1. Trọng điểm dưỡng sinh mùa thu
Phép Dưỡng sinh trong mùa thu là phải thuận theo dương khí trong trời đất mà điều hòa thân thể.
Sang thu, thời gian chiếu sáng của mặt trời đã giảm bớt, ngày ngắn đi và đêm dài dần.
Về mặt tình chí: Mùa Thu thuộc hành Kim. Phế cũng thuộc hành Kim, cho nên khí mùa Thu thông với tạng Phế.
Tạng Phế chủ về sự u buồn, cho nên lo buồn quá mức sẽ làm cho Phế khí bị tiêu tán, dần dần dẫn đến những tổn thương ở tạng Phế. Cho nên trong mùa Thu cần giữ cho tinh thần, ý chí ổn định, bình tĩnh, không bị phân tán ra bên ngoài. Tránh ưu sầu làm cho thần khí bị tiêu hao ở bên trong, tránh cáu giận làm cho thần khí bị phát tán ra bên ngoài.
Mùa Thu thường hay phát sinh những chứng bệnh ở tạng Phế.
Trong mùa thu, cần chú ý đến những hình thức dưỡng sinh tinh thần có tác dụng giải tỏa u uất. Các nhà dưỡng sinh xưa thường tu tập theo phép nội dưỡng (nội dưỡng công) .
Có thể nằm hoặc ngồi trên ghế tựa, tốt nhất là nằm ngửa trên giường, hai chân duỗi thẳng và hơi giạng một cách tự nhiên. Hai tay để xuôi theo thân mình hoặc đặt trên đùi, toàn thân ở trạng thái duỗi mềm, tâm thần yên tĩnh, hai mắt nhắm hờ. Dùng phương pháp thở “hít vào – thở ra – ngừng”. Mỗi ngày tập 2 lần, mỗi lần 30 phút.
Tác dụng của nội dưỡng công là thư giãn toàn bộ các cơ nhục ở tay, chân, thân thể kết hợp với phép thở nhằm nâng cao sinh khí trong cơ thể… từ đó giúp cho tinh thần thanh tĩnh, an định, có hiệu quả phòng chữa nhiều bệnh.
2. Bài thuốc phòng bệnh tật và bảo vệ sức khỏe trong mùa thu
Mùa Thu thường hay phát sinh những chứng bệnh ở tạng Phế. Phế là tạng rất nhạy cảm, không chịu được độ ẩm quá cao cũng không chịu được thời tiết quá khô ráo.
– Trước tiết Trung thu, nhiệt độ không khí nói chung vẫn còn cao, sang đến tháng 8 mà nắng vẫn gắt. Nhiệt cộng với táo thường tạo nên một thứ bệnh tà mà người xưa gọi là “ôn táo”.
Ôn táo là do cảm phải cái khí nắng nực hanh khô của mùa Thu, làm tổn thương tạng Phế, gây nên những triệu chứng như đau đầu , phát sốt, đau họng, ho khan không có đờm hoặc khạc ra đờm loãng dính, miệng khô, ngực đầy tức, da khô, khát nước.
Dùng bài thuốc sau:
+ Thành phần: Tang diệp 16 gam, hạnh nhân 12 gam, sa sâm 16 gam, tương bối mẫu 12 gam, hương sị 24 gam, chi bì 20gam, lệ bì 20gam
+ Cách bào chế: Hạnh nhân cám sao, bỏ vỏ. Tương bối mẫu tán nhỏ. Bảy vị trên + 1700ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 200ml.
+ Cách dùng: Uống ấm chia đều 4 phần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.
Vị thuốc hạnh nhân trong bài thuốc điều trị bệnh mùa thu
– Sau tiết Trung thu , khí hậu mát dần, lúc này lại hay xuất hiện “lương táo” – thứ tà khí khô, thiên về hàn tính. Khi cảm phải lương táo, thoạt đầu sợ lạnh, phát sốt, không mồ hôi, ngạt mũi , hơi thở khò khè. Chứng này tương tự như cảm phải phong hàn, nhưng lại có những biểu hiện hao tán tân dịch , như môi ráo, họng khô, ho khan liên tục, ngực đầy tức, cơn đau lan ra hai bên sườn, da dẻ khô …
Dùng bài thuốc sau:
+ Thành phần: Tô diệp 12gam, phục linh 12gam, cát cánh 10gam, chỉ xác 12gam, quất bì 8gam, bán hạ chế 16gam, tiền hồ 12gam, hạnh nhân 10gam, cam thảo 6gam sinh khương 8gam, đại táo 7 quả
+ Cách bào chế: Bán hạ chế, tô tử giã dập, hạnh nhân bỏ vỏ, đại táo xẻ ra. Tất cả các vị trên + 1700ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 250ml.
+ Cách dùng: Uống ấm chia đều 5 phần, ngày uống 3 lần, tối uống 2 lần.
Bạn thấy bài viết Dưỡng sinh và dùng thuốc nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh trong mùa thu có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Dưỡng sinh và dùng thuốc nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh trong mùa thu bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Dưỡng sinh và dùng thuốc nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh trong mùa thu của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay