Dậy thì sớm ở nam giới điều trị như thế nào?

Bạn đang xem: Dậy thì sớm ở nam giới điều trị như thế nào? tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Thông thường, quá trình dậy thì nam giới sẽ xuất hiện khi trẻ được 10 – 13 tuổi. Dậy thì sớm được định nghĩa là khi dấu hiệu dậy thì xuất hiện sớm hơn bình thường ở trẻ trai trước 9 tuổi.

Giai đoạn đầu tiên của tuổi dậy thì là tăng trưởng thể tích tinh hoàn. Tiếp theo là tăng trưởng dương vật và sự xuất hiện của lông mu, lông nách. Lúc này, trẻ cũng có những thay đổi về mùi cơ thể, giọng nói, hành vi, xuất hiện mụn trứng cá… Chiều cao, cân nặng tăng nhanh cũng là biểu hiện cho thấy dậy thì sớm ở trẻ.

1. Các thuốc điều trị dậy thì sớm ở nam giới

Dậy thì sớm được chia thành hai nhóm: Dậy thì sớm trung ương và dậy thì sớm ngoại biên. Dậy thì sớm ở trẻ gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn như giới hạn sự phát triển chiều cao . Đối với trẻ trai, sự tăng khả năng tình dục có thể dẫn đến trạng thái khủng hoảng cảm xúc ở một số trẻ. Vì vậy, sau khi được chẩn đoán dậy thì sớm, việc điều trị là vô cùng cần thiết.

Mục tiêu điều trị dậy thì sớm bao gồm:

  • Điều trị nguyên nhân gây dậy thì sớm, ví dụ như khối u…
  • Làm dừng hoặc làm thoái lui các biểu hiện dậy thì.
  • Làm giảm sự đóng cốt xương để cải thiện chiều cao trưởng thành.
  • Cải thiện tâm lý cho trẻ.
  • Phòng tránh lạm dụng tình dục sớm.
  • Khả năng sinh sản bình thường sau điều trị.
  • An toàn và ít độc hại…

1.1. Dậy thì sớm trung ương

Đối với dậy thì sớm trung ương, bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp thuốc chủ vận GnRH. Thuốc có tác dụng ức chế dậy thì do ức chế bài tiết các hormon LH, FSH của tuyến yên và steroid sinh dục, do đó có tác dụng ức chế dậy thì sớm và giảm tốc độ trưởng thành của xương. Nhìn chung, các thuốc thuộc nhóm này đều chỉ gây tác dụng phụ nhẹ, không kéo dài như đau đầu, khó chịu, cảm giác nóng bừng…

Thuốc có thể được sử dụng bằng nhiều cách như tiêm mỗi 3 hoặc 4 tuần một lần hoặc cấy ghép dưới da cánh tay trong của trẻ 12 tháng một lần để giải phóng thuốc dần dần vào cơ thể. Trẻ sẽ được dùng thuốc cho đến khi thích hợp để tiếp tục dậy thì. Khi ngừng điều trị, tuổi dậy thì sẽ tiếp tục và tiến triển bình thường.

Các loại thuốc dùng điều trị dậy thì sớm điển hình như:

– Lupron Depot – Ped có 2 dạng thuốc điều trị, dùng thuốc 3 tháng một lần và dùng thuốc 1 tháng một lần. Với liều 3 tháng, trẻ sẽ được tiêm 4 mũi mỗi năm thay vì 12 mũi bắt buộc với liều hàng tháng.

Thuốc có thể gây tác dụng phụ như phản ứng tại chỗ tiêm (sưng, đau, áp xe), tăng cân, nhức đầu, thay đổi tâm trạng (khó chịu, bồn chồn, tức giận, hung hăng…).

– Supprelin LA là phương pháp điều trị duy nhất mỗi năm một lần cho giai đoạn dậy thì sớm trung ương. Một liều supprelin LA duy nhất cung cấp đủ 1 năm thuốc trong 1 lần cấy ghép để giúp ức chế các hormone sinh dục.

Tác dụng phụ thường gặp là phản ứng da tại nơi cấy ghép như bầm tím, đau nhức, đau, ngứa ran, ngứa và sưng tấy. Những phản ứng này thường tự khỏi mà không cần điều trị trong vòng 2 tuần.

Chống chỉ định ở những người quá mẫn với hormone giải phóng gonadotropin (GnRH) hoặc các chất tương tự chủ vận GnRH .

– Triptorelin được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận cho điều trị dậy thì sớm trung ương cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, cung cấp liều lượng 6 tháng một lần, được sử dụng bằng một mũi tiêm bắp (IM) duy nhất.

Thuốc có thể gây tác dụng phụ như tăng huyết áp, rối loạn cảm xúc, rối loạn thị giác, co giật ở người có tiền sử co giật, động kinh… Một số trường hợp có thể xảy ra phản ứng quá mẫn như sốc phản vệ, phù mạch, nổi mày đay…

Triptorelin chống chỉ định ở những bệnh nhân quá mẫn cảm với hormone giải phóng gonadotropin (GnRH) hoặc các chất tương tự chủ vận hormone GnRH.

– Fensolvi (leuprolide acetate) dạng hỗn dịch tiêm là phương pháp điều trị tiêm dưới da đầu tiên và duy nhất kéo dài 6 tháng cho trẻ dậy thì sớm trung ương. Fensolvi sử dụng một cây kim ngắn và thể tích tiêm nhỏ cho phép tiêm dưới da thay vì sâu vào cơ.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi điều trị fensolvi bao gồm đau/mẩn đỏ tại chỗ tiêm, đau họng, sốt, nhức đầu, ho, đau dạ dày, buồn nôn, táo bón, nôn mửa, thở khò khè, nóng bừng mặt… Trẻ có thể thay đổi về cảm xúc như khóc, cáu kỉnh, thiếu kiên nhẫn, tức giận và hung hăng.

Dậy thì sớm ở nam giới điều trị như thế nào?- Ảnh 1.

Dậy thì sớm ở trẻ gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn như giới hạn sự phát triển chiều cao.

1.2. Dậy thì sớm ngoại biên ở nam giới

Đối với trường hợp dậy thì sớm ngoại biên, việc điều trị hoàn toàn khác, phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Trong một số trường hợp, cần thiết phải phẫu thuật để loại bỏ khối u (u nam hóa vỏ thượng thận, u não, u tình hoàn). Nếu khối u ác tính cần phối hợp phẫu thuật cắt bỏ và hóa trị liệu. Trường hợp dậy thì sớm do bệnh lý chuyển hóa như tăng sản thượng thận bẩm sinh thì cần điều trị bệnh lý căn nguyên.

Ví dụ, ở trẻ trai dậy thì sớm do tăng sản thượng thận bẩm sinh thiếu 21-hydroxylase và 11 beta-hydroxylase. Trong trường hợp này thì thuốc điều trị là hydrocortisone thay thế. Khi điều trị bằng hydrocortisone thì tuyến thượng thận sẽ giảm bài tiết androgen và có tác dụng ngăn ngừa dậy thì sớm…

2. Những lưu ý khi dùng thuốc

Việc điều trị dậy thì sớm sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như nguyên nhân dậy thì sớm, triệu chứng, tuổi, mức độ tiến triển, các bệnh lý kèm theo… Trong suốt quá trình điều trị, trẻ cần được theo dõi sát sao bởi cha mẹ và bác sĩ điều trị. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy thông báo với bác sĩ điều trị để được hỗ trợ.

Thuốc điều trị dậy thì sớm ở dạng hormone cần sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo liều lượng và thời gian sử dụng thích hợp. Việc điều trị sẽ dừng lại khi trẻ được 10 – 11 tuổi, hoặc sớm hơn tùy từng trẻ.

Khi dừng điều trị, hormone sinh dục sẽ được cơ thể sản xuất trở lại và quá trình dậy thì bình thường sẽ lại bắt đầu, trẻ trai vẫn có sự sản xuất tinh trùng bình thường.

Bên cạnh đó, trẻ dậy thì sớm cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, lối sống lạnh mạnh và thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục thể thao giúp phát triển thể chất một cách toàn diện.

PGS. TS. Nguyễn Thị Hoàn

Bạn thấy bài viết Dậy thì sớm ở nam giới điều trị như thế nào? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Dậy thì sớm ở nam giới điều trị như thế nào? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Dậy thì sớm ở nam giới điều trị như thế nào? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Người đàn ông nguy kịch vì vết xước ngoài da, cảnh báo mối nguy hiểm từ những vết thương dù là rất nhỏ

Viết một bình luận