Đang ăn cơm bên đường, người đàn ông bất ngờ méo miệng, liệt nửa người

Bạn đang xem: Đang ăn cơm bên đường, người đàn ông bất ngờ méo miệng, liệt nửa người tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận bệnh nhân Đ.N.V. (61 tuổi, quê ở Ninh Bình) bị đột quỵ trên đường đi công tác từ Ninh Bình đến Hà Giang.

Thời điểm khởi phát đột quỵ, bệnh nhân đang ăn cơm trưa, đột ngột xuất hiện méo miệng, nói khó, tay làm rơi đũa, liệt nửa người phải. Nhờ sự hiểu biết của đồng nghiệp nên bệnh nhân đã được chuyển tới Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ để cấp cứu sau 30 phút di chuyển.

Đang ăn cơm bên đường, người đàn ông bất ngờ méo miệng, liệt nửa người - Ảnh 1.

Nam bệnh nhân được điều trị tích cực ngay sau khi có biểu hiện đột quỵ. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Bệnh nhân cấp cứu tại Trung tâm Đột quỵ với tình trạng rối loạn ý thức, gọi hỏi không trả lời, huyết áp tăng cao. Các bác sĩ khám và nhận định ông V. có dấu hiệu điển hình của đột quỵ não cấp tính, sau đó chỉ định chụp cắt lớp vi tính mạch máu não.

Kết quả cho thấy ông V. bị đột quỵ nhồi máu não giờ thứ 2 do tắc động mạch cảnh trong bên trái/tăng huyết áp. Bệnh nhân được chỉ định can thiệp lấy huyết khối mạch não.

Khoảng 40 phút sau đó người bệnh đã được lấy huyết khối ra khỏi cơ thể, mạch máu não bị tắc tái thông hoàn toàn. Sau can thiệp khoảng 12 tiếng, người bệnh đã hồi phục ý thức, cải thiện gần như hoàn toàn về mặt cơ lực chân tay và tiếp tục được theo dõi điều trị, phục hồi chức năng.

Theo bác sĩ Phan Ngọc Nhu, Trưởng Khoa Điều trị Thần kinh – Đột quỵ bán cấp, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, được cấp cứu trong “giờ vàng” nên ngay sau can thiệp, bệnh nhân đã có những cải thiện rõ về lâm sàng ý thức. Bệnh nhân nhận biết được gia đình, tay chân từ liệt hoàn toàn (cơ lực bậc 0/5) cải thiện lên có thể vận động, giơ tay chân khỏi mặt giường (cơ lực bậc 4/5). Tiên lượng người bệnh sẽ hồi phục tốt hơn trong những ngày tới.

Đang ăn cơm bên đường, người đàn ông bất ngờ méo miệng, liệt nửa người - Ảnh 3.

Huyết khối được lấy ra từ động mạch cảnh của người bệnh

GS-TS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam, khuyến cáo đột quỵ có thể sàng lọc và phòng ngừa được. Người có tiền sử đau đầu, gia đình có người bị tai biến, người từ 40 tuổi trở lên huyết áp cao, mắc bệnh tim mạch cần được sàng lọc, chụp mạch não để can thiệp kịp thời và dự phòng đột quỵ.

Triệu chứng của đột quỵ gồm: tê hoặc yếu vùng mặt, tay hoặc chân, méo miệng, đột ngột không nói được hoặc khó nói, nhìn mờ, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, liệt người… Người bệnh đột quỵ cần được điều trị nhanh chóng tối đa, bao gồm chẩn đoán và xử trí cấp cứu, đặc biệt là tiêu huyết khối trong 4-6 giờ đầu. Đồng thời, bệnh nhân cần được điều trị phối hợp các chuyên khoa để cấp cứu cho người chảy máu não, chảy máu dưới nhện, nhồi máu diện rộng.

“Giờ vàng” trong đột quỵ là khoảng thời gian kể từ khi khởi phát tới 4,5 giờ (tiêu sợi huyết), 6 giờ (can thiệp lấy huyết khối). Bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não đến viện trong giờ vàng có thể được điều trị bằng những kỹ thuật tiên tiến như tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, can thiệp mạch não, đem lại hiệu quả cao, hồi phục nhanh và ít di chứng hơn.

Bạn thấy bài viết Đang ăn cơm bên đường, người đàn ông bất ngờ méo miệng, liệt nửa người có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Đang ăn cơm bên đường, người đàn ông bất ngờ méo miệng, liệt nửa người bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Đang ăn cơm bên đường, người đàn ông bất ngờ méo miệng, liệt nửa người của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Hướng dẫn cách làm giường bằng giấy bìa đơn giản

Viết một bình luận