1. Đông y điều trị bệnh rối loạn tiền đình
Theo PGS.TS.BS. Trần Thái Hà – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, rối loạn tiền đình là bệnh thường gặp ở tuổi trung niên. Hiện y học hiện đại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, còn phương pháp điều trị rối loạn tiền đình bằng y học cổ truyền cho thấy kết quả khả quan.
Theo y học cổ truyền, bệnh rối loạn tiền đình thuộc phạm vi chứng huyễn vựng. Huyễn vựng là chứng bệnh làm cho đầu váng, mắt hoa, trời đất quay cuồng như ngồi trên chiếc xuồng, đứng dậy thì muốn té (huyễn là hoa mắt, vựng là có cảm giác chòng chành như ngồi thuyền, quay chuyển không yên, gọi chung là chóng mặt).
Bệnh rối loạn tiền đình thuộc phạm vi chứng huyễn vựng trong Đông y, người bệnh hoa mắt chóng mặt dễ gây té ngã. Ảnh minh họa.
Điều trị chứng rối loạn tiền đình theo y học cổ truyền có nhiều bài thuốc tùy theo từng thể bệnh như huyễn vựng do hư chứng, huyễn vựng do thực chứng. Có thể kết hợp các bài thuốc sắc uống kết hợp với châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, khí công, dưỡng sinh,… Châm cứu giúp kích thích huyệt đạo, điều hòa âm dương, thông kinh hoạt lạc, từ đó làm giảm triệu chứng chóng mặt và phục hồi chức năng vận động cho người rối loạn tiền đình.
2. Cách sơ cứu bệnh nhân bị rối loạn tiền đình
Khi bị rối loạn tiền đình, bệnh nhân thường cảm thấy chóng mặt, mọi thứ xung quanh xoay tròn, mất thăng bằng đột ngột. Tình trạng này không những gây khó khăn trong sinh hoạt mà còn tăng nguy cơ té ngã, chấn thương nguy hiểm, nhất là ở người cao tuổi.
Khi nhận thấy người xung quanh bị chóng mặt, choáng váng , hoa mắt, buồn nôn hoặc nôn dữ dội, mất thăng bằng, bạn cần thực hiện sơ cứu rối loạn tiền đình cấp để tránh một số tai nạn không đáng có.
– Đỡ và dìu người bệnh nằm hoặc ngồi xuống ghế ở tư thế thích hợp mà người bệnh cảm thấy thoải mái nhất như: nghiêng trái hoặc phải, hoặc nằm ngửa.
– Cho người bệnh nghỉ ngơi, thư giãn ở nơi thoáng mát, yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh như mặt trời, ánh sáng đèn chiếu thẳng vào đầu làm tăng triệu chứng choáng váng, chóng mặt.
– Để bệnh nhân nằm yên và nghỉ ngơi hoàn toàn. Không nên cho người bệnh di chuyển hay thay đổi tư thế thường xuyên, vì sẽ rất dễ bị ngã dẫn đến những tổn thương nặng hơn.
– Nếu người bệnh đang làm những công việc nguy hiểm hay điều khiển phương tiện giao thông thì cần dừng lại ngay.
– Nếu buồn nôn thì để người bệnh nôn, sau đó phải cho uống bù nước và điện giải như dung dịch orezol pha đúng tiêu chuẩn.
– Nếu bệnh nhân tỉnh táo có thể cho người bệnh uống một số loại đồ uống cung cấp dinh dưỡng nhanh như sữa nóng, nước cam, nước chanh, nước gừng pha ấm, cacao nóng… để tăng lượng đường huyết, ngăn ngừa tình trạng kiệt sức, giúp người bệnh sớm tỉnh táo lại.
– Kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng vùng thái dương và trán với dầu gió nhằm làm dịu cảm giác chóng mặt, đau đầu.
Sau một lúc sơ cứu và nghỉ ngơi mà người bệnh vẫn không hết choáng váng, không dứt nôn thì nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ có cách xử trí thích hợp.
3. Cách chăm sóc bệnh nhân bị rối loạn tiền đình tại nhà
Người bệnh rối loạn tiền đình cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, có lối sống khoa học. Theo TS.BS. Trần Thái Hà, người bệnh rối loạn tiền đình nên chú ý giữ tinh thần thanh thản, không lo nghĩ, không buồn phiền, không tức giận, không sợ hãi; Sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, không lao động và học tập quá sức. Người bệnh rối loạn tiền đình cần có chế độ ăn thanh đạm, ăn nhiều chất rau xanh, trái cây, các loại đậu, không ăn nhiều các chất béo, cay nóng (ớt tiêu, mỡ động vật, thức ăn xào rán…), các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá) vì các loại này dễ sinh đàm nhiệt.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh rối loạn tiền đình là chế độ ăn với khẩu phần ăn uống đầy đủ như sau:
- Cung cấp nhóm thực phẩm giàu acid folic, chất xơ, vitamin nhóm B, vitamin C có nhiều trong rau củ quả, ngũ cốc, các loại đậu, các loại hạt, cá.
- Hạn chế ăn mỡ động vật.
- Uống từ 1,5-2l nước mỗi ngày để quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả.
- Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có lượng đường, muối cao, có chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia,… để tránh gây tắc nghẽn mạch máu khiến triệu chứng đau đầu, chóng mặt thêm trầm trọng.
Bệnh nhân rối loạn tiền đình hãy chủ động điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như:
- Tránh thức khuya sau 10 giờ.
- Ngủ đúng giờ, đủ 8 tiếng mỗi ngày.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
- Thiết lập lịch trình làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức.
- Hạn chế căng thẳng, stress để bệnh không chuyển biến nặng. Duy trì tâm lý vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, không nên ngồi một chỗ quá lâu.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng một lần để sớm phát hiện và can thiệp kịp thời, phòng ngừa những biến chứng nặng như tai biến mạch máu não, u não.
4. Rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?
Mặc dù không có cách chữa trị dứt điểm bệnh rối loạn tiền đình, nhưng một số phương pháp điều trị có thể giúp đối phó với tình trạng này như dùng thuốc, vật lý trị liệu, thay đổi lối sống và phẫu thuật. Phục hồi chức năng đo thị lực thần kinh, một hình thức trị liệu thị giác, có thể thay đổi cuộc sống của một số bệnh nhân.
Trong nhiều trường hợp, rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi, tránh tái phát, biến chứng nếu người bệnh thực hiện điều trị đúng, tích cực. Trong một số trường hợp, rối loạn tiền đình xảy ra hoặc trầm trọng hơn do sự phối hợp kém giữa mắt và não. Với liệu pháp đo thị lực thần kinh, bệnh nhân học cách rèn luyện mắt và não hoạt động đồng bộ, giảm bớt hoặc loại bỏ nhiều triệu chứng liên quan đến tình trạng này, bao gồm chóng mặt và mất phương hướng.
Trong một số trường hợp, rối loạn tiền đình xảy ra hoặc trầm trọng hơn. Ảnh minh họa.
Bạn nên điều trị thích hợp trước khi các vấn đề về tiền đình ảnh hưởng đến sức khỏe. Phục hồi chức năng tiền đình là một phương pháp hữu ích để giúp bệnh nhân hồi phục.
Phục hồi chức năng tiền đình còn được gọi là liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình (VRT), là một kế hoạch điều trị có mục tiêu nhằm loại bỏ các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình. Các nghiên cứu kiểm tra tác dụng của VRT chứng minh mạnh mẽ hiệu quả của nó trong việc giảm các triệu chứng chóng mặt và mất thăng bằng.
5. Lưu ý đối với người cao tuổi, phụ nữ mang thai bị rối loạn tiền đình
Với người cao tuổi bị rối loạn tiền đình, cần tạo môi trường sống an toàn để phòng tránh những nguy cơ gây nguy hiểm cho người bệnh. Ví dụ như giảm thiểu nguy cơ té ngã ở nhà bằng cách loại bỏ chướng ngại vật và lắp đặt tay vịn hoặc bề mặt chống trượt nếu cần thiết. Một môi trường gia đình an toàn và hỗ trợ sẽ tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho cuộc sống hàng ngày của người bệnh rối loạn tiền đình.
Đối với phụ nữ mang thai , đặc biệt là trong 3 tháng đầu, tình trạng chóng mặt, mệt mỏi thường dẫn đến chán ăn. Điều này khiến bà mẹ mang thai không nhận đủ dinh dưỡng, thiếu máu lên não dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiền đình nặng hơn, loạng choạng, khó cân bằng. Ngoài ra, yếu tố tâm sinh lý cũng ảnh hưởng đáng kể đến bộ phận tiền đình, tình trạng mệt mỏi về thể chất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bà bầu, dẫn đến rối loạn tiền đình khi mang thai.
Bà bầu bị rối loạn tiền đình thường bị đau đầu, chóng mặt, không ngồi dậy, buồn nôn và nôn,… tương tự như dấu hiệu nhẹ hoặc thay đổi hormone khi mang thai. Rối loạn tiền đình khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và sức khỏe khi mang thai, bà bầu cần được bác sĩ khám tại cơ sở y tế uy tín để xác định đúng tình trạng cơ bản và có cách điều trị tốt nhất.
6. Khám rối loạn tiền đình ở chuyên khoa nào? Chi phí bao nhiêu?
Rối loạn tiền đình là bệnh lý thuộc nhóm bệnh thần kinh vì thế để thăm khám và điều trị, bạn cần thực hiện tại chuyên khoa thần kinh tại các bệnh viện đa khoa.
Khi đi khám rối loạn tiền đình có thể phải làm một số chẩn đoán như xét nghiệm máu, chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ,… để bác sĩ chẩn đoán được chính xác. Việc thăm khám tại chuyên khoa này còn giúp bác sĩ phân biệt và loại trừ các bệnh lý cấp cứu của hệ thần kinh khác liên quan đến huyết áp, tai biến và chấn thương sọ não. Do đó chi phí khám còn tùy thuộc vào từng biểu hiện cũng như tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể.
Nếu nhận thấy có dấu hiệu chóng mặt, mất thăng bằng kèm theo mắt nhìn mờ, đầu đau nhức bất thình lình, chân tay run, cảm giác lảo đảo muốn ngã… nghi ngờ mắc rối loạn tiền đình, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế để được khám, chữa trị đúng cách.
Bạn thấy bài viết Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh rối loạn tiền đình có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh rối loạn tiền đình bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh rối loạn tiền đình của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay