Thời điểm Tết đến cận kề, nhiều gia đình đã bắt tay vào sắm sửa mọi thứ từ đào, mai, quất đến thực phẩm thiết yếu. Ngoài ra còn một việc quan trọng không kém là lau dọn bàn thờ. Theo quan niệm của người Việt, bàn thờ rất linh thiêng, tôn kính, đại diện cho các vị thần cũng như bậc tổ tiên trong gia đình. Chăm sóc bàn thờ giúp cho bản thân gia chủ được thanh thản và nhận thêm nhiều lộc, phước từ bề trên. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ ngày Tết chi tiết, đầy đủ, tôn nghiêm nhất nhé.
Thời điểm lau dọn bàn thờ ngày Tết tốt nhất
Bắt đầu từ 23 tháng Chạp tức là ngày lễ ông Công ông Táo, các gia đình có thể tiến hành dọn dẹp bàn thờ ngày Tết. Công việc này nên được hoàn thành vào trước 00h đêm 30 Tết. Theo quan niệm phương Đông thì đây là thời điểm “thần linh đi vắng”. Gia chủ tranh thủ sửa sang, bài trí sẽ không mạo phạm đến các vị bề trên.
Thời gian dọn dẹp tốt nhất trong ngày nên bắt đầu từ 6h sáng- 11h55 phút trưa. Hoặc từ 13h – 17h55 phút tối.
Lưu ý, tuyệt đối không dọn dẹp bàn thờ ngày Tết khi bạn bị hành kinh hoặc thân thể không sạch sẽ, gọn gàng.
Trước khi Tết đến xuân về, dọn bàn thờ là điều tất yếu. Nhưng không phải cứ nhất thiết gần Tết mới lau dọn. Nếu thấy bàn thờ chưa trang nghiêm thì nên lau dọn ngay. Các gia đình có thể lau chùi, quét dọn bàn thờ mỗi lần từ nửa tháng đến một tháng, vào trước ngày rằm hoặc mùng 1 hàng tháng.
Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết chuẩn nhất
Chuẩn bị trước khi lau bàn thờ
Trước khi lau dọn bàn thờ ngày Tết, bạn cần chuẩn bị một vài công đoạn dưới đây.
– Chuẩn bị nước lau bàn thờ riêng biệt
Bạn cần chuẩn bị sẵn nước lau bàn thờ riêng biệt. Đó là các loại nước thơm từ thảo dược tự nhiên như lá bưởi, lá quế, đinh hương,… Một số gia đình khác thì lấy nước gừng giã nhỏ hòa chung với rượu trắng và nước để lau dọn bàn thờ. Nếu nhà nào có tượng Phật, ảnh Phật thì không nên dùng rượu lau dọn mà chỉ dùng nước ấm.
Tiếp đến, bạn cần chuẩn bị khăn lau riêng như vải nhiễu đỏ để lau bát hương, bài vị. Chuẩn bị thêm 1 chiếc bàn, bên trên có phủ vải hoặc giấy đỏ nhằm đặt bài vị lên trên. Nếu gia đình có cả bài bị thần linh và bài vị gia tiên thì phải đặt riêng, không được đặt cùng nhau.
– Người bao sái bát hương
Người bao sái bát hương hay lau dọn bàn thờ gia tiên tốt nhất là người trong nhà, thường là gia chủ, người không bị thương, phụ nữ không trong kỳ kinh nguyệt. Gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ trước khi lau dọn bàn thờ.
– Chuẩn bị lễ vật
Khi đã chuẩn bị tươm tất các vật dụng, bạn cần chuẩn bị tiếp một số đồ lễ dưới đây:
- Nến: Tượng trưng cho lửa với mong muốn gia đình luôn êm ấm.
- Nhang: Mong muốn có thể gửi gắm ý nguyện đến các vị thần.
- Hoa: Mang đến sự tươi mát, hương sắc cho gia đình.
- Ngũ Quả: Gồm năm loại quả khác nhau tượng trưng cho ước nguyện của gia chủ trong năm mới.
- Thực: Đồ cúng cho các vị bề trên hưởng dùng. Ví dụ như các món cơ bản: gà luộc, xôi gấc, đồ chay,…
– Thắp hương, đọc văn khấn xin phép gia tiên
Tiếp đến là thắp hương, đọc văn khấn xin phép bề trên. Đợi sau khi hương cháy hết mới bắt đầu công việc.
Văn khấn lau dọn bàn thờ ngày Tết
“Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………
Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm… , con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!”
Các bước lau dọn bàn thờ ngày Tết
– Bước 1: Hạ các đồ vật trên bàn thờ xuống
Gia chủ hạ tất cả các đồ vật trên bàn thờ xuống và đặt ngay ngắn vào chiếc bàn đã chuẩn bị trước đó. Tránh để mọi thứ lung tung.
Lưu ý: Tuyệt đối không hạ hoặc di chuyển bát hương. Vì theo quan niệm dân gian, bát hương bị di chuyển sang hướng xấu, có thể gây ra xui xẻo cho gia chủ.
Sau đó, bạn dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng (các loại nước thơm) lau toàn bộ đồ thờ. Tiếp đến là dùng khăn khô lau lại. Cứ lau lần lượt các món. Sau khi lau xong thi cần xếp ngay ngắn và trang nghiêm. Tuyệt đối không lau vật dụng trực tiếp trên bàn thờ.
– Bước 2: Bao sái rút tỉa chân hương
Khi đã lau bài vị xong thì bạn mới chuyển sang dọn bát hương. Gia chủ rửa tay sạch bằng rượu gừng, dùng một tay giữ chặt bát hương xuống tránh cho bát hương bị xê dịch. Sau đó lấy khăn khô, chổi khô và lau quét toàn bộ bụi xung quanh.
Lưu ý: Đừng rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài vì dễ gây “tán tài”. Cách đúng nhất là dùng thìa nhỏ xúc từng chút một ra ngoài. Sau đó mới lau sạch bát hương. Xong bạn dùng tro mới đổ vào với hàm ý “tiền vào như nước”. Ngoài ra, một số gia đình cẩn thận hơn sẽ đếm số và bốc từng nắm. Chi tiết sẽ được giải thích bên dưới.
Sau khi đã lau dọn, bạn lấy 2 tay rút tỉa từng chân hương cho đến khi chân hương còn số lẻ như 1,3,5,7,9. Thông thường, bát hương thần linh cần để lại 5 chân hương (ngũ hành tề tụ). Hoặc để lại 3 chân hương (sinh tài). Các chân hương rút ra đặt trên bàn có phủ vải, giấy đỏ.
– Bước 3: Lau sạch sẽ bàn thờ
Bạn dùng khăn khô lau dọn toàn bộ tro bụi trên bàn thờ xuống. Sau đó lấy khăn sạch khác ngâm rượu lau lại toàn bộ bàn thờ. Rồi dùng khăn khô lau lại.
Tiếp đến, bạn đặt đồ thờ cúng đúng vị trí, thay nước, thay chum gạo muối, khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc.
Ngoài ra, trong quá trình lau dọn, bạn cần lưu ý vài điều kiêng kị sẽ được chúng tôi đề cập phía dưới. Điều này nhằm tránh mạo phạm thần linh, luôn giữ tài lộc trong nhà.
Quy trình bốc lại bát hương chuẩn phong thủy
Bước 1: Chuẩn bị tro cốt bằng rơm nếp
Bạn cần đốt rơm nếp để lấy phần tro cốt cho vào bát hương. Có thể cho thêm một trong các thất bảo của nhà Phật (ưu tiên đá quý, ngọc như hổ phách, lưu ly, thạch anh… vì có trường khí cao). Không dùng hạt nhựa, bùa chú, linh phù vì sẽ gây âm khí bất lợi.
Bước 2: Rửa tay sạch sẽ, lần lượt bốc bát hương
Thông thường có ba bát cho thần linh, gia tiên và bà cô.
– Bốc lần lượt từng nắm cốt vào bát. Để yên tâm, Phật gia thường khuyên đếm theo số sinh như “sinh, lão, bệnh, tử”. Lần lượt đếm và bốc cho đến khi gần đầy miệng bát. Nhớ nắm cuối cùng dừng lại ở số “sinh”.
– Không dốc, đổ cho đầy bát hương, mà nên bốc từng nắm. Trước khi bốc bát hương nào thì trong đầu cũng phải nghĩ là “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên/bà cô)”.
– Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ cần bỏ ra.
Bước 3: Đặt bát hương lên ban thờ
Vị trí các bát hương như sau: bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải.
Bước 4: Sắm lễ đầy đủ
Chuẩn bị hoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu mỗi bát hương thắp 3 nén, những lần sau chỉ cần một nén là đủ. Có thể cắm lại mỗi bát 3 chân nhang cũ.
Những điều cần lưu ý khi lau dọn bàn thờ
– Vật dụng lau dọn bàn thờ gia tiên
Bàn thờ là khu vực linh thiêng và trang trọng nhất nên chuẩn bị vật dụng lau dọn bàn thờ cần hết sức cẩn thận, kỹ lưỡng. Những vật dụng như khăn, chổi đều phải là vật dụng riêng chỉ dùng trên bàn thờ. Dịp Tết đến, nhiều gia đình thường mua mới các đồ này để lau dọn.
Nước để lau dọn bàn thờ phải là nước sạch, nước ấm, nước rượu trắng gừng, nước thảo dược tự nhiên từ các loại cây, hoa,…
– Không đổ tro một lúc khi dọn bát hương
Khi dọn bát hương, bạn không nên đổ liền một mạch mà dùng thìa (muỗng) nhỏ rồi múc ra từ từ. Tiếp đến, bạn đổ tro mới vào ngay mang ý nghĩa “ra nhỏ vào lớn”, “tiền vào như nước sông Đà, tiền ra nhỏ giọt như café phin”.
Phần tro hương và chân hương cũ nên đốt thành tro rồi rải xuống sông hồ thanh mát, tránh rải xuống những nơi ô uế.
Vì bát hương là vật phẩm đặc biệt quan trọng có mặt trên bàn thờ, lưu giữ những giá trị tâm linh, nguyện cầu, mong ước nên hãy chú ý. Ở mỗi gia đình, gia chủ có thể thờ từ 1- 3 bát hương. Ví dụ những nhà trưởng, nhà thờ Tổ thì số lượng bát hương sẽ nhiều hơn.
– Tránh làm đổ vỡ vật dụng bàn thờ
Các đồ vật thờ cúng mang ý nghĩa quan trọng với tâm linh của người Việt. Do vậy khi dọn dẹp, bạn cần cẩn trọng với sản phẩm này. Ví dụ như lọ hoa, bóng đèn, ly rượu, hũ muối hũ gạo,… Chúng hầu hết đều làm từ sứ, thủy tinh dễ vỡ. Đặc biệt là bát hương, người ta tin rằng bát hương là dấu hiệu dẫn dắt hương linh, thần thánh, tổ tiên chứng giám cho gia đình. Khi dọn bàn thờ, bạn tuyệt đối không nên xê dịch bát hương quá nhiều.
Cách lau dọn bàn thờ Thần Tài
Bàn thờ Thần Tài cũng là một trong những vị trí quan trọng với gia đình Việt. Nơi đây được mọi người gửi gắm niềm tin về tiền tài, may mắn. Nếu có bày bàn thờ Thần Tài trong nhà thì bạn cũng đừng quên dọn dẹp cho năm mới đủ đầy hơn nhé.
– Hướng đặt bàn thờ Thần Thài
Theo phong tục Việt Nam, bàn thờ Thần Tài được đặt dưới đất, nơi trang nghiêm, sạch sẽ và hướng ra cửa chính. Điều này ngụ ý đón các vị thần vào cửa.
– Vệ sinh bàn thờ Thần Tài
Trong quá trình vệ sinh bàn thờ Thần Tài, bạn cũng không nên xê dịch bát hương. Bởi theo quan niệm thì bát hương là nơi tụ khí, thể hiện sự thành kính của gia đình với cõi tâm linh.
Khi lau dọn, bạn cũng dùng nước ấm, không nên sử dụng nước lã. Có thể kết hợp dùng các lá sở hữu hương thơm tự nhiên như bưởi, sả, quế, hồi, lá hương nhu để lau bàn thờ.
Sau khi vệ sinh xong, bạn nên dùng đèn dầu hoặc nến để thắp sáng khi thờ cúng, tránh ánh sáng nhấp nháy.
- Lễ cúng ông Công ông Táo (23 tháng chạp) đầy đủ nhất từ A đến Z
- 7 Điều kiêng kỵ không được làm khi cúng ông Công ông Táo
- Bàn thờ ông Táo chuẩn phong thủy, đúng quy cách nhất
Như vậy, mọi người đã hiểu rõ cách lau dọn bàn thờ ngày Tết chuẩn phong thủy, đầy đủ và tâm linh nhất. Chỉ cần thực hiện đúng như trên thì năm mới gia đình mình sẽ được các vị thần, tổ tiên phù hộ luôn may mắn, hạnh phúc.
Bạn thấy bài viết Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết linh thiêng, thành tâm nhất có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết linh thiêng, thành tâm nhất bên dưới để Trường TH Đông Phương Yên có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường TH Đông Phương Yên
Nhớ để nguồn bài viết này: Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết linh thiêng, thành tâm nhất của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay
Tóp 10 Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết linh thiêng, thành tâm nhất
#Cách #lau #dọn #bàn #thờ #ngày #Tết #linh #thiêng #thành #tâm #nhất
Video Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết linh thiêng, thành tâm nhất
Hình Ảnh Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết linh thiêng, thành tâm nhất
#Cách #lau #dọn #bàn #thờ #ngày #Tết #linh #thiêng #thành #tâm #nhất
Tin tức Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết linh thiêng, thành tâm nhất
#Cách #lau #dọn #bàn #thờ #ngày #Tết #linh #thiêng #thành #tâm #nhất
Review Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết linh thiêng, thành tâm nhất
#Cách #lau #dọn #bàn #thờ #ngày #Tết #linh #thiêng #thành #tâm #nhất
Tham khảo Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết linh thiêng, thành tâm nhất
#Cách #lau #dọn #bàn #thờ #ngày #Tết #linh #thiêng #thành #tâm #nhất
Mới nhất Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết linh thiêng, thành tâm nhất
#Cách #lau #dọn #bàn #thờ #ngày #Tết #linh #thiêng #thành #tâm #nhất
Hướng dẫn Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết linh thiêng, thành tâm nhất
#Cách #lau #dọn #bàn #thờ #ngày #Tết #linh #thiêng #thành #tâm #nhất