6 điều chuyên gia sống thọ không bao giờ làm

Bạn đang xem: 6 điều chuyên gia sống thọ không bao giờ làm tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Lão hóa là một trong số các chủ đề mà nhiều người tránh nói đến, nhưng ngay cả khi bạn không thừa nhận, lão hóa vẫn sẽ xảy ra. “Tất cả chúng ta đều sẽ già đi và tất cả chúng ta đều sẽ chết”, Tiến sĩ Joshua Septimus, bác sĩ chăm sóc chính tại Houston Methodist Primary Care Group ở Texas, cho biết. Mặc dù thực phẩm bổ sung và phương pháp điều trị chống lão hóa được nhắc đến nhiều, thực tế không có gì ngăn cản bạn già đi, ông cho biết.

Thay vào đó, điều đầu tiên bạn nên làm là nỗ lực và tập trung vào các hành vi thực sự có thể giúp bạn sống lâu, khỏe mạnh. Điều quan trọng nữa là phải tập trung vào những thói quen giúp bạn tiếp tục thực hiện các hoạt động yêu thích. Ví dụ, nếu thích du lịch, bạn nên cố gắng tập trung vào khả năng vận động để có thể tiếp tục di chuyển tốt trong suốt quãng thời gian tuổi già.

Tiến sĩ Aileen Pangilinan, bác sĩ tại Trung tâm Lão khoa UConn ở Farmington, Connecticut, cho biết: “Mục đích không chỉ là sống lâu hơn, mà còn khiến bạn vẫn luôn có sức sống trong những năm tháng đó”. Dưới đây, các bác sĩ liệt kê những điều họ tránh để có một tuổi thọ khỏe mạnh.

6 điều chuyên gia sống thọ không bao giờ làm - Ảnh 1.

Ảnh:

1. Không bao giờ coi nhẹ tầm quan trọng của việc tập thể dục

“Trong khoa lão khoa, tôi không kê đơn nào thường xuyên hơn là tập thể dục”, Pangilinan cho biết. “Tôi đã thấy tập thể dục có tác dụng như thế nào đối với những người lớn tuổi. Ở độ tuổi này, khi đã bị kéo theo rất nhiều mối quan tâm khác, bạn vẫn phải dành thời gian cho bản thân để tập thể dục”.

Pangilinan đặc biệt khuyên bạn nên ưu tiên tập thể dục cường độ vừa phải.

“Mục tiêu là 150 phút một tuần, chia nhỏ thành 30 phút một ngày trong năm ngày một tuần”, bà cho biết. “Đó là mục tiêu, bạn không thể nhảy từ con số 0 lên mục tiêu đó trong một ngày. Chúng tôi luôn khuyên bạn nên cố gắng tăng dần dần để đạt được nó”.

Bạn có thể thử đi bộ, chạy, bơi, khiêu vũ, đạp xe hoặc bất kỳ bài tập nào bạn thích và giúp bản thân được vận động. Tập thể dục có thể duy trì khối lượng cơ và sức mạnh. Những yếu tố này kết hợp với nhau giúp duy trì chức năng thể chất và hỗ trợ phòng tránh bệnh tật khi bạn già đi.

Theo Pangilinan, càng tập thể dục thường xuyên sớm thì càng tốt, nhưng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu. “Bạn có thể bắt đầu tập thể dục bất cứ lúc nào và vẫn cảm nhận được lợi ích”.

Trong khi đó, Tiến sĩ Michael Danielewicz, Giám đốc Pride Care tại Trung tâm Lão hóa Khỏe mạnh Jefferson ở Philadelphia, cho biết điều cần tránh là lối sống ít vận động khá dễ mắc phải trong cuộc sống hiện đại. “Ngay cả khi bạn làm một trong những công việc đòi hỏi phải ngồi và không thực sự di chuyển nhiều, hãy dành thời gian để đứng dậy, đảm bảo lên kế hoạch tập thể dục kịp thời, cho dù đó là đi bộ nhanh hay chạy bộ”, ông nói.

2. Không hạ thấp tầm quan trọng của việc rèn luyện sức mạnh

Tập thể dục rất quan trọng đối với quá trình lão hóa khỏe mạnh, và điều này đúng với cả bài tập aerobic lẫn rèn luyện sức mạnh, cho phép bạn duy trì khả năng vận động.

“Một trong những trụ cột của quá trình lão hóa khỏe mạnh khi tôi tư vấn cho bệnh nhân là khối lượng cơ. Tôi nghĩ điều quan trọng là bệnh nhân phải tiếp tục hoặc bắt đầu rèn luyện sức mạnh cho đến tận những năm tháng về già”, Septimus nói. “Bởi khi già đi, chúng ta sẽ mất khối lượng cơ nạc, và bạn có thể duy trì khối lượng cơ nạc ở tuổi già càng nhiều, bạn sẽ càng ổn định và ít bị ngã hơn”.

Septimus cho biết không bao giờ là quá muộn để bắt đầu rèn luyện sức mạnh, nhưng lý tưởng nhất là khi còn trẻ vì bạn sẽ có nền tảng tốt hơn ở tuổi già. “Tôi thường khuyên rằng bạn nên tập luyện sức bền hai lần một tuần trong 30 phút và điều đó dành cho mọi lứa tuổi”, ông nói.

Không có cách đúng đắn nào để tập luyện sức bền. Thay vào đó, nó sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và khả năng và những gì bạn thực sự thích để duy trì tập luyện thường xuyên. Ví dụ, bạn có thể thử yoga, pilates, các bài tập luyện tập với dây kháng lực .

“Cơ hội tập luyện sức bền là vô hạn, bạn chỉ cần sẵn sàng tham gia và thường phải tìm một chuyên gia có thể hướng dẫn cách thực hiện an toàn”, Septimus nói.

3. Cố gắng không cô lập bản thân

“Chúng ta biết rằng sự cô lập xã hội có tác động đến sức khỏe. Nó có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ, sức khỏe thể chất, tinh thần của con người”, Danielewicz cho biết.

Danielewicz nói ông sẽ không trực tiếp bảo bệnh nhân “đừng cô lập bản thân” vì đó không phải là một yêu cầu hợp lý. Sự cô lập có thể xảy ra khi một người mất đi gia đình hoặc vòng tròn xã hội hoặc do một căn bệnh mãn tính. Tuy nhiên, ông cho biết: “Tôi chỉ muốn khuyến khích mọi người tham gia vào cộng đồng, vào môi trường xung quanh, dành thời gian cho các mạng lưới hỗ trợ và những người khác quan trọng với bạn”.

Danielewicz khuyên bạn tham gia vào các nhóm địa phương, cho dù đó là đội thể thao cộng đồng, các sự kiện tại trung tâm dành cho người cao tuổi, các cuộc họp… Bạn cũng có thể lập kế hoạch có chủ đích với bạn bè và gia đình như bắt đầu một nhóm đọc sách hàng tháng, lên kế hoạch đi bộ hàng tuần với hàng xóm hoặc chỉ cần nhấc điện thoại lên để trò chuyện với con cái.

“Đó có thể là một cách tốt để giao lưu với những người khác, giữ cho trí óc minh mẫn và tránh bị lão hóa sớm”, ông nói.

4. Không bỏ qua việc tầm soát ung thư

“Một chìa khóa để lão hóa khỏe mạnh là đảm bảo bạn được tầm soát ung thư”, Septimus nói, chỉ ra ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai ở Mỹ sau bệnh tim mạch.

Điều quan trọng là phải tầm soát ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung, ung thư ruột kết và ung thư phổi. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về các xét nghiệm phòng ngừa cần thiết và tần suất nên thực hiện.

5. Không hút thuốc lá hoặc uống quá nhiều rượu

Danielewicz cho biết: “Thuốc lá khiến mọi người già đi sớm về mặt thể chất và nhận thức, vì vậy tôi khuyến khích mọi người nếu hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá, hãy cố gắng cai thuốc, dù điều đó rất khó thực hiện”. Cho dù bạn 20, 40, 60 hay 80 tuổi, không bao giờ là quá muộn để cai thuốc lá.

Bạn cũng nên tránh uống quá nhiều rượu. Điều này có nghĩa là nam giới chỉ nên uống hai ly hoặc ít hơn mỗi ngày và phụ nữ chỉ nên uống một ly hoặc ít hơn mỗi ngày. Nhưng ngay cả với một số người, chẳng hạn người lớn tuổi bị tiểu đường, huyết áp cao và các vấn đề về trí nhớ, lượng rượu này cũng có thể là quá nhiều.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), rượu có liên quan đến các tình trạng như ung thư, bệnh tim, đột quỵ… Vì lợi ích của tuổi thọ và sức khỏe tổng thể, bạn càng uống ít thì càng tốt.

6. Không ngừng thử thách não bộ

Khả năng nhận thức của bạn phụ thuộc vào việc duy trì sự kích thích cho não bộ, đòi hỏi phải học thông tin và có những trải nghiệm mới lạ.

“Sự kích thích về mặt tinh thần có vẻ khác nhau đối với mỗi người, cho dù đó là đọc một cuốn sách mới, tham gia vào một số loại thảo luận văn minh, hoạt động trong cộng đồng hay giải câu đố, chơi trò chơi, thậm chí đôi khi là trò chơi điện tử”, ông nói.

Bạn thấy bài viết 6 điều chuyên gia sống thọ không bao giờ làm có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về 6 điều chuyên gia sống thọ không bao giờ làm bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: 6 điều chuyên gia sống thọ không bao giờ làm của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Loại 'rau hoàng đế' rất sẵn ở Việt Nam, vừa dưỡng tim vừa bổ phổi cực hiệu quả

Viết một bình luận