CIO là gì? Kỹ năng, vai trò, thu nhập của CIO. Phân biệt CIO và CTO

Bạn đang xem: CIO là gì? Kỹ năng, vai trò, thu nhập của CIO. Phân biệt CIO và CTO tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

CIO là gì, đảm nhiệm vai trò như thế nào trong doanh nghiệp? Cần phải rèn luyện những kỹ năng và tố chất nào để trở thành một CIO chuyên nghiệp? CTO và CIO có đặc điểm giống nhau hay không? Mọi thắc mắc sẽ được Sau Giờ Hành Chính giải đáp từ A đến Z trong bài viết sau đây nhé. 

Cio là gìĐặc điểm của CIO là gì ?

Định nghĩa CIO là gì?

CIO được biết đến với vị trí là Giám Đốc Thông Tin, nằm giữ nhiều thông tin quan trọng liên quan đến việc quản lý phần mềm, phần cứng. Hoạch định các chiến lược và kiểm soát dữ liệu của toàn bộ nhân viên công ty. 

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hội nhập và trên đà phát triển và CIO là một vị trí không thể thiếu. Đặc biệt là các công ty trong khối công nghệ, các tập đoàn FDI và lĩnh vực Banking. 

Cio là gì CIO được mệnh danh là “ông trùm công nghệ” trong thời đại hiện nay.

Các CIO hiện nay ở nhiều doanh nghiệp thường sẽ thuộc vị trí ban điều hành công ty. Có đóng góp lớn đến sự phát triển chung của công ty ở nhiều lĩnh vực.

CIO là viết tắt của từ gì?

CIO (Giám đốc công nghệ – Chief Information Officer), đảm nhiệm vị trí giám đốc công nghệ thông tin trong một doanh nghiệp. Tên gọi ngắn là giám đốc thông tin (IT).

Mô tả công việc của CIO

Giám đốc thông tin (CIO) ngoài công việc chính là điều phối, quản lý và phát triển mảng thông tin cho công ty. CIO còn thực hiện nhiều công việc quan trọng liên quan như hoạch định chiến lược. Tìm kiếm giải pháp công nghệ mới.

Cio là gì Một CIO cần trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng về chuyên môn lẫn quản trị.

Vị trí CIO hiện nay không chỉ với vai trò xử lý dữ liệu và hệ thống thông tin nữa. Mà còn chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý hệ thống dữ liệu nội bộ công ty. Nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Cio là gì CIO là người giám sát, quản lý toàn bộ hệ thống dữ liệu nội bộ của doanh nghiệp.

Tại một số công ty startup về công nghệ, CIO và CTO còn được ví như linh hồn của công ty nên sẽ đảm nhiệm luôn vị trí CEO. Còn đối với một số tập đoàn hoặc công ty lớn, CIO còn là cầu nối quan trọng giữa khách hàng, các nhà cung cấp,… Và công ty.

Các kỹ năng cần có của CIO là gì?

Một giám đốc thông tin chuyên nghiệp là một người đáp ứng và thành thạo các kỹ năng như sau: 

Cio là gì Các kỹ năng cần thiết cho chức vụ CIO là gì ?

Kỹ năng quản lý dự án

CIO là người quản lý, chịu trách nhiệm nhiều dự án công nghệ theo từng giai đoạn khác nhau. Cần có khả năng lập các tiêu chí đánh giá tiến độ. Và chất lượng công việc theo từng giai đoạn. 

Người có kinh nghiệm trong việc quản lý dự án. Sẽ hỗ trợ doanh nghiệp lường trước được nhiều rủi ro có thể xảy ra trong dự án. Kịp thời tìm giải pháp khắc phục trước khi xảy ra các thiệt hại.

Cio là gìNgười quản lý cấp cao CIO phải biết cách quản lý tiến độ dự án theo từng giai đoạn.

Kỹ năng mở rộng và duy trì network

Là người chịu trách nhiệm sử dụng công nghệ thông tin trong hệ sinh thái của công ty. Nên giám đốc IT cần có khả năng giao tiếp tốt về lời nói lẫn trong văn bản. Để xây dựng và duy trì mối quan hệ với các thành viên đối tác của doanh nghiệp như khách hàng, bên cung cấp,…

Cio là gìXây dựng mối quan hệ trong hệ sinh thái doanh nghiệp. 

Một CIO có kỹ năng ngoại giao tốt chính là một bước nhảy đà chuẩn bị cho những dự án dài lâu sắp tới của doanh nghiệp.

Khả năng giải quyết vấn đề

CIO có vị trí được xem như một “cánh tay đắc lực” cho Giám Đốc Điều Hành (CEO). Khi luôn là người tiên phong đề xuất những chiến lược, ý tưởng táo bạo và mới mẻ nhất.

Những khác biệt này đòi hỏi một người CIO phải có quá trình học hỏi trong khoảng thời gian dài. Nghiên cứu các chiến lược của đối thủ và cập nhật các công nghệ thông minh mới nhất trên thế giới.

 Cio là gì Người CIO phải chuẩn bị nhiều phương án dự phòng để kịp thời xử lý những sự cố phát sinh.

Nắm bắt sự phát triển liên tục của các công nghệ mới

Hiểu rõ các giải pháp trong quá trình thiết kế và quản trị các phần mềm có lợi cho doanh nghiệp. CIO còn giúp các phòng ban làm việc với nhau trở nên ăn ý và trơn tru hơn.

Nắm rõ các quy trình làm việc của từng phòng ban, CIO sẽ nghiên cứu và đưa ra các phương pháp khắc phục hiệu quả những khuyết điểm gây cản trở sự phát triển của công ty.

 Cio là gì Am hiểu và đón đầu xu hướng công nghệ trên thế giới là một kỹ năng của CIO.

CIO đã đóng góp một phần không nhỏ khi tạo ra các phần mềm phù hợp, tương thích với công dụng của từng phòng ban có thể kể đến như: Công cụ đánh giá tỷ lệ khách hàng phản hồi, khảo sát lượt khách hàng đã sử dụng, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm bán hàng,…

Hiểu rõ quy trình bán hàng và sản xuất

Bên cạnh kiến thức chuyên môn về công nghệ thì CIO còn phải nắm được chiến lược sản xuất. Kết hợp hoạt động bán hàng của doanh nghiệp theo từng giai đoạn. Để CIO có thể hoạch định được đúng chiến lược phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty.

 Cio là gì Nắm được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp để tận dụng tốt cơ hội triển khai các chiến lược.

Cụ thể nếu như doanh nghiệp đang ở giai đoạn xây dựng thương hiệu thì CIO cần nắm được kiến thức Marketing để có thể xây dựng chiến lược định vị công ty trên thị trường.

Còn khi doanh nghiệp đã có tên tuổi thì nhiệm vụ CIO lúc này sẽ là hoạch định các chiến lược liên quan đến chuỗi cung ứng và tối ưu tài chính.

Mức lương tối thiểu của CIO là bao nhiêu ?

Mức lương của CIO cũng được xem là mục tiêu nghề nghiệp cao nhất của những nhân sự trong ngành IT nói chung. Để có được vị trí này thì bản thân người lập trình viên đó đã có tối thiểu từ 10-15 năm kinh nghiệm liên quan trong lĩnh vực công nghệ. Đồng thời cũng đảm nhiệm nhiều công việc liên quan đến các kí tự mã hóa khó hiểu nhất của lĩnh vực IT. 

Cio là gì
Mức thu nhập trung bình của giám đốc IT khoảng bao nhiêu ?

Bên cạnh việc vững kỹ năng về chuyên môn thì các CIO còn phải nắm và xử lý được các công việc của quản trị nhằm tối ưu những sản phẩm công nghệ của doanh nghiệp. 

Do đó mức lương tham khảo tối thiểu dành cho bạn khi apply vào vị trí CIO tối thiểu từ 130,000,000 VND là mức thấp nhất và có thể lên đến hơn 300,000,000 VND.

Vai trò của CIO trong doanh nghiệp là gì ?

Vai trò của một CIO trong doanh nghiệp được xác định đầu tiên trong lĩnh vực ngân hàng vào năm 1981. Lúc bấy giờ chủ yếu CIO đảm nhiệm các công việc về kỹ thuật.

Cho đến năm 1990, khi World Wide Web bắt đầu bùng nổ thì kỹ năng, chuyên môn của CIO cũng được nâng cấp theo.

Cio là gì
Vai trò quan trọng của CIO đối với doanh nghiệp.

Cung cấp dịch vụ cho các phòng, ban

Là bộ phần quản lý toàn bộ dữ liệu của tất cả phòng ban nội bộ. Một số dịch vụ mà CIO có thể đảm nhiệm như: Lắp đặt nền tảng mạng, xử lý dữ liệu, khai thác hệ thống thông tin,…

Cio là gì
Phân tích dữ liệu từ đó đề xuất các giải pháp thay thế tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.

Đại diện công ty đối ngoại với các đối tác

Bên cạnh vị trí chuyên gia kỹ thuật, lập chiến lược mới, một thành viên trong ban lãnh đạo công ty. Thì CIO còn có vai trò trong cả việc đối ngoại với các đối tác trong hệ sinh thái doanh nghiệp. Có thể kể đến các bên như nhà cung cấp, khách hàng, đối tác trong kinh doanh,…

Cio là gì
Đối tác trong hệ sinh thái doanh nghiệp.

Trong nhiều dự án thương mại quan trọng, CIO giữ trọng trách duy trì sự kết nối hàng ngày giữa nhà cung cấp và đối tác. Thậm chí một CIO còn dành thời gian hơn 50% mỗi ngày để giao dịch, gặp gỡ khách hàng bên ngoài. Vai trò này nhằm hướng doanh nghiệp trở thành chuỗi cung ứng lớn, mở rộng toàn cầu. Đây là một trong các chiến lược liên minh về lâu dài của công ty.

Cố vấn nghiệp vụ

CIO có thể quan sát toàn bộ quy trình làm việc của tất cả phòng ban và nhận ra các lỗi trong quá trình làm việc. Từ đó sẽ dựa vào các công nghệ hiện đại như CAD, CAM,… Nhằm tối ưu hóa quy trình làm việc và tăng năng lực cho các bộ phận, cải thiện kết quả công việc.

Phân biệt thuật ngữ CIO và CTO

CIO (giám đốc thông tin) và CTO (giám đốc công nghệ) là 2 vị trí được biết đến trong nhiều năm qua tại doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ và phân biệt được vai trò, chức năng cụ thể của từng thuật ngữ.  

Từng vị trí sẽ có trách nhiệm và yêu cầu kỹ năng khác nhau. Trong khi CTO giữ vai trò chính đảm bảo các chiến lược công nghệ phù hợp với mục tiêu của công ty. Ngược lại CIO sẽ quản lý toàn bộ hoạt động công nghệ nội bộ và cơ sở hạ tầng.

Vấn đề này gây ra sự nhầm lẫn về định nghĩa giữa CIO và CTO. Vậy CTO và CIO có điểm gì khác nhau? Dưới đây là một số đặc điểm phân biệt.

Vai trò đảm nhiệm

  • CIO sẽ có vai trò chính là quản lý hệ thống dữ liệu nội bộ doanh nghiệp, quản lý các phần mềm, phần cứng và một số cơ sở dữ liệu, vận hành các hệ thống ứng dụng như ERP, CRM, SCM,…nhằm hướng tới giải pháp cải thiện trong các quy trình của công ty để đạt được hiệu quả cao hơn. 
  • Ngược lại đối với CTO sẽ phụ trách chính các vấn đề thiên về kỹ thuật, công nghệ. Quản lý công việc của các đội nhóm kỹ sư công nghệ. Đảm bảo các giải pháp hiện tại về công nghệ phù hợp với mục đích phát triển của công ty.

Bên cạnh đó, CTO còn được xem là bộ mặt của doanh nghiệp khi tham gia nhiều buổi hội thảo,…nhằm khẳng định thương hiệu và truyền tải các sản phẩm của doanh nghiệp đến với công chúng.

CIO có nhiệm vụ bao quát, đồng thời là quản lý của CTO.

Nhiệm vụ chính

Công việc của CIO thường sẽ bao quát hơn CTO, cụ thể như

  • Hoạch định chiến lược và thiết kế ứng dụng thông tin. Sao cho phù hợp với giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tích hợp các hệ thống như CRM,HRM,SCM,…vào quy trình hoạt động của công ty.
  • Xây dựng kho dữ liệu cho công ty.
  • Triển khai, giám sát và bảo trì các hệ thống dữ liệu nội bộ trong doanh nghiệp.

Công việc của CTO sẽ chi tiết hơn CIO.

Công việc CTO sẽ có công việc liên quan đến công nghệ, kỹ thuật chi tiết hơn như sau:

  • Tìm hiểu, nghiên cứu các công nghệ mới đang và sẽ ra mắt trong tương lai. Dự đoán và phân tích trước sự tác động khi ứng dụng vào doanh nghiệp.
  • CTO phải lập kế hoạch triển khai các giải pháp mới nhằm tạo ưu thế trên thị trường công nghệ. Chuẩn bị nhiều biện pháp dự phòng để ứng phó kịp thời.
  • Giám sát chặt chẽ về công nghệ của các sản phẩm mà công ty kinh doanh.

Cấp trên cần báo cáo

Để ban lãnh đạo công ty kiểm soát công việc chi tiết hơn. Đánh giá đúng năng lực của từng vị trí để đảm bảo tiến độ kinh doanh của doanh nghiệp. Cấp trên sẽ có nhiệm vụ cân nhắc và quyết định lựa chọn vị trí CIO hoặc CTO hay cả 2 vị trí.

CIO sẽ báo cáo công việc trực tiếp cho giám đốc điều hành CEO.

CTO sẽ báo cáo kết quả công việc cho CIO nếu công ty có cả 2 vị trí. CIO sẽ báo cáo trực tiếp cho giám đốc điều hành CEO hoặc giám đốc tài chính CFO.

Vị trí CIO ứng tuyển trong doanh nghiệp nào ?

CIO giữ vai trò quan trọng trong tất cả doanh nghiệp. Được xem như “cánh tay phải” đắc lực của mọi giám đốc điều hành. Thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng bắt buộc phải có. Mà CIO thường cần thiết trong các lĩnh vực có chứa nhiều hệ thống dữ liệu quan trọng. Như ngân hàng, công ty, tập đoàn về công nghệ, tập đoàn FDI,…

Phổ biến nhất, vị trí CIO có thể ứng tuyển tại các công ty phần mềm, công ty startup về công nghệ,…Tại đây, CIO phải đảm đương nhiều nhiệm vụ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống còn của doanh nghiệp.

Dưới đây là bản phác thảo một vài nhiệm vụ cần thiết của vị trí CIO đối với các công ty có đặc điểm trên: 

  • Xây dựng các kế hoạch về chiến lược nhằm đảm bảo khả năng ứng dụng của công nghệ. Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và mục tiêu của công ty.
  • Đánh giá các hoạt động tổng thể của phòng công nghệ thông tin và đề nghị cải tiến (nếu có).
  • Làm việc trực tiếp với các phòng ban nội bộ công ty. Nhằm đảm bảo các hoạt động nội bộ và bên ngoài không bị ảnh hưởng bởi việc xử lý. Lưu trữ và phổ biến thông tin.
  • Tư vấn quản lý cấp cao về việc chuyển đổi chiến lược. Phối hợp thực hiện các mục tiêu để hướng đến giá trị cao nhất cho công ty. 
  • Đảm bảo an ninh của hệ thống dữ liệu nội bộ. Các đường dây thông tin và trang thiết bị.
  • Chịu trách nhiệm cho các phê duyệt hợp đồng lớn về dịch vụ công nghệ. Liên quan đến thiết bị máy tính.
  • Nắm được các xu hướng công nghệ mới nhất để triển khai. Đồng bộ và áp dụng cho doanh nghiệp.
  • Xây dựng, đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu ngắn và dài hạn của các bộ phận. Chịu trách nhiệm chính về việc thực hiện các chính sách, quy trình vận hành.

Kết luận

CIO là gì? Sau Giờ Hành Chính đã cung cấp cho người đọc các thông tin cần thiết để hiểu cụ thể hơn về chức danh “ông trùm thời đại công nghệ – CIO” trong một doanh nghiệp là như thế nào. 

Qua đó để trở thành một CIO thực thụ trong tương lai, bạn cần phải trang bị nhiều kỹ năng. Kiến thức chuyên môn cần thiết về công nghệ lẫn quản trị ngay từ bây giờ. Chúc bạn thành công!

Bạn thấy bài viết CIO là gì? Kỹ năng, vai trò, thu nhập của CIO. Phân biệt CIO và CTO có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về CIO là gì? Kỹ năng, vai trò, thu nhập của CIO. Phân biệt CIO và CTO bên dưới để Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: CIO là gì? Kỹ năng, vai trò, thu nhập của CIO. Phân biệt CIO và CTO của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Hỏi đáp

Xem thêm chi tiết về CIO là gì? Kỹ năng, vai trò, thu nhập của CIO. Phân biệt CIO và CTO
Xem thêm bài viết hay:  WTF là gì? Bạn đã biết đầy đủ ý nghĩa của từ này hay chưa?

Viết một bình luận