sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nó lại làm mất tính thẩm mỹ. Ngoài giãn mao mạch ở mặt và mũi thì giãn mao mạch ở chân còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Giãn mao mạch ở chân lại là nguyên nhân gây ra một số vấn đề. Cụ thể là khi tình trạng giãn mao mạch nặng hơn sẽ gây ra viêm mao mạch ở chân, làm tắc tĩnh mạch, phù nề chân và tê bì chân.

Giãn mao mạch có thể gây vỡ mao mạch hình thành các cục máu đông làm tắc nghẽn lâu dài, gây tắc mạch máu ở chân và còn gây tắc mạch máu ở những nơi khác. Đặc biệt là có thể gây tắc mạch phổi, mạch não do máu đông từ tĩnh mạch di chuyển đến. Nếu tình trạng giãn mao mạch ở chân kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe.

Điều trị bằng laser cho các mạch máu giãn

Laser màu xung

Hiện vẫn là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn nhất cho các tổn thương mạch máu, đây là loại laser có lịch sử phát triển và điều trị nhiều năm, hiệu quả và độ an toàn đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Laser màu xung phát tia laser với bước sóng 585-600nm với độ rộng xung từ 0.45ms – 40ms, được hấp thu mạnh bởi hemoglobin của máu cho khả năng điều trị các tổn thương mạch máu đặc biệt cao, nhiều trường hợp tổn thương sạch ngay sau lần đầu tiên điều trị. Laser màu xung đặc biệt thích hợp điều trị các tổn thương giãn mạch vùng mặt.

Laser Nd:YAG 1064nm xung dài

Với bước sóng laser nằm trong miền hồng ngoại gần, tuy khả năng hấp thu của hemoglobin có giảm xuống nhưng loại laser này có bước sóng dài, cho phép xuyên sâu xuống bề mặt da, đồng thời năng lượng điều trị lớn và độ rộng xung dài, cho phép điều trị hiệu quả các mạch máu giãn rộng hơn với độ sâu sâu hơn, hiệu quả hơn laser màu xung. Một trong những ứng dụng điều trị hiệu quả của laser Nd:YAG xung dài là điều trị các tổn thương giãn tĩnh mạch chi dưới.

Điều trị giãn mạch máu không đơn giãn do đó hãy cân nhắc các biện pháp phòng ngừa đơn giản từ bây giờ để có được làn da khoẻ mạnh cũng như bảo vệ da và ngăn ngừa da mỏng yếu, nổi mao mạch

Điều trị giãn mao mạch không đơn giãn do đó hãy cân nhắc các biện pháp phòng ngừa đơn giản từ bây giờ để có được làn da khoẻ mạnh cũng như bảo vệ da và ngăn ngừa da mỏng yếu, nổi mao mạch.

Cách ngăn ngừa giãn mao mạch

Điều trị giãn mao mạch không đơn giãn do đó hãy cân nhắc các biện pháp phòng ngừa đơn giản từ bây giờ để có được làn da khoẻ mạnh, cũng như bảo vệ da và ngăn ngừa da mỏng yếu, nổi mao mạch, cụ thể:

– Luôn luôn sử dụng kem chống nắng, che chắn cẩn thận để ngăn ngừa tác hại của tia UV. Thoa kem chống nắng ít nhất 30 phút trước khi ra ngoài.

– Sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc rõ ràng và có thành phần được in trên bao bì.

– Điều trị mụn trứng cá sớm, các bệnh lý ở da… để ngăn ngừa các tổn thương trên da.

– Không nên dùng nước quá nóng để rửa mặt.

– Không nên tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

– Không lạm dụng những sản phẩm dưỡng và làm trắng da có thành phần corticoid, sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bạn thấy bài viết Giãn mao mạch có nguy hiểm không? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Giãn mao mạch có nguy hiểm không? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Giãn mao mạch có nguy hiểm không? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đứng, nằm, ngồi hay vận động sau khi ăn?

Viết một bình luận