Chế độ ăn khi bị hạ canxi máu

Bạn đang xem: Chế độ ăn khi bị hạ canxi máu tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bị hạ canxi máu

PGS.TS Vũ Đức Định, chuyên gia Hồi sức tích cực, BVĐK QT Vinmec cho biết: Hạ canxi máu là nồng độ canxi trong máu thấp, hạ canxi máu xảy ra khi cơ thể mất quá nhiều canxi hoặc không hấp thụ đủ từ thực phẩm ăn hằng ngày.

Một số nguyên nhân phổ biến gây hạ canxi máu là do chế độ ăn ít canxi (calci), thiếu vitamin D trong chế độ dinh dưỡng và do hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Những tình trạng dưới đây có thể bị hạ canxi máu:

  • Nồng độ hormone thấp (ví dụ như suy tuyến cận giáp …) hoặc hệ thống miễn dịch kém.
  • Hạ magie máu hoặc tăng magie máu.
  • Do một số bệnh lý chẳng hạn như bệnh Celiac, viêm tụy, bệnh thận hoặc gan.
  • Một số loại thuốc đang dùng như thuốc để ngăn ngừa động kinh…

Các triệu chứng hạ canxi máu thường gặp nhất bao gồm dị cảm, co thắt cơ, chuột rút, co giật , tê quanh miệng. Hạ canxi máu cũng có thể biểu hiện bằng co thắt thanh quản, kích thích thần kinh cơ, suy giảm nhận thức, rối loạn hành vi…

Chế độ ăn khi bị hạ canxi máu- Ảnh 1.

Hạ canxi máu do nhiều nguyên nhân. Ảnh minh họa.

Hạ canxi máu nặng, cấp tính có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng về tim mạch cần phải nhập viện ngay.

Bác sĩ điều trị sẽ xác định nguyên nhân gây hạ canxi máu, sau đó là bổ sung chất chuyển hóa canxi và vitamin D cũng như magie nếu bị thiếu hụt.

Không phải mọi nguyên nhân gây hạ canxi máu đều có thể ngăn ngừa được nhưng việc cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất rất quan trọng với người có nguy cơ hạ canxi máu, đặc biệt là với trẻ em để trẻ có được khởi đầu khỏe mạnh trong cuộc sống. Khi cơ thể được nhận đủ chất dinh dưỡng sẽ tăng khả năng hấp thụ các vitamin và khoáng chất cần thiết từ thực phẩm bạn ăn.

2. Các chất dinh dưỡng quan trọng với người bị hạ canxi máu

Canxi

PGS.TS Vũ Đức Định cho biết, canxi là một trong những khoáng chất quan trọng và phổ biến nhất trong cơ thể. Hầu hết canxi của cơ thể được lưu trữ trong xương để làm cho xương chắc khỏe nhưng canxi cũng cần thiết có một lượng ổn định trong máu.

Canxi trong máu giúp dây thần kinh hoạt động, giúp các cơ co lại với nhau để bạn có thể di chuyển, giúp đông máu và giúp tim hoạt động bình thường. Nồng độ canxi trong máu thấp (hạ canxi máu) có thể cản trở khả năng thực hiện các chức năng quan trọng này của cơ thể.

Khi không tiêu thụ đủ canxi trong chế độ ăn uống, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương để sử dụng trong máu, điều này có thể làm xương yếu đi. Hạ canxi máu xảy ra khi lượng canxi trong máu thấp chứ không phải do xương.

Chế độ ăn khi bị hạ canxi máu- Ảnh 2.

Bổ sung các thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn uống.

Nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn uống của mình. Ăn thực phẩm giàu canxi: Thực phẩm chứa canxi bao gồm sữa, sữa chua, ngũ cốc và phô mai. Các loại rau lá xanh, cam, cá hồi đóng hộp, tôm và đậu phộng… cũng chứa canxi. Trường hợp có nguy cơ cao bị thiếu canxi, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung.

Một số thực phẩm giàu canxi như các sản phẩm từ sữa cũng có thể chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, do đó, nên ưu tiên các lựa chọn ít béo hoặc không béo để giảm nguy cơ phát triển cholesterol cao và bệnh tim.

Bạn có thể nhận được 1/4 đến 1/3 lượng canxi cần thiết hằng ngày chỉ trong một khẩu phần sữa và sữa chua. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một số thực phẩm giàu canxi bao gồm:

Cá mòi (trong dầu) Khoảng 106g 351 mg
Cá hồi (hồng, đóng hộp, có xương) 85g 183 mg
Đậu phụ tăng cường (thường, không cứng) 1/3 cốc 434 mg
Edamame (đậu Nhật Bản đông lạnh) 1 bát con 71-98 mg
Đậu trắng 1 bát con 161 mg
Rau cải rổ (nấu chín) 1 bát con 268 mg
Bông cải xanh (nấu chín) 1 bát con 62 mg
Quả sung (khô) 5 quả sung 68 mg
Nước cam tăng cường 1 cốc 364 mg
Bánh mì 1 lát 36 mg

Mặc dù việc đáp ứng nhu cầu canxi là rất quan trọng nhưng không nên bổ sung quá nhiều. Tham khảo lượng canxi khuyến nghị hàng ngày:

  • Trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống cần nhận khoảng 1000 mg canxi mỗi ngày, trong khi trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi sẽ cần bổ sung 1500 mg canxi mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 1 đến 8 tuổi nên tiêu thụ 2500 mg canxi, trẻ em từ 9 đến 18 tuổi nên tiêu thụ 3000 mg canxi mỗi ngày.
  • Đối với người lớn trong độ tuổi từ 19 đến 50, lượng canxi khuyến nghị hàng ngày là 2500 mg. Tuy nhiên, ở độ tuổi 51 trở lên, nên tiêu thụ 2000 mg canxi mỗi ngày.
  • Phụ nữ mang thai nên bổ sung ít nhất 2500 mg mỗi ngày…

Cần lưu ý, chế độ bổ sung canxi phải đáp ứng được liều lượng khuyến nghị hàng ngày và không vượt quá. Lượng canxi quá mức có thể dẫn đến táo bón và phát triển sỏi thận.

Vitamin D

Mức độ canxi trong máu và xương được kiểm soát bởi hai loại hormone gọi là hormone tuyến cận giáp và calcitonin. Vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng canxi vì nó cần thiết để cơ thể hấp thụ canxi. Vitamin D làm tăng tốc độ hấp thụ canxi vào máu.

Vitamin D cần thiết cho sự hấp thu canxi ở ruột. Ánh sáng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D. Tuy nhiên, trong lối sống hiện tại của chúng ta, việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ít hơn và chỉ ăn thức ăn thôi có thể là không đủ, làm tăng nguy cơ hạ canxi máu. Do đó, việc bổ sung vitamin D trong chế độ ăn uống dưới dạng chế phẩm vitamin D hàng ngày hoặc mỗi tuần một lần là điều cần thiết.

Để tăng lượng canxi, bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn uống như: cá béo (cá hồi, cá ngừ), nước cam tăng cường, sữa bổ sung vi chất, nấm Portobello, trứng…

Giống như các sản phẩm sữa giàu canxi, một số sản phẩm sữa giàu vitamin D cũng có thể chứa nhiều chất béo bão hòa.

Ánh sáng mặt trời kích thích cơ thể tạo ra vitamin D, vì vậy việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời cũng có thể giúp tăng mức vitamin D.

Trong trường hợp bệnh nhân bị thiếu vitamin D trầm trọng, dẫn đến hạ canxi máu và có biểu hiện co giật hoặc trường hợp cần bổ sung vitamin D, hãy hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ về liều lượng cụ thể.

Chế độ ăn khi bị hạ canxi máu- Ảnh 4.

Ánh sáng mặt trời kích thích cơ thể tạo ra vitamin D. Ảnh minh họa.

3. Người bị hạ canxi máu cần lưu ý gì?

  • Không hút thuốc: Nếu bạn hút thuốc, không bao giờ là quá muộn để bỏ thuốc. Hút thuốc làm tăng lượng canxi thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.
  • Không dùng caffeine hoặc rượu: Những thứ này có thể làm chậm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
  • Không ăn mặn vì muối làm cơ thể mất canxi.
  • Thay đổi lối sống: Ngoài việc duy trì mức canxi và vitamin D lành mạnh, nên thực hiện một số thay đổi lối sống nhất định để tăng cường sức khỏe của xương như duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên…

Chế độ ăn khi bị hạ canxi máu- Ảnh 5.

Các chất kích thích như caffeine, rượu, thuốc lá làm giảm khả năng hấp thụ canxi. Ảnh minh họa.

Hạ canxi máu là một tình trạng có thể điều chỉnh được. Các triệu chứng hạ canxi máu thường hết khi mức canxi của bạn trở lại bình thường. Nếu không được điều trị, tình trạng hạ canxi máu nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng như co giật và loạn nhịp tim.

Hãy gọi cho bác sĩ khi bạn gặp các triệu chứng hạ canxi máu và đến bệnh viện gần nhất nếu gặp các triệu chứng nghiêm trọng.

Bạn thấy bài viết Chế độ ăn khi bị hạ canxi máu có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Chế độ ăn khi bị hạ canxi máu bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Chế độ ăn khi bị hạ canxi máu của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Cách làm cua sốt bơ tỏi kèm theo cua sốt sa tế ngon ăn phát mê luôn

Viết một bình luận