Vì sao bác sĩ tai- mũi- họng khuyên không nên cho trẻ ăn quá no vào bữa tối?

Bạn đang xem: Vì sao bác sĩ tai- mũi- họng khuyên không nên cho trẻ ăn quá no vào bữa tối? tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, trẻ em rất hay bị ốm, nhất là mắc các bệnh lý về tai- mũi- họng. Việc ăn quá no vào bữa tối rất không tốt cho trẻ. Tuy nhiên, sau khi đưa con đi khám bác sĩ, các bậc phụ huynh chỉ chăm chú đến đơn thuốc kê gì mà không lưu ý đến các yếu tố thuận lợi ảnh hưởng tới quá trình lành bệnh hay khả năng tái phát của bệnh. Ví dụ: bố mẹ, ông bà thấy con, cháu ốm là lại muốn cho con ăn thật nhiều cho mau khỏe, làm nhiều trẻ cứ nhìn thấy thức ăn là sợ, vừa ăn vừa nôn… ; rồi cho ăn thêm bữa lúc tối muộn, thậm chí khuya.

Dưới đây, chúng tôi đưa ra một số những lý do tại sao chúng ta không nên để trẻ ăn quá no vào bữa tối và không nên cho trẻ ăn sau 20 giờ.

Ăn quá no gây áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ

Việc ăn quá no vào bữa tối có thể gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa của trẻ. Khi dạ dày quá đầy, quá trình tiêu hóa sẽ trở nên khó khăn hơn, dẫn đến cảm giác khó chịu, đầy bụng và đẩy dịch dạ dày đi lên vùng mũi họng. Niêm mạc họng phải hoạt động trong môi trường acid thay bằng môi trường kiềm nhẹ trước đó nên dễ bị viêm hơn và làm cho quá trình lành bệnh viêm mũi họng khó khăn hơn.

Vì sao bác sĩ tai- mũi- họng khuyên không nên cho trẻ ăn quá no vào bữa tối? - Ảnh 1.

Nguy cơ béo phì dẫn đến quá phát tổ chức lympho vùng mũi họng (trong đó có VA và Amidan)

Ăn quá no vào bữa tối có thể góp phần vào tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em do lượng calo nạp vào cơ thể sẽ không được sử dụng hết vì khi ngủ ít hoạt động. Từ đó, các tổ chức lympho vùng họng quá phát nhưng lại không đảm bảo được chức năng bảo vệ vùng mũi họng được giao phó. Mặt khác, do kích thước lớn, việc dẫn lưu của các hốc tự nhiên vùng tai- mũi- họng như tai, mũi xoang… giảm làm dịch ứ đọng gây viêm tai giữa và mũi xoang.

Ăn muộn ảnh hưởng đến giấc ngủ

Ăn muộn, đặc biệt là sau 20 giờ, có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Thức ăn vẫn còn trong dạ dày có thể gây ra cảm giác khó chịu và làm trẻ khó đi vào giấc ngủ sâu. Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và giảm khả năng tập trung vào ngày hôm sau. Chất lượng giấc ngủ của trẻ giảm, dẫn đến suy giảm sức đề kháng của cơ thể trẻ.

Vì sao bác sĩ tai- mũi- họng khuyên không nên cho trẻ ăn quá no vào bữa tối? - Ảnh 2.

Ăn muộn, trẻ khó có giấc ngủ ngon

Thói quen ăn uống không lành mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Nếu trẻ thường xuyên ăn quá no vào bữa tối hoặc ăn muộn, điều này có thể tạo thành thói quen xấu trong sinh hoạt. Trẻ có thể không học được cách kiểm soát khẩu phần ăn, dẫn đến việc ăn uống không lành mạnh trong tương lai. Việc thiết lập thói quen ăn uống đúng cách từ nhỏ sẽ giúp trẻ phát triển thói quen tốt trong suốt cuộc đời.

Chế độ ăn uống không hợp lý có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao, và các vấn đề tim mạch sau này. Việc giáo dục trẻ về thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ trong tương lai.

Để bảo đảm sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho trẻ, phụ huynh hãy chú ý đến thói quen ăn uống của trẻ. Hãy tạo ra thói quen ăn tối sớm và hợp lý, giúp trẻ phục hồi bệnh tai-mũi-họng và tránh tái phát bệnh.

Bạn thấy bài viết Vì sao bác sĩ tai- mũi- họng khuyên không nên cho trẻ ăn quá no vào bữa tối? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Vì sao bác sĩ tai- mũi- họng khuyên không nên cho trẻ ăn quá no vào bữa tối? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Vì sao bác sĩ tai- mũi- họng khuyên không nên cho trẻ ăn quá no vào bữa tối? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Tại sao thanh niên từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra cholesterol 5 năm/ lần?

Viết một bình luận