Cúm A là mội loại cúm mùa, có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus, có khả năng lây nhiễm cao và rất nhanh trong cộng đồng. Các chủng virus cúm A phổ biến là A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9, trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây sang người và tạo thành dịch bệnh.
Cúm A lây lan qua đường giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện. Người bệnh có thể mắc bệnh khi tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt vật dụng bị nhiễm virus sau đó đưa tay lên mũi, miệng, chạm vào mắt. Do đó, khi bị nhiễm bệnh, người mắc bệnh cần nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế tiếp xúc để tránh lây nhiễm cho mọi người.
Ảnh minh họa
Dấu hiệu nhận biết người bị cúm A
Các dấu hiệu của cúm A thường xuất hiện đột ngột và dễ nhận biết như ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể. Đôi khi các triệu chứng này tự hết mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài nhiều ngày mà không cải thiện, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh các biến chứng.
Bệnh nhân cúm A diễn biến nặng có thể gây nhiễm trùng tai, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ho khan, sốt cao gây co giật, tức ngực, viêm phổi và gây nặng lên các vấn đề về tim mạch. Rất khó phân biệt sốt do cúm A với sốt do nhiễm virus khác, nhưng các trường hợp sốt cao do cúm A thường kéo dài hơn. Đối với những người có hệ miễn dịch yếu như người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai thì cần theo dõi kĩ vì trong một số trường hợp biến chứng của cúm A có thể gây tử vong.
Ảnh minh họa
Virus cúm A lây qua đường nào?
Bệnh nhân bị cúm A có thể lây lan sang người khác thông qua dịch tiết đường hô hấp có chứa virus cúm từ khoảng cách xa 2m. Các chuyên gia cho rằng virus cúm A phát tán chủ yếu bởi các phân tử nước khi người bệnh hắt hơi, ho, những giọt nước bắn vào không khí, sau đó vô tình rơi vào miệng, mũi của những người xung quanh. Nếu người bệnh nói chuyện với người đối diện mà không mang khẩu trang, virus cúm cũng dễ dàng thoát ra và bám vào vật chủ khác.
Ngoài ra, khi người bệnh ho, hắt hơi, giọt bắn chứa virus có thể bám vào bề mặt các đồ vật và tồn tại đến 48 giờ, khi đó người khác chạm vào các đồ vật đó sẽ bị lây bệnh.
Bị cúm A khi nào cần nhập viện?
Bác sĩ Nguyễn Trí Thức – Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa (A4-B), Bệnh viện TWQĐ 108 đưa ra lời khuyên: “Đôi khi các triệu chứng cúm A tự khỏi, hoặc nhẹ có thể điều trị tại nhà. Nhưng nếu các triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần, người bệnh không được chủ quan mà nên đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.
Đặc biệt, người trên 65 tuổi, trẻ em dưới 2 tuổi, và người mắc các bệnh mạn tính như: hen suyễn, bệnh phổi, đái tháo đường,…bệnh dễ biến chuyển thành ác tính. Đặc biệt, biến chứng nguy hiểm nhất của cúm A là gây phù não và tổn thương gan trầm trọng, tỷ lệ tử vong rất cao. Cần lưu ý thêm với phụ nữ đang mang thai nếu mắc cúm A cũng có thể gây ra biến chứng viêm phổi hoặc sẩy thai.
Chính vì vậy, người dân nên đề cao cảnh giác, chủ động phòng bệnh. Khi mắc bệnh nếu thấy có các biểu hiện bất thường cần đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế tin cậy, tốt nhất là cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng đáng tiếc”.
Ảnh minh họa
Cách phòng ngừa virus cúm A
Do cúm A lây lan qua đường giọt bắn, nên để phòng bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
– Vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh đám đông lớn. Đặc biệt, là trong khi dịch cúm bùng phát, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, khi bị sốt thì ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết để tránh lây nhiễm cho người khác.
– Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe phòng ngừa cúm A.
– Thường xuyên lau sạch, vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường, mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.
C- ách tốt nhất để phòng ngừa cúm A là tiêm vắc xin cúm hằng năm. Mỗi 1 mũi tiêm có thể chống lại 3-4 loại virus cúm khác nhau trong mùa cúm năm đó. Đặc biệt là gia đình có trẻ em, tiêm đủ, đúng lịch, tiêm nhắc lại để chủ động phòng tránh dịch bệnh.
Điều trị cúm A cần lưu ý những gì để không bị lây lan?
Trong quá trình điều trị cúm nói chung và cúm A, bệnh nhân và người nhà cần lưu ý những điều sau:
– Người bệnh hạn chế tiếp xúc chỗ đông người, đặc biệt là không tiếp xúc với trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch yếu, người cao tuổi.
– Người bệnh cần được đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đồ ăn mềm loãng, dễ tiêu hóa;
– Người bệnh nên nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát;
– Uống thuốc hạ sốt nếu sốt cao trên 38,5 độ C;
– Trong quá trình chăm sóc người bệnh, người nhà phải đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, kết hợp với vệ sinh mũi họng miệng hàng ngày. Điều này cũng cần được áp dụng cho bệnh nhân.
Bạn thấy bài viết Bị cúm A cần làm gì để nhanh khỏi và không bị lây lan? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Bị cúm A cần làm gì để nhanh khỏi và không bị lây lan? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Bị cúm A cần làm gì để nhanh khỏi và không bị lây lan? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay