Chiều 28/4 tại Hà Nội, Vụ Pháp chế – Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Cung cấp thông tin báo chí về tác hại của đồ uống có đường và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng. Hội thảo nhằm cung cấp thông tin cho báo chí về tác động của đồ uống có đường (ĐUCĐ) đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) trong kiểm soát tiêu dùng.
Phát biểu tại hội thảo, TS. Angela Pratt – Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh tác hại và nguy cơ của ĐUCĐ đến sức khỏe cộng đồng, trong đó đặc biệt nguy hại đến đối tượng là trẻ em.
TS. Angela Pratt – Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh, ĐUCĐ tác động đến sức khỏe cộng đồng, trong đó đặc biệt nguy hại đến đối tượng là trẻ em.
Theo thông tin từ hội thảo, tiêu thụ nước giải khát có đường bình quân đầu người của Việt Nam đang tăng rất nhanh qua các năm. Tăng gấp 4 lần từ 18.5 lít/người năm 2009 và lên tới 66.5 lít/người năm 2023. Trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46.5g đường tự do/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa 50g/ngày và cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo <25g/ngày của WHO.
Từ thực tế này, bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Bộ Y tế cảnh báo: “Tiêu thụ nhiều đồ uống có đường thiếu kiểm soát được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa cả ở người trưởng thành và trẻ em, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp cũng như các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quy…
Các đại biểu tại hội thảo.
WHO cũng khuyến cáo cần giảm lượng đường tự do tiêu thụ mỗi ngày với cả người lớn và trẻ em xuống dưới 10% tổng năng lượng nạp vào và giảm xuống dưới 5%, tương đương 5-6 muỗng cà phê để có lợi hơn cho sức khỏe. Riêng với trẻ em từ 2 – 18 tuổi nên hạn chế lượng đường tiêu thụ thêm xuống dưới 5 muỗng cà phê mỗi ngày; trẻ em dưới 2 tuổi không nên tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có thêm đường.
Ngoài ra, tổ chức này cũng khuyến cáo nên đánh thuế TTĐB đối với ĐUCĐ và bắt buộc công bố nhãn dinh dưỡng, nhãn cảnh báo sức khỏe trên bao bì sản phẩm; kiểm soát quảng cáo khuyến mại và tài trợ các sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm dành cho trẻ em. “Trên thế giới, khoảng 110 chính phủ đánh thuế đồ uống có đường” – TS.Pratt cho biết.
Tiêu thụ nhiều đồ uống có đường thiếu kiểm soát được xác định là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý cho con người.
WHO và các chuyên gia cũng đưa ra các bằng chứng khoa học, các khuyến nghị và kinh nghiệm quốc tế trong áp dụng chính sách thuế với ĐUCĐ, cho thấy tác động tích cực của thuế ĐUCĐ trong việc giảm tiêu dùng và cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Chương trình khép lại bằng lễ khởi động chiến dịch truyền thông được khởi động từ hôm nay trên đa nền tảng, bao gồm cả các kênh phát sóng tin tức như truyền hình, phát thanh, báo giấy và báo điện tử, màn hình LCD và mạng xã hội, với hai thông điệp chính là: “Hãy chọn thức uống lành mạnh vì sức khỏe của chúng ta” và “Thuế góp phần bảo vệ sức khỏe bằng cách hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường”.
Ngoài ra, chương trình cũng phát động cuộc thi báo chí truyền thông về giải pháp phòng chống các bệnh không lây nhiễm. Thời gian nhận bài từ 28/4 đến 11/6. Cơ cấu giải gồm: 01 giải nhất (5 triệu đồng), 02 giải nhì, mỗi giải 3 triệu đồng và 03 giải ba, mỗi giải 2 triệu đồng.
Bạn thấy bài viết WHO khuyến cáo kiểm soát quảng cáo với đồ uống có đường có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về WHO khuyến cáo kiểm soát quảng cáo với đồ uống có đường bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: WHO khuyến cáo kiểm soát quảng cáo với đồ uống có đường của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay