Chuyển bệnh viện thuộc Bộ Y tế về Hà Nội quản lý: Vỡ kết cấu, kiến trúc hệ thống khám chữa bệnh

Bạn đang xem: Chuyển bệnh viện thuộc Bộ Y tế về Hà Nội quản lý: Vỡ kết cấu, kiến trúc hệ thống khám chữa bệnh tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Bệnh viện trung ương, chuyên khoa, đầu ngành như chiếc “máy cái”

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, từ khi có hệ thống khám chữa bệnh tại Việt Nam, đã có các tuyến để phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Cục trưởng Lương Ngọc Khuê cho biết, các bệnh viện của địa phương cũng đóng vai trò trong công tác khám chữa bệnh vì khi xây dựng mô hình chăm sóc sức khoẻ nhân dân, mỗi tỉnh, thành đều có một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, có địa phương lớn thì 2-3 bệnh viện đa khoa.

Tại tuyến y tế cơ sở (tuyến huyện và xã, phường) cũng đều trung tâm y tế, trạm y tế và y tế dự phòng… Tuy nhiên giữa các bệnh viện tuyến tỉnh, thành với bệnh viện tuyến trung ương vẫn có khoảng cách về chuyên môn.

Các bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện chuyên khoa, đầu ngành thuộc Bộ Y tế tuy đóng trên địa bàn Hà Nội nhưng lại thực hiện cả nhiệm vụ của vùng, khu vực, miền . Thậm chí các bệnh viện này còn giúp về chuyên môn cho cả nước bạn lân cận.

Chuyển bệnh viện thuộc Bộ Y tế về Hà Nội quản lý: Vỡ kết cấu – kiến trúc của hệ thống khám chữa bệnh - Ảnh 1.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê (giữa): Các bệnh viện tuyến trung ương, đầu ngành đóng vai trò đảm bảo an ninh y tế.

Các bệnh viện lớn trực thuộc Bộ và các cơ sở khám chữa bệnh chuyên sâu để phục vụ việc đào tạo và chuyển giao công nghệ cho bệnh viện tuyến dưới.

Các bệnh viện như Bạch Mai, Việt Đức hay các bệnh viện chuyên khoa như Phụ sản TW, Mắt TW, Răng Hàm Mặt TW, Nhiệt đới TW, Tai mũi họng TW… là cánh tay nối dài của Cục Quản lý Khám chữa bệnh – cơ quan quản lý nhà nước về triển khai hoạt động khám chữa bệnh trên toàn quốc.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, đội ngũ nhân lực bệnh viện tuyến trung ương có rất nhiều các thầy, các cô có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, do đó các bệnh viện này đóng vai trò như chiếc “máy cái”.

“Ngoài điều trị cho người bệnh nặng nhất ở tuyến cuối cùng, còn đảm nhiệm việc xây dựng phác đồ điều trị; định mức chuyên môn kỹ thuật; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, cập nhật kiến thức y khoa tiên tiến trên thế giới để có những phương pháp, kỹ thuật mới phục vụ nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khoẻ nhân dân; tham gia đào tạo nhân lực, thực hiện chỉ đạo tuyến” – PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.

Cùng đó, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế luôn đóng vai trò giúp cho Bộ Y tế thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân khi có thiên tai, thảm hoạ, đại dịch lớn xảy ra. Điển hình trong đại dịch COVID-19 vừa qua, các bệnh viện tuyến trung ương trực thuộc thuộc Bộ đã đóng vai trò đầu tầu, làm nên nhiều kỳ tích khi vừa lo công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện, vừa tham gia hỗ trợ chống dịch cho các tỉnh là điểm nóng.

” Đây chính là vai trò đảm bảo an ninh y tế của các bệnh viện tuyến trung ương, chuyên khoa, đầu ngành trực thuộc Bộ Y tế ” – Cục truởng Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Nguy cơ vỡ kết cấu – kiến trúc của hệ thống khám chữa bệnh

Tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi ) có nội dung “Chuyển giao các bệnh viện thuộc bộ, cơ quan nhà nước ở Trung ương về TP Hà Nội quản lý, trừ các bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; bệnh viện hạng đặc biệt; bệnh viện của các trường đại học Y”.

Đại diện lãnh đạo Tổng hội Y học Việt Nam cho rằng, về sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hệ thống tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập

Hiện nay, quy định của Đảng và Nhà nước về hệ thống tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập y tế đang được quy định tại các văn bản sau:

Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là Chuyển dần các bệnh viện thuộc Bộ Y tế và các bộ, cơ quan nhà nước ở Trung ương về địa phương quản lý (trừ các bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và một số ít bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, bệnh viện của các trường đại học)”.

Chuyển bệnh viện thuộc Bộ Y tế về Hà Nội quản lý: Vỡ kết cấu – kiến trúc của hệ thống khám chữa bệnh - Ảnh 1.

Bệnh viện tuyến trung ương, đầu ngành chính là tuyến cuối cùng, cao nhất về khám chữa bệnh (ảnh minh họa).

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tăng cường bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp: “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế”; “Về cơ bản, các bộ (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an), các cơ quan ngang bộ không chủ quản các bệnh viện; Bộ Y tế chỉ chủ quản một số rất ít bệnh viện đầu ngành. Tập trung hoàn thiện bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh trước khi thành lập mới các bệnh viện chuyên khoa ở cấp tỉnh. Điều chỉnh, sắp xếp các bệnh viện, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận thuận lợi về mặt địa lý. Thí điểm hình thành chuỗi các bệnh viện…” .

Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó tại nhóm nhiệm vụ giải pháp về sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập quy định:

Giao cho Bộ Y tế: “Xây dựng Đề án chuyển các bệnh viện thuộc Bộ Y tế về địa phương quản lý (trừ một số ít bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, bệnh viện của các trường đại học)”.

Hiện nay các bệnh viện do Bộ Y tế quản lý đều là các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, chịu trách nhiệm chỉ đạo chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao trên phạm vi toàn quốc nên việc quy định như dự thảo Luật là chưa phù hợp với các nghị quyết của Đảng là chỉ chuyển giao cho các địa phương quản lý.

Trước đây, hệ thống khám chữa bệnh trước chia thành 4 cấp như tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến quận/huyện và trạm y tế xã phường, tuy nhiên tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 đã tổ chức lại thành 3 cấp, gồm trung ương, tỉnh và y tế cơ sở (bao gồm trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã, phường).

Đối với bệnh viện tuyến tỉnh cũng sẽ phát triển các chuyên ngành chuyên sâu dựa trên thế mạnh của bệnh viện và đặc điểm về quy mô dân số, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

Còn bệnh viện tuyến trung ương, chuyên khoa, đầu ngành là tuyến y tế cao nhất, ngoài làm các nhiệm vụ như: chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cả nước, còn được Bộ Y tế giao nhiều nhiệm vụ quan trọng: Đào tạo, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế, cập nhật các kỹ thuật hiện đại của thế giới, hỗ trợ các địa phương trong dịch bệnh, thảm hoạ…

“Có thể nói, bệnh viện tuyến trung ương, đầu ngành chính là tuyến cuối cùng, cao nhất về khám chữa bệnh; là nơi mà y tế tuyến dưới cũng như chính người dân các nơi lúc ốm đau, bệnh tật trông mong khi y tế tuyến tỉnh, huyện chưa đáp ứng được. Vậy nếu chuyển hết các bệnh viện tuyến trung ương, đầu ngành về cho Hà Nội quản lý, như thế đương nhiên là ‘xoá’ tuyến trung ương” – đại diện lãnh đạo Tổng hội Y học Việt Nam nhấn mạnh.

Và nguy cơ dẫn đến là vỡ kết cấu – kiến trúc của hệ thống khám chữa bệnh đã được quy định trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.

Với vai trò và vị trí của bệnh viện tuyến trung ương, chuyên khoa, đầu ngành thuộc Bộ Y tế, các bệnh viện này giữ vai trò dẫn dắt của ngành y trong đào tạo, chuyển giao kỹ thuật tuyến dưới.

Các bệnh viện trung ương có mật độ chất xám cao, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các chuyên khoa đầu ngành nên thuận lợi trong đào tạo, chỉ đạo tuyến.

Mỗi bệnh viện trung ương, chuyên khoa đầu ngành của Bộ Y tế đang là bệnh viện hạt nhân của vài chục bệnh viện vệ tinh của nhiều tỉnh, thành. Nếu chuyển về Hà Nội quản lý thì vị trí sẽ khác. Lúc đó công tác chỉ đạo tuyến sẽ gặp nhiều khó khăn

Chuyển bệnh viện thuộc Bộ Y tế về Hà Nội quản lý: Vỡ kết cấu – kiến trúc của hệ thống khám chữa bệnh - Ảnh 3.

Bệnh viện tuyến trung ương, chuyên khoa, đầu ngành thuộc Bộ Y tế giữ vai trò dẫn dắt của ngành y trong đào tạo, chuyển giao kỹ thuật tuyến dưới.

Cùng đó trong công tác hợp tác quốc tế, với vai trò là bệnh viện thuộc Bộ Y tế, vị thế và tính chất sẽ khác. Khi các tổ chức quốc tế, các giáo sư, chuyên gia của nước ngoài đến làm việc với bệnh viện đầu ngành, bệnh viện thuộc Bộ Y tế, hợp tác sẽ có trọng lượng hơn và mang tầm quốc gia. Còn nếu bệnh viện thuộc địa phương, công tác hợp tác quốc tế sẽ giảm quy mô và tầm.

Bên cạnh đó, các bệnh viện chuyên khoa, đầu ngành, bệnh viện tuyến trung ương do Bộ Y tế quản lý là các cơ sở y tế đầu ngành của cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì là cơ sở y tế đầu ngành nên ngoài nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân trên toàn quốc, các bệnh viện này còn chăm sóc sức khỏe ngay tại chỗ cho khoảng 10 triệu người dân Hà Nội.

Một nhiệm vụ rất quan trọng là chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương theo sự phân công, điều động, phối hợp của Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương. Theo Nghị quyết 19/NQ-TW thì các bệnh viện này đủ tiêu chí giữ lại trực thuộc Bộ.

“Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng việc chuyển các bệnh viện tuyến trung ương do Bộ Y tế quản lý về Hà Nội là chưa hợp lý”- đại diện Lãnh đạo Tổng hội Y học Việt Nam bày tỏ quan điểm.

Bạn thấy bài viết Chuyển bệnh viện thuộc Bộ Y tế về Hà Nội quản lý: Vỡ kết cấu, kiến trúc hệ thống khám chữa bệnh có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Chuyển bệnh viện thuộc Bộ Y tế về Hà Nội quản lý: Vỡ kết cấu, kiến trúc hệ thống khám chữa bệnh bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Chuyển bệnh viện thuộc Bộ Y tế về Hà Nội quản lý: Vỡ kết cấu, kiến trúc hệ thống khám chữa bệnh của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Chỉ nhìn vào giày dép, dáng đi cũng lộ ra bệnh tật, thấy 8 điểm này cần thăm khám ngay

Viết một bình luận